Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (Trang 65 - 79)

3.3.7.1. Kết quả trước thực nghiệm

a. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng tự nhận thức của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm.

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng tự nhận thức của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

Lớp Số trẻ Mức độ MĐ1 (Tốt) MĐ2 (Trung bình) MĐ3 (Yếu) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) TN 25 7 28 8 32 10 40 ĐC 25 8 32 9 36 11 44

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng tự nhận thức của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm (theo %)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 MĐ1 MĐ2 MĐ3 TN ĐC

Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 và 3.2 biểu đồ trên cho ta thấy mức độ biểu hiện kĩ năng tự nhận thức của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương đương nhau, không có sự chênh lệch quá lớn và đều chưa cao. Cụ thể:

Mức độ tốt của trẻ ở cả hai lớp cùng thấp, lớp TN chiếm 28% và lớp ĐC chiếm 32%. Mức trung bình chiếm tỉ lệ cao ở lớp TN chiếm 32% và lớp ĐC chiếm 36%, trẻ ở mức độ yếu chiếm đa số: Lớp TN chiếm 40%, lớp ĐC chiếm 44%.

Kết quả khảo sát cho chúng ta thấy: mức độ biểu hiện kĩ năng tự nhận thức ban đầu của hai lớp TN và ĐC là tương đương nhau và xoay quanh mức độ 3. Tỉ lệ đạt mức độ 2 còn cao trong khi đó tỉ lệ đạt mức độ 1 còn thấp.

Đây là kĩ năng tương đối khó đối với trẻ, muốn có được kĩ năng này đòi hỏi trẻ phải biết lắng nghe, học hỏi mọi lúc mọi nơi và phải có kinh nghiệm sống phong phú. Qua kết quả khảo sát ta thấy kĩ năng tự nhận thức của trẻ còn chưa bền vững. b. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng giao tiếp của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng giao tiếp của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

Lớp Số trẻ Mức độ MĐ1 (Tốt) MĐ2 (Trung bình) MĐ3 (Yếu) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) TN 25 7 28 8 32 10 40 ĐC 25 5 20 9 36 11 44

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng giao tiếp của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm (theo %)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 MĐ1 MĐ2 MĐ3 TN ĐC

Kết quả khảo sát của biểu đồ 3.2 và bảng 3.2 cho thấy mức độ biểu hiện kĩ năng giao tiếp của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm là tương đương nhau và đều chưa cao, lớp thử nghiệm xoay quanh ở mức độ trung bình (40%), lớp đối chứng tỉ lệ trẻ ở mức độ trung bình cao hơn lớp thử nghiệm 4 % (44%). Mức độ khá của cả hai lớp cũng chiếm tỉ lệ cao, ở lớp đối chứng là 36% còn lớp thực nghiệm là 32%. Tuy nhiên, ở cả hai lớp thì mức độ 1 - mức độ tốt lại quá ít, lớp thực nghiệm chiếm 28%, lớp đối chứng chỉ có 20%.

Từ bảng và biểu đồ trên, chúng ta có thể nói rằng: Tuy mỗi mức độ ở hai lớp là khác nhau, nhưng nhìn chung là tương đương nhau, không có sự chênh lệch quá lớn và kĩ năng giao tiếp của trẻ hai lớp là còn thấp.

c. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng làm việc nhóm của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng làm việc nhóm của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

Lớp Số trẻ Mức độ MĐ1 (Tốt) MĐ2 (Trung bình) MĐ3 (Yếu) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) TN 25 6 24 8 32 11 44 ĐC 25 7 28 9 36 9 36

Biểu đồ 3.3: Biểu đồkhảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng làm việc nhóm của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 MĐ1 MĐ2 MĐ3 TN ĐC

Từ bảng 3.3 và biểu đồ 3.3, chúng ta có thể nói rằng: Mức độ hiện kĩ năng làm việc nhóm của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm là

tương đương nhau. Cụ thể: mức độ tốt của cả hai lớp đều không chênh lệch nhau quá nhiều, ở lớp thực nghiệm là 24%, lớp đối chứng là 28%. Tuy nhiên, tỉ lệ này còn thấp. Trẻ ở mức độ khá của lớp đối chứng là 36%, lớp thực nghiệm là 32%. Bên cạnh đó, số trẻ ở hai lớp chiếm tỉ lệ trung bình là cao nhất, ở lớp đối chứng là 36% còn lớp thực nghiệm là 44%.

Với những con số trên có thể kết luận rằng mức độ biểu hiện kĩ năng làm việc nhóm của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm đều chưa cao.

* Kết luận khảo sát trước thực nghiệm:

Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng: Mức độ biểu hiện kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của trẻ ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, không có sự chênh lệch nhau quá lớn. Hầu hết trẻ có biểu hiện ở mức độ 1 là quá thấp, mức độ 2 là tương đối cao, biểu hiện kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của trẻ chủ yếu tập trung ở mức độ 3 - mức độ yếu. Do đó, đòi hỏi giáo viên cần có những biện pháp thích hợp nhằm phát triển kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ.

