2.2.2.1. Thực trạng giáo dục kĩ năng tự nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi a. Thực trạng nhận thức giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi
Qua trao đổi ý kiến, thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên đang giảng dạy lớp 5 - 6 tuổi, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết giáo viên đều
thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Bảng 2.1 : Đánh giá của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi
Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
Rất cần thiết 5 33%
Cần thiết 8 53%
Tương đối cần thiết 2 14%
Không cần thiết 0 00%
Từ kết quả thu được ở bảng trên, ta thấy 100% giáo viên đều nhận thấy sự cần thiết giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi. Cụ thể:
53% ý kiến cho rằng cần thiết giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi. 33% ý kiến cho rằng rất cần thiết giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi. Chỉ có 14% ý kiến cho rằng tương đối cần thiết giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Qua việc khảo sát trên cho thấy việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi đã được nhận thức tích cực. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi.
b. Thực trạng biểu hiện hành vi thói quen của việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi
* Tiêu chí đánh giá của kĩ năng tự nhận thức:
+ Tiêu chí 1: Trẻ có biểu tượng về bản thân như một thực thể tự nhiên. Biết sử dụng các giác quan và cơ thể để tìm hiểu môi trường xung quanh. Có nhu cầu quan tâm đến cơ thể.
Mức độ 1:Tốt (3 điểm): Trẻ có biểu tượng về bản thân như một thực thể tự nhiên (biết được tên, các bộ phận cơ thể, các giác quan và vị trí của nó, hiểu ý nghĩa của các giác quan cũng như các bộ phận của cơ thể). Trẻ có biểu tượng về bản thân như một thực thể xã hội. Trẻ có biểu tượng về vị trí của bản thân trong xã
hội, trong gia đình, trong lớp học.Trẻ biết sử dụng các giác quan và cơ thể để tìm hiểu môi trường xung quanh, biết thể hiện tình cảm, chăm sóc cơ thể.
Mức độ 2: Trung bình (2 điểm): Trẻ có biểu tượng về bản thân như một thực thể tự nhiên, bước đầu có biểu tượng về vị trí của bản thân trong xã hội… khi có sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên. Mức độ sử dụng các giác quan và cơ thể để tìm hiểu môi trường xung quanh tương đối tốt.
Mức độ 3: Yếu (1 điểm): Trẻ nhận thức được một số đặc điểm cơ bản của bản thân, chưa có biểu tượng bản thân như một thực thể xã hội, chưa biết được vị trí của bản thân trong xã hội.
+ Tiêu chí 2: Trẻ có biểu tượng về bản thân như một thực thể xã hội. Biết sử dụng các giác quan và cơ thể hiện tính cách, suy nghĩ, hành vi. Hứng thú với quá trình suy nghĩ.
Mức độ 1: Tốt (3 điểm):Trẻ có biểu tượng về bản thân như một thực thể tự nhiên (biết được tên, các bộ phận cơ thể, các giác quan và vị trí của nó, hiểu ý nghĩa của các giác quan cũng như các bộ phận của cơ thể). Trẻ biết sử dụng các giác quan và cơ thể để tìm hiểu môi trường xung quanh, biết thể hiện tình cảm, suy nghĩ, điều khiển hành vi.
Mức độ 2: Trung bình (2 điểm): Trẻ có biểu tượng về bản thân như một thực thể tự nhiên, bước đầu có biểu tượng về vị trí của bản thân trong xã hội… khi có sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên. Trẻ có nhu cầu quan tâm đến cơ thể. Đã thể hiện hứng thú với quá trình suy nghĩ. Bước đầu tỏ ra nhạy cảm với một số người xung quanh.
Mức độ 3: Yếu (1 điểm): Trẻ nhận thức được một số đặc điểm cơ bản của bản thân, chưa có biểu tượng bản thân như một thực thể xã hội, chưa biết được vị trí của bản thân trong xã hội.
+ Tiêu chí 3: Trẻ có biểu tượng về vị trí của bản thân trong xã hội. Biết chăm sóc cơ thể và quan tâm đến người khác. Nhạy cảm với mọi người xung quanh.
