Biện pháp dạy tăng thời lượng, dạy 2 buổi/ngày.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp ghép ở một số trường tiểu học huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 59 - 66)

2.3.6.1. Cơ sở của biện pháp.

Đối với các lớp trong cấp bậc tiểu học, nhất là học sinh lớp 1 lớp ghép ở vùng huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) - vùng có số lượng lớn các em học sinh dân tộc thiểu số (điển hình là dân tộc người H’Mông) chưa biết hoặc biết ít, rất ít tiếng Việt.

Tình trạng học thêm, dạy thêm vẫn đang là một nhức nhối đối với giáo viên, học sinh và với toàn ngành giáo dục bởi những bất cập mà nó đem đến. Biện pháp dạy tăng thời lượng sẽ phần nào khắc phục, giảm thiểu được tình trạng đó.

Theo số liệu của Bộ GDĐT, hiện mới có khoảng 80% số trường tiểu học trên cả nước tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Còn 20% còn lại rất khó khăn. Đó là các khu vực vùng sâu vùng xa thiếu thốn cơ sở vật chất, những nơi còn

phải áp dụng mô hình lớp ghép ở điểm lẻ vùng cao, những trường học ghép cấp (mỗi cấp học 1 ca/ngày) do sĩ số quá đông. Mục tiêu của dạy 2 buổi/ngày là tạo cơ hội cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, kỹ năng cho học sinh. Tuy nhiên, kết quả thu lại chưa cao do cùng một khối lượng nội dung chương trình nhưng thời gian học lại giãn ra. Điều đó cho thấy biện pháp dạy tăng thời lượng chưa được hiểu đúng và chưa đem lại hiệu quả tốt.

Mặt khác, đặc điểm khác biệt của học sinh lớp ghép ở miền núi nói chung và nhất là các em học sinh dân tộc thiểu số ở vùng huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) là không ổn định về sĩ số và số buổi học. Tình trạng học sinh tiểu học nhưng học nửa buổi vẫn có vì lý do cơ sở vật chất không đảm bảo, hoặc lý do hoàn cảnh gia đình. Do đó, rất khó để giáo viên giảng dạy có thể đảm bảo được đúng số giờ dạy cũng như lượng kiến thức đề ra.

So sánh với chương trình nước ngoài, có thể thấy trong chương trình giáo dục phổ thông của bất cứ nước nào, thời lượng học tiếng mẹ đẻ/tiếng phổ thông, đặc biệt là ở cấp tiểu học luôn chiếm tỉ lệ cao nhất. Việc học sinh học tốt môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học cũng sẽ tạo tiền đề giúp học tốt các môn học khác. Thế nhưng kết quả học tiếng Việt ở cấp bậc tiểu học vùng hbuyện Mù Cang Chải chưa cao.

2.3.6.2. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp.

- Mục đích:

Biện pháp dạy tăng thời lượng nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học.

Biện pháp dạy tăng thời lượng nhằm tạo thêm thời gian, cơ hội để giáo viên truyền đạt kiến thức; điều đó giúp giáo viên sẽ dạy kỹ lưỡng được tất cả nội dung bài học, không rơi vào tình trạng dạy “chớp nhoáng”, lướt qua, khiến học sinh không tiếp thu được bài.

Biện pháp dạy tăng thời lượng sẽ cải thiện được những khó khăn, tồn đọng trước đây như giáo viên thiếu thời gian giảng bài, học sinh không có thời gian để trau dồi, giải đáp kiến thức, thời gian học gò bó, quá ít không đủ

để các em học sinh hiểu bài trên lớp cho nên không thể hoàn thành được những bài tập giao về nhà.

- Ý nghĩa:

Việc dạy tăng thời lượng thích đáng cho việc học, nhất là học tiếng Việt ở cấp tiểu học, đặc biệt ở lớp 1, lớp 2 theo mô hình lớp ghép với đa số là học sinh người H’Mông bảo đảm học sinh thành thạo các kỹ năng đọc thông, viết thạo. Nhất là đối với học sinh người dân tộc thiểu số, việc có đủ thời gian học tiếng Việt trong những năm đầu đến trường là hết sức quan trọng.