3.3.7.2. Tổ chức thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động : “Xé dán mây mưa” trong chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên và tiết học làm quen với môi trường xung quanh “Tìm hiểu một số loại rau” trong chủ đề thực vật ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

Đối với lớp đối chứng: Chúng tôi để giáo viên ở lớp đối chứng tiến hành các hoạt động trong điều kiện bình thường.

Đối với lớp thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành trao đổi cùng giáo viên ở lớp thực nghiệm và đề nghị dùng những biện pháp chúng tôi đã đề xuất.

Trong quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã sử dụng các biện pháp đã đề xuất vào các hoạt động. Các biện pháp được sử dụng đan xen, hỗ trợ cho nhau.

Biện pháp 1: Tạo môi trường thuận lợi để trẻ có cơ hội rèn luyện kĩ năng sống

Ở cả hai hoạt động, chúng tôi luôn tạo ra nhiều cơ hội để trẻ có thể làm việc theo nhóm. Ngoài việc chúng tôi đưa ra nhiệm vụ, công việc trực tiếp cho từng nhóm, chúng tôi còn tận dụng ngay những tình huống xảy ra trong quá trình trẻ làm việc cùng nhau để cùng nhau trao đổi, chia sẻ, lắng nghe, thuyết phục nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung.

Chúng tôi đã sử dụng biện pháp 1 để tạo ra cơ hội, môi trường thuận lợi để khuyến khích trẻ làm việc cùng nhau, để từ đó trẻ có cơ hội giao tiếp với nhau nhiều hơn, qua đó, trẻ tự nhận thức được vị trí của mình trong nhóm bạn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng đan xen các biện pháp khác như tạo ra sự thống nhất trong khi tổ chức các hoạt động giữa giáo viên và trẻ (biện pháp 2), thiết kế bài tập mới để trẻ thực hành (biện pháp 3), tổ chức các hoạt động phong phú cho trẻ (biện pháp 4).

Biện pháp 2: Thống nhất các lực lượng trong việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

Biện pháp này được chúng tôi sử dụng đan xen vào từng công việc, từng giai đoạn của quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

Để làm được điều đó, chúng tôi đã đưa ra những mặt tích cực của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ và những tiêu cực khi trẻ chưa nhận biết và thực hiện được những kĩ năng sống cơ bản. Chúng tôi đưa ra thực trạng về mức độ biểu hiện kĩ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương và nhận được kết quả là chúng tôi tạo ra sự thống nhất giữa lãnh đạo nhà trường với giáo viên trong trường. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kêu gọi sự ủng hộ và đồng tình của các bậc phụ huynh để họ ủng hộ công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

Biện pháp 3: Thiết kế bài tập thực hành giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi.

Chúng tôi thiết kế bài tập thực hành kĩ năng sống như sau: - Dưới dạng một trò chơi đóng vai.

- Dưới dạng một tình huống cần xử lý.

- Dưới dạng một câu chuyện chưa có hồi kết đòi hỏi người đọc, người nghe phải đưa ra quyết định hay cách ứng xử của mình vv...

Bài tập thực hành kĩ năng sống giúp trẻ củng cố được những kiến thức đã học, qua đó còn bồi dưỡng và giáo dục những kĩ năng sống cần thiết cho trẻ. Bài tập thực hành kĩ năng sống tạo cho trẻ sự hứng thú để từ đó tiếp nhận những kĩ năng sống được tốt hơn.

Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi.

Chúng tôi tổ chức các buổi ngoại khóa, thảo luận về kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường mầm non. Qua đó, chúng tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi thắc mắc về việc giáo dục kĩ năng sống và chúng tôi đã giải đáp kịp thời những câu hỏi về kĩ năng sống mà mọi người quan tâm.

* Nhận xét quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm:

- Ở lớp đối chứng:

Ở lớp này chúng tôi để giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ một cách bình thường. Trong quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy: Các hoạt động mà giáo viên tổ chức, có áp dụng những biện pháp, phương pháp mà giáo viên vẫn thường dùng. Tuy nhiên, trẻ vẫn còn bị động, lúng túng trong khi biểu hiện những kĩ năng sống. Do đó, kết quả của lớp đối chứng đạt chưa cao. Điều đó có nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất: Giáo viên chưa thật sự tạo môi trường cho trẻ làm việc cùng nhau. Các nội dung, nhiệm vụ đơn lẻ chưa mang tính tập thể, chưa kích thích lòng ham muốn được phối hợp, chung sức cùng nhau thực hiện nhiệm vụ. Các nội dung chưa tạo ra nhiều tình huống để trẻ giao tiếp với nhau và chưa tạo cho trẻ nhận biết được vai trò, vị trí của mình trong nhóm bạn.

Thứ hai: Giáo viên còn nặng nề về cung cấp kiến thức, giáo viên còn giảng giải, nói quá nhiều mà chưa chú ý đến những kĩ năng cần thiết cho trẻ. Chưa cho trẻ cơ hội được trải nghiệm, được chia sẻ, lắng nghe, thuyết phục, hợp tác cùng nhau.

