Nhân cách con người chỉ được hình thành thông qua hoạt động và bằng hoạt động. Vì vậy có thể nói, kĩ năng sống của học sinh nói chung và kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm viêc nhóm nói riêng của trẻ chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
Hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nói riêng là hoạt động có đối tượng, đối tượng của hoạt động giáo dục là nội dung tri thức khái niệm, là các chuẩn mực về kĩ năng sống và cách thực hiện kĩ năng sống. Tiếp cận hoạt động - nhân cách, vận dụng vào quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chính là làm cho cả giáo viên và trẻ đều trở thành chủ thể của hoạt động giáo dục kĩ năng sống, rèn luyện kĩ năng sống, làm sao để cả giáo viên và trẻ cùng đặt ra các nhiệm vụ chung với động cơ chung để đạt mục đích là hình thành phát triển kĩ năng sống cho trẻ nói chung và kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và kĩ nang làm việc nhóm nói riêng.
Vì vậy trong quá trình dạy học các môn học chiếm ưu thế giáo dục kĩ năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên phải tạo ra động lực cho trẻ, làm cho trẻ tham gia một cách tích cực vào quá trình hình thành kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng tự nhận thức, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phải thực sự là phương pháp tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức, hoạt động rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ, làm cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nói chung và hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng tự nhận thức,sự trở thành hoạt động cùng nhau của cả giáo viên và trẻ.