Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục một số kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (Trang 48 - 51)

mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ

Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng giao tiếp của trẻ trường mầm non Hùng Vương, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phần phụ lục I và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục kĩ năngtự nhận thức, kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng giao tiếp của trẻ trường mầm non Hùng Vương

Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ

(%)

Do giáo viên chưa chú trọng đến giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

3 20

Do trẻ còn nhút nhát 9 60

Do chưa có sự quan tâm của gia đình và nhà trường 2 13 Do nội dung chương trình môn học không phù hợp

với rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ

1 7

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy 60% giáo viên khẳng định yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng giao tiếp của trẻ trường mầm non Hùng Vương chưa đạt kết quả cao nguyên nhân chính là do trẻ nhút nhát.

Nguyên nhân thứ hai là do giáo viên chưa thực sự quan tâm đến rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ (20%). Ngoài hai nguyên nhân trên còn có nguyên nhân thứ 3 là thiếu sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ, đặc biệt gia đình là cơ sở, nền tảng giúp các em hình thành kĩ năng sống thì thực tế hiện nay cho thấy các bậc cha mẹ trẻ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, đây là yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng sống của các em chưa cao. Được biết thực ra các thầy cô giáo trong nhà trường cũng rất quan tâm đến rèn luyện kĩ năng sống cho các em nhưng còn nhiều khó khăn cho thầy cô khi thực hiện công tác đó. Ví dụ như thời gian, phương tiện, cơ sở vật chất…và bản thân người học nhiều khi

cũng ảnh hưởng đến việc giảng dạy của các thầy cô. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 trong phụ lục I và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.14: Những khó khăn mà giáo viên gặp trong việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ

Khó khăn Số

lượng

Tỉ lệ (%)

Thiếu thời gian chuẩn bị ở nhà 3 30

Khả năng tổ chức hoạt động cho trẻ của bản thân còn hạn chế

3 30

Do thói quen xưa nay ít quan tâm đến rèn kĩ năng sống cho trẻ

7 70

Nội dung môn học khó thực hiện 1 10

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy rằng khó khăn lớn nhất mà giáo viên gặp phải không phải do nội dung môn học khó thực hiện cũng không phải thiếu thời gian chuẩn bị ở nhà và khả năng tổ chức hoạt động cho trẻ còn hạn chế mà do thói quen của giáo viên xưa nay ít quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ (70%). Điều này hoàn toàn dễ lí giải bởi thực tế cho thấy tình trạng giáo viên lên lớp hiện nay chỉ quan tâm chú ý nhiều đến việc dạy tri thức của môn học và cũng ít quan tâm đến việc rèn kĩ năng hành vi cho các em. Như vậy mâu thuẫn với những gì mà giáo viên nhận thức đúng tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu thực trạng việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi trường mầm non Hùng Vương chúng tôi có nhận xét như sau:

Đa số trẻ 5 – 6 tuổi chưa có kĩ năng tự nhận thức đúng, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm tốt. Quá trình giáo dục những kĩ năng sống trên cho trẻ mẫu giáo chưa đạt dược hiệu quả cao bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Mặt khác, môi trường giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)