Việc dạy tăng thời lượng cho các môn học nói chung, nhất là tiếng Việt đối với cấp tiểu học ở huyện Mù Cang Chải là biện pháp hợp lý nhất để các em học sinh có hiệu quả trong học tập. Bởi lẽ, các em không có quá nhiều thời gian để dành cho việc học. Để có được một buổi đến trường, đó thực sự là sự nỗ lực và cố gắng của các em và gia đình các em. Nhưng nếu giờ học ít, hay đủ giờ học nhưng các em vẫn chưa hiểu hết bài, chưa hiểu sâu thì số lượng thời gian đó rất lãng phí, chất lượng giáo dục không đảm bảo.

Việc dạy tăng thời lượng sẽ đặt ra những đòi hỏi không chỉ về trình độ chuyên môn giáo viên mà còn là cả tình yêu nghề, sự tâm huyết với nghề giáo. Từ đó nâng cao cao đạo đức nghề nghiệp, xây dựng niềm tin, lòng nhiệt huyết của xã hội với toàn ngành.

Việc dạy tăng thời lượng là cơ sở để phát hiện và giúp đỡ những em có trình độ yếu, kém; đồng thời là cơ hội cho những em có trình độ khá, giỏi được học tập, trau dồi, rèn luyện và phát triển bản thân.

Để bù đắp cho những thiếu sót trong giáo dục bắt nguồn từ nguyên nhân giờ học cố định ít ỏi thì biện pháp dạy tăng thời lượng là một cách giải quyết vô cùng phù hợp.

2.3.6.3. Cách thức thực hiện.

- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng số lượng tiết dạy học môn tiếng Việt, đồng thời chủ động, linh hoạt trong việc điều chỉnh thời lượng dạy tiếng Việt.

- Cụ thể:

Trước hết, cần phải nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và phụ huynh. Tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên có nhận thức đúng đắn về việc tổ chức dạy học tăng thời lượng, dạy 2 buổi/ ngày thông qua nói chuyện, sinh hoạt chuyên môn, qua hội đồng giáo dục, qua dự giờ đồng nghiệp để họ thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học tăng thời lượng, dạy học 2 buổi/ngày sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong điểm trường.

Phân tích cho giáo viên hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của việc dạy tăng thời lượng, dạy học 2 buổi/ ngày để từ đó định hướng cho mình trong công tác chuẩn bị và thiết kế bài dạy phù hợp.

Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các phong trào thi đua của điểm trường, lớp ghép để tuyên truyền cho các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng của dạy học tăng thời lượng, dạy học 2 buổi/ ngày và sự phối kết hợp của phụ huynh trong công tác giáo dục của điểm trường là rất quan trọng.

Trong các tiết học Tiếng Việt, khi cả giáo viên, học sinh và thậm chí là cả phụ huynh đã hiểu được vai trò và sự cần thiết của biện pháp dạy tăng thời lượng, dạy 2 buổi/ ngày thì cần nghiêm túc triển khai để đem lại hiệu quả cao nhất.

Ví dụ: Tại giờ học về Tập làm văn, cụ thể là viết thư cho người thân của học sinh lớp ghép 3+4+5, với những yêu cầu của tiết học như đảm bảo các kiến thức:

Học sinh nắm được hình thức của một bức thư.

Học sinh nắm được cách xây dựng nội dung của một bức thư. Học sinh nắm được đối tượng hướng đến của một bức thư. Học sinh nắm được cách gửi thư.

Học sinh đảm bảo được các kỹ năng về viết đoạn văn, về chính tả,… Học sinh phải viết được ít nhất một bức thư theo yêu cầu của giáo viên. Chính vì lượng nội dung quá nhiều, để giải quyết trong một thời gian ngắn, để truyền tải được hết kiến thức đến học sinh là rất khó. Giáo viên cần phải tổ chức dạy thêm giờ hoặc dạy chia làm 2 buổi/ ngày, như:

Buổi sáng: Giáo viên tổ chức cho học sinh học lý thuyết, đảm bảo cho học sinh nắm chắc được kỹ năng làm bài. Bên cạnh đó cần dành thời gian ôn luyện lại các kỹ năng về từ, về câu, về đoạn văn, vv… ; Thậm chí sau đó ra yêu cầu (đề bài) để các em học sinh có được một khoảng thời gian nhất định dành cho việc tư duy đề bài, phát triển ý tưởng.