Mức độ 1:Tốt (3 điểm): Trẻ có biểu tượng về bản thân như một thực thể tự nhiên (biết được tên, các bộ phận cơ thể, các giác quan và vị trí của nó, hiểu ý nghĩa của các giác quan cũng như các bộ phận của cơ thể). Trẻ có biểu tượng về
bản thân như một thực thể xã hội. Trẻ biết chăm sóc cơ thể và quan tâm đến người khác một cách tự giác trong mọi tình huống, đúng yêu cầu đề ra và sử dụng kĩ năng vào việc nhận thức tốt.
Mức độ 2: Trung bình (2 điểm): Trẻ biết sử dụng các giác quan và cơ thể để tìm hiểu môi trường xung quanh. Trẻ có nhu cầu quan tâm đến cơ thể, thể hiện hứng thú với quá trình suy nghĩ nhưng trẻ chưa nhạy cảm với mọi người xung quanh.
Mức độ 3: Yếu (1 điểm): Trẻ chưa có nhu cầu quan tâm đến cơ thể, không thể hiện hứng thú với quá trình suy nghĩ.
- Thang đánh giá:
+ Mức độ tốt: 7 -9 điểm
+ Mức độ trung bình: 4 -6 điểm + Mức độ yếu : < 4 điểm
Bảng 2.2: Thực trạng mức độ biểu hiện kĩ năng tự nhận thức của trẻ 5 -6 tuổi
ST T T Tiêu chí Mức độ biểu hiện MĐ1 (Tốt) MĐ2 (Trung bình) MĐ3 (Yếu) SL % SL % SL % 1 Trẻ có biểu tượng về bản thân như một thực thể tự nhiên. 10 20 16 36 24 48 2 Trẻ có biểu tượng về bản thân như một thực thể xã hội. 11 22 19 38 20 40 3 Trẻ có biểu tượng về vị trí của bản thân trong xã hội. Biết chăm sóc cơ thể và quan tâm đến người khác. Nhạy cảm
với mọi người xung quanh. Tổng cộng: 50 trẻ TB 22,6% TB 32,6% TB 32,6% Từ bảng thống kê ta thấy được thực trạng mức độ biểu hiện kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi như sau:
- Biểu hiện kĩ năng tự nhận thức của trẻ ở mức độ 1 (cả 3 tiêu chí) chiếm 22,6%. Biểu hiện kĩ năng tự nhận thức của trẻ ở mức độ 2 (cả 3 tiêu chí) chiếm 32,6%. Biểu hiện kĩ năng tự nhận thức của trẻ ở mức độ 3 (cả 3 tiêu chí) chiếm 32,6%.
Từ kết quả trên cho chúng ta thấy: Mức độ 1 chỉ chiếm 22,6% trong khi ở mức độ 3 có tới 32,6%, kĩ năng tự nhận thức ở trẻ tập trung chủ yếu ở mức độ 2 và mức độ 3 (32,6%). Như vậy, mức độ biểu hiện kĩ năng tự nhận thức của trẻ 5 -6 tuổi ở các trường mầm non chưa cao. Đây là vấn đề mà chúng ta đáng quan tâm.
Bảng 2.3 : Đánh giá về khả năng tự nhận thức bản thân của trẻ 5 -6 tuổi
Nội
dung Các yêu cầu cụ thể
Mức độ sử dụng % Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Làm quen với cơ thể
Có biểu tượng về bản thân như một
thực thể tự nhiên 34 26 40
Sử dụng các giác quan để tìm hiểu
môi trường xung quanh 26 54 20
Có nhu cầu quan tâm đến cơ thể,
đồng cảm với người tàn tật 54 26 20
Tự nhận thức về
tình cảm,
Hình thành biểu tượng về bản thân
như một thực thể xã hội 26 40
34 Biết sử dụng các giác quan và cơ
hành vi hành vi.
Có hứng thú với quá trình suy
nghĩ, tình cảm của người khác 20 46 34 Ý thức được vị trí của mình trong xã hội
Có biểu tượng về vị trí bản thân
trong xã hội 34 40 26
Kĩ năng chăm sóc cơ thể và quan
tâm đến người khác. 20 46 34
Nhạy cảm trong quan hệ với mọi
người xung quanh 40 20 40
Qua bảng số liệu ta thấy:
Đa số giáo viên mầm non đều đồng ý với những nội dung mà chúng tôi đưa ra. Điều đó chứng tỏ rằng, họ nắm được nội dung và nhận thức đúng và cần thiết của việc hình thành khả năng tự nhận thức bản thân cho trẻ.