Thứ ba: Do chưa chú ý đến việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng giao tiếp cho trẻ nên trong quá trình hoạt động các mối

quan hệ giữa trẻ với trẻ còn lỏng lẻo, rời rạc, thiếu sự hợp tác, trao đổi, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của nhau.

Vì vậy, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của trẻ chưa có cơ hội phát triển.

- Ở lớp thực nghiệm:

Chúng tôi cùng trao đổi với giáo viên về các biện pháp mà đề tài đề xuất và đề nghị giáo viên áp dụng những biện pháp đó vào trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ và cùng nhau quan sát, đánh giá các biểu hiện kĩ năng của trẻ theo các tiêu chí mà chúng tôi đã xây dựng. Sau quá trình tác động thì biểu hiện ở lớp thực nghiệm đã có sự tiến triển đáng kể.

Kết quả cho thấy, trong quá trình thực nghiệm sư phạm, mức độ biểu hiện kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của trẻ ở lớp thực nghiệm đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Biểu hiện kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của trẻ đã tiến bộ theo từng hoạt động. Trẻ đã biết trao đổi, chia sẻ với nhau, thảo luận thống nhất với nhau và biết được vai trò, vị trí của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trẻ đã biết cách hợp tác với nhau, biết thuyết phục nhau và chấp nhận nhau, trẻ cũng biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình để nhận nhiệm vụ phù hợp. Tuy lúc đầu trẻ sẽ lúng túng do chưa quen nhưng dần dần thì trẻ trở nên hứng thú, tích cực và chủ động hơn, trẻ biết cách làm việc theo nhóm, biết giao tiếp với nhau để trao đổi thông tin, công việc và cũng tự nhận nhiệm vụ cho mình dưới sự hướn dẫn của giáo viên. Những sự thay đổi tích cực của kĩ năng tự nhaanjt hức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm của trẻ cho chúng ta thấy các biện pháp mà chúng tôi đưa ra bước đầu có hiệu quả.

3.3.7.3. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm

Giai đoạn này, theo kế hoạch chúng tôi tiến hành hai hoạt động: “Làm thiệp tặng mẹ” chủ đề Gia đình và “Tìm hiểu về một số nghề” chủ đề Nghề nghiệp để khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

a. Kết quả biểu hiện kĩ năng tự nhận thức ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm

Bảng 3.4: Kết quả biểu hiện kĩ năng tự nhận thức ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm Lớp Số trẻ Mức độ MĐ1 (Tốt) MĐ2 (Trung bình) MĐ3 (Yếu) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) TN 25 13 52 8 32 4 16 ĐC 25 7 28 9 36 9 36

Kết quả bảng trên cho chúng ta thấy: Sau khi tác động những biện pháp mà chúng tôi đề xuất, lớp thử nghiệm có sư tiến bộ rõ rệt so với lớp đối chứng. Trẻ ở mức độ 1 - mức độ tốt của lớp thử nghiệm tăng lên (52%) còn lớp đối chứng là 28%, gần như không tăng so với kết quả trước thực nghiệm. Trẻ ở lớp thực nghiệm số trẻ ở mức độ 3 còn rất ít so với trước thực nghiệm, chỉ còn (16%), hầu hết trẻ đều đã vươn lên ở mức độ 1 và mức độ 2, trong khi đó trẻ ở lớp đối chứng chiếm tới 36% số trẻ ở mức độ 3. Lớp thực nghiệm số trẻ ở mức độ 1 khá cao (52%) trong khi đó lớp đối chứng trẻ lại tập trung ở mức độ 2 và 3 (36%). Như vậy, ở lớp đối chứng khi sử dụng các biện pháp cũ thì mức độ biểu hiện kĩ năng tư nhận thức cũng tăng lên nhưng đó là sự phát triển theo thời gian chứ không phải do sự tác động của các biện pháp và kết quả không cao bằng lớp thực nghiệm. Trẻ nào đạt mức độ 1 thì vẫn đạt ở mức độ 1, trẻ nào đạt mức độ 3 thì vẫn giữ mức độ 3 do chưa được áp dụng các biện pháp để khắc phục những hạn chế về mặt kĩ năng của trẻ.

Để thấy rõ hơn về sự khác biệt giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau khi tác động các biện pháp, chúng tôi biểu diễn bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng tự nhận thức của hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm (theo %)

0 10 20 30 40 50 60 MĐ1 MĐ2 MĐ3 TN ĐC

b. Kết quả biểu hiện kĩ năng giao tiếp ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm

Bảng 3.5: Kết quả biểu hiện kĩ năng giao tiếp ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm Lớp Số trẻ Mức độ MĐ1 (Tốt) MĐ2 (Trung bình) MĐ3 (Yếu) SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ TN 25 12 48 8 32 5 20 ĐC 25 7 28 10 40 8 36

Bảng trên cho ta thấy, sau khi tác động các biện pháp thì giữa hai lớp có sự khác

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (Trang 65 - 79)