Buổi chiều: Ra yêu cầu, lắng nghe tư duy, hướng phát triển đề bài của học sinh; tổ chức cho học sinh tiến hành thực hành viết một bức thư gửi người thân và có nghiệm thu sản phẩm. Giáo viên cần chú ý trong quá trình thực hành luôn bám sát giải đáp thắc mắc và hỗ trợ học sinh để có được kết quả cao nhất.

Như vậy, có thể thấy nếu như tăng thời lượng dạy hoặc bố trí giảng dạy 2 buổi/ ngày sẽ đem lại một không gian thoải mái cho cả người học và người dạy, từ đó sẽ thu lại kết quả học tập cao, cải thiện chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung tại lớp ghép tiểu học vùng huyện Mù Cang Chải.

Ví dụ 2: Giáo án dạy buổi chiều tăng thời lượng:

Tiết 3 NTĐ 2 NTĐ 3

Môn TCTV TCTV

Tên bài ÔN : NGƯỜI MẸ HIỀN ÔN CHỮ HOA E,Ê I/Mục tiêu:

- HS đọc trơn cả bài.

- Nói được nghĩa các từ khó - Nói được nội dung bài

- Hs viết các chữ hoa E,Ê ( viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định ) qua bài tập ứng dụng

II/Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. - Chữ mẫu

III/Các hoạt động dạy học:

- Ban văn nghệ cho lớp hát. - GV:Giới thiệu bài

- HS đọc bài: Người mẹ hiền CN, N, ĐT - GV nhận xét E,Ê Nhận xét độ cao và khoảng cách cấu tạo các nét HĐ2. Luyện viết. - Hướng dẫn HS viết.

- HS viết bài trong vở đoạn 1 của bài. CN

- GV theo dõi, uốn nắn.

HĐ2. HD viết câu ứng dụng

Nêu câu ứng dụng, giải nghĩa

Nêu cấu tạo, độ cao các con chữ và khoảng cách giữa các chữ

HĐ3: . Tìm hiểu bài : Nói về nội dung bài học

- HS đọc toàn bộ bài - Thảo luận N. - Hs trả lời nd bài học - GV & HS nhận xét.

HĐ3 Viết bài vào vở

GV: Thu vở nhận xét

HĐ4. HĐ đánh giá

- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ, bình xét bạn học tốt. - GV nhận xét chung tiết học

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Với việc nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt lớp ghép, qua một thời gian tìm hiểu từ các tài liệu khoa học, từ thực tế việc dạy học và chương trình SGK, chúng tôi đã làm được một số việc như sau:

- Đưa ra các nguyên tắc khi đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở lớp ghép.

- Tìm hiểu việc xây dựng kế hoạch bài học và kế hoạch dạy học lớp ghép - Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở lớp ghép: + Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của chất lượng dạy học ở lớp ghép.

+ Biện pháp 2: Kết hợp dạy học lý thuyết gắn liền với hoạt động trải nghiệm thực tế

+ Biện pháp 3: Biện pháp dạy học kiến thức Tiếng Việt trên lớp gắn liền với những hoạt động, thói quen đặc thù của đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Mù Cang Chải

+ Biện pháp 4: Linh hoạt sử dụng các hình thức dạy học khi dạy học tiếng Việt ở lớp ghép

+ Biện pháp 5: Sử dụng đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lớp ghép phù hợp với thực tiễn.

+ Biện pháp 6: Biện pháp dạy tăng thời lượng, dạy 2 buổi/ngày.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học Tiếng Việt ở lớp ghép đã đề xuất đưa ra đều bám sát với tình hình thực tế địa phương, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lớp ghép. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp các em hứng thú, tích cực tham gia vào quá trình học tập.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp ghép ở một số trường tiểu học huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)