Tuy nhiên, khi trả lời về mức độ sử dụng các nội dung, yêu cầu trong quá trình giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi thì các ý kiến đưa ra có sự khác nhau:
- Với nội dung “Làm quen với cơ thể” :
Yêu cầu 1 (Có biểu tượng về bản thân như một thực thể tự nhiên): có tới 34% giáo viên cho rằng đã thực hiện thường xuyên, 26% giáo viên mới thỉnh thoảng giáo dục trẻ, 40% giáo viên hiếm khi thực hiện.
Yêu cầu 2 (Sử dụng các giác quan để tìm hiểu môi trường xung quanh): có tới 26% giáo viên sử dụng thường xuyên, 54% giáo viên thỉnh thoảng mới thực hiện, 20% giáo viên hiếm khi thực hiện.
Yêu cầu 3: thì có 26% giáo viên thường xuyên thực hiện, 54% giáo viên còn lại thỉnh thoảng mới thực hiện, 20% giáo viên còn lại hiếm khi thực hiện. - Với nội dung “Tự nhận thức về tình cảm, ý nghĩ, kĩ năng, hành vi”:
Yêu cầu 1 (Hình thành biểu tượng về bản thân như một thực thể tự nhiên): chỉ có 34% giáo viên cho rằng thường xuyên thực hiện, 40% giáo viên thỉnh thoảng mới thực hiện, 26% giáo viên hiếm khi thực hiện.
Yêu cầu 2: (Sử dụng các giác quan để tìm hiểu môi trường xung quanh) : có 20% giáo viên thực hiện thường xuyên và 46% giáo viên thỉnh thoảng mới thực hiện, 34% giáo viên còn lại hiếm khi thực hiện.
Yêu cầu 3 (Có nhu cầu quan tâm đến cơ thể, đồng cảm với người tàn tật): Có 40% giáo viên cho rằng họ rất hiếm khi thực hiện, 20% giáo viên thỉnh thoảng mới thực hiện vì họ cho rằng yêu cầu này cũng tương đối khó đối với trẻ, chỉ có 40% giáo viên thường xuyên thực hiện.
Nhìn chung, kết quả từ bảng cho ta thấy: Giữa giáo viên mầm non đã có một số hiểu biết nhất định về những nội dung - yêu cầu của việc hình thành khả năng tự nhận thức bản thân cho trẻ. Tuy vậy, mỗi giáo viên lại có sự đánh giá các nội dung - yêu cầu một cách khác nhau. Phần lớn giáo viên mới chỉ quan tâm đến nội dung “Làm quen với cơ thể”, với hai nội dung còn lại chưa được giáo viên thực sự đề cao, đó chính là những nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ. Chính vì sự nhận thức chưa đầy đủ của giáo viên về vấn đề này nên việc quan tâm đến giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ và đánh giá chúng chưa được thỏa đáng.
c. Đánh giá về những yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi
Sau khi thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên chúng tôi có kết quả sau:
Bảng 2.4 : Đánh giá về những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi S T T Nội dung Mức độ (%) Cao Tương đối cao Bình thường Thấp
1 Kinh nghiệm xã hội của trẻ 9 60% 4 26% 2 13% 0 00% 2 Sự phát triển ngôn ngữ 7 47% 5 33% 3 20% 0 00% 3 Hứng thú khi tìm hiểu bản thân và môi trường xung quanh 10 67% 3 20% 2 13% 0 00%
4 Tác động của giáo viên 12 80% 3 20% 0 00% 0 00% 5 Không gian, thời gian 8
53% 5 33% 2 13% 0 00%
Nhìn vào kết quả ở bảng trên, chúng tôi có vài nhận xét như sau:
Giáo viên đã có nhận thức tương đối về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi. Tuy nhiên, qua bảng trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nhận thức của giáo viên là chưa đầy đủ. Sự chênh lệch giữa các yếu tố là tương đối lớn như các yếu tố “kinh nghiệm xã hội của trẻ” (60%), “tác động của giáo viên”(80%) được giáo viên đánh giá rất cao. Trong khi đó, yếu tố “sự phát triển ngôn ngữ” (47%) chưa được quan tâm nhiều.
Mỗi yếu tố trên đều có vai trò, tầm ảnh hưởng nhất định đối với sự giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi. Song, giáo viên còn chưa thực sự nhận thức hết tầm quan trọng của các yếu tố này. Đây cũng là sự khó khăn trong việc tổ chức, hướng dẫn, đưa ra những biện pháp giúp trẻ tự nhận thức có hiệu quả.
2.2.2.2. Thưc trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi a. Thực trạng nhận thức giáo dục kĩ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Qua trao đổi ý kiến, thu thập số liệu từ phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên đang giảng dạy lớp 5 - 6 tuổi, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết giáo viên đều thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Bảng 2.5: Đánh giá của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Rất cần thiết 7 47
Cần thiết 5 33
Tương đối cần thiết 2 13
Không cần thiết 1 7
Từ kết quả thu được trong bảng trên, ta thấy 100% giáo viên đều nhận thấy cần thiết phải giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi. Cụ thể:
- 47% ý kiến cho rằng rất cần thiết giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi. 33% ý kiến cho rằng rất cần thiết giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi. Chỉ có 13% ý kiến cho rằng tương đối cần thiết giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi. 7% ý kiến còn lại cho rằng không cần thiết giáo dục kĩ năng làm việc nhóm.
Qua việc khảo sát trên ta thấy việc giáo dục kĩ năng giao tiếp được nhận thức tích cực. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kĩ giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi.
b. Thực trạng biểu hiện hành vi thói quen của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi
* Tiêu chí đánh giá của kĩ năng giao tiếp:
+ Tiêu chí 1: Sự hiểu biết về kĩ năng giao tiếp: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, hồn nhiên, không nói nhanh, nói quá to, la hét. Xưng hô thân mật với bạn bè. Biết thưa gửi vâng dạ, không nói trống không, không nói leo khi người lớn không ho phép. Trẻ biết quan tâm đến người khác, biết quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự
quan tâm của người khác. Biết lợi ích của kĩ năng giao tiếp sẽ đem lại niềm vui cho mình và cho người khác.
Mức độ 1: Tốt (3 điểm): Tự trình bày ý tưởng của mình, biết nhận xét vai chơi của mình và của bạn. Trẻ biết quan tâm, chia sẻ đến các bạn trong nhóm chơi, biết cư xử khéo léo và biết tôn trọng bạn cùng chơi. Biết thưa gửi vâng dạ với người lớn.
Mức độ 2: Khá (2 điểm): Trẻ thường xuyên giao tiếp với các bạn trong lớp và cô giáo. Đôi khi trong lời nói của trẻ còn lúng túng, chưa rõ ràng về mặt câu từ.
Mức độ 3: Trung bình (1 điểm): Trẻ không giao tiếp tốt trong khi học tập, vui chơi. Trẻ còn nói trống không với cô giáo và người lớn.
+ Tiêu chí 2: Sự thực hiện các kĩ năng giao tiếp: Trẻ biết tôn trọng lẫn nhau, biết học tập, vui chơi với nhau một cách vui vẻ, hòa đồng, đoàn kết. Trẻ thích thú, tích cực, chủ động, độc lập trong quá trình tìm hiểu kiến thức, kĩ năng giao tiếp. Trẻ biết quan tâm đến bạn chơi, giúp đỡ bạn khi bạn nói sai. Trẻ có biểu hiện trung thực, biết nhận lỗi về mình, không nói dối, biết giữ lời hứa với bạn và người khác. Trẻ biết cư xử khéo léo, biết sử dụng các điệu bộ trong giao tiếp và các tư thế thể hiện mục đích, nội dung giao tiếp.
Mức độ 1: Tốt (3 điểm): Trẻ biết thưa gửi, dạ vâng, lễ phép với người lớn. Trẻ biết đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ nhau. Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động học