Biện pháp 3: Thiết kế bài tập thực hành giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (Trang 56 - 61)

Bài tập thực hành kĩ năng sống là loại bài tập do giáo viên thiết kế nhằm tạo môi trường, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, thể nghiệm thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trước các vấn đề của cuộc sống hàng ngày.

Bài tập thực hành kĩ năng sống được vận dụng trong quá trình dạy học là thông qua mục tiêu nội dung bài học, giáo viên tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống nói chung, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng làm việc nhóm

nói riêng trên cơ sở đó thiết kế các bài tập vận dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống mang tính giả định hoặc có thực hay đưa ra những quyết định cần thiết trước những vấn đề đặt ra.

Bài tập thực hành kĩ năng sống có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau : - Dưới dạng một trò chơi đóng vai.

- Dưới dạng một tình huống cần xử lý.

- Dưới dạng một câu chuyện chưa có hồi kết đòi hỏi người đọc, người nghe phải đưa ra quyết định hay cách ứng xử của mình.

Vai trò của bài tập thực hành kĩ năng sống :

Giúp trẻ củng cố tri thức đã học, mở rộng hoặc đào sâu tri thức đã học để hiểu vấn đề và nắm vấn đề chắc hơn. Tạo hứng thú cho người học, làm cho việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng trở nên nhẹ hơn không tạo áp lực lớn hay gây căng thẳng đối với trẻ.

Giúp trẻ có cơ hội thể hiện kĩ năng, hành vi của mình trước các tình huống đặt ra.

Bài tập thực hành giúp trẻ biến nhận thức thành hành động, lĩnh hội tri thức có ý nghĩa và thực tiễn hơn.

Bên cạnh đó, bài tập thực hành còn giúp kĩ năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô giáo được tốt hơn.

Quy trình xây dựng bài tập thực hành và sử dụng bài tập thực hành :

Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu nội dung bài học để lựa chọn kĩ năng sống cần tích hợp giáo dục.

- Giáo viên phải nắm vững mục tiêu bài học: Về tri thức, kĩ năng, thái độ. - Nắm vững nội dung tri thức cơ bản của bài học, các chủ đề trong chương trình mầm non để tìm hiểu khả năng tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

- Xác định những nội dung tri thức cơ bản của bài học cần thực hành nhằm củng cố, vận dụng tri thức để rèn luyện kĩ năng sống.

- Giáo viên căn cứ vào nội dung tri thức cần thực hành và thực hành kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng tự nhận thức để lựa chọn dạng bài tập cho phù hợp.

Các dạng bài tập giáo viên có thể lựa chọn là các dạng bài tập sau :

* Bài tập dưới dạng trò chơi đóng vai.

Ví dụ: Trong trò chơi “Bác sĩ” giáo viên có thể tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai như sau:

Mục đích :

- Trẻ biết thể hiện vai chơi, tự tin trong giao tiếp.

- Trẻ biết được nhiệm vụ của bác sĩ là chữa bệnh cứu người.

- Trẻ biết quan tâm đến những người xung quanh, biết coi trọng nghề bác sĩ.

Chuẩn bị :

- Một số đồ dùng, dụng cụ của nghề bác sĩ. - Trang phục của bác sĩ.

Tiến hành :

- Một, hai trẻ trong vai bác sĩ. Những trẻ còn lại làm người bệnh nhân đến khám bệnh. - Bác sĩ sẽ khám bệnh, kê đơn cho bệnh nhân.

Ví dụ: Trong trò chơi “Bán hàng” giáo viên có thể tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai như sau:

a) Mục đích :

- Trẻ biết thể hiện vai chơi, tự tin trong giao tiếp.

- Người bán biết giới thiệu về các đồ dùng, sản phẩm, các loại quần áo có trong cửa hàng.

- Người mua biết mặc cả, trả tiền, nhận hàng và cảm ơn.

b) Chuẩn bị :

- Các loại củ quả, quần áo, giày dép

- Tranh ảnh về các dụng cụ về một số nghề trong xã hội.

c) Tiến hành :

- Người bán biết mời chào khách hàng, giới thiệu cửa hàng có những mặt hàng nào, nói giá cả.

* Bài tập dưới dạng xử lí tình huống.

Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Chú hải quân” (Vân Đài), giáo viên cần tổ chức cho trẻ tham gia xử lí tình huống để giúp các em biết xử lí các tình huống thực tiễn liên quan đến bài học.

Yêu cầu trẻ thảo luận, xử lý các tình huống sau:

Tình huống 1: Khi đi tới ngã 3 đường em thấy một chú thương binh đang đứng và đang muốn sang đường khi đường rất đông. Em sẽ làm gì khi đó?

Tình huống 2: Ngày 27/7, trường em mời các chú thương binh tới nói chuyện trước toàn trường. Trong lúc cả trường đang lắng nghe chăm chú thì một bạn cạnh lớp em cười đùa, trêu chọc các bạn ngồi bên cạnh và bắt chước hành động của chú thương binh. Em sẽ làm gì khi đó?

Tình huống 3: Lớp 5 tuổi A2 có bạn Lan là con thương binh, nhà bạn Lan rất nghèo. Trời rất lạnh nhưng bạn Lan không có quần áo ấm để mặc, bạn chỉ mặc mỗi một chiếc áo mỏng. Là bạn cùng lớp với bạn Lan, em sẽ làm gì?

* Bài tập dưới dạng dự án.

Ví dụ: Trong bài thơ “ Ảnh Bác Hồ ” (Trần Đăng Khoa) để giúp trẻ biết thêm thông tin về Bác Hồ về gia đình và thân thế, sự nghiệp của Bác và nhỡ rõ nội dung bào thơ giáo viên có thể tổ chức cho các em tham gia 1 cuộc thi như sau:

+ Cách tiến hành:

Giáo viên chia lớp thành 2 đội và cho thi đua qua các vòng chơi:

Vòng 1: Các đội lựa chọn các câu trả lời đúng bằng cách lựa chọn A,B,C,D. Đúng được 1 điểm, sai không được điểm.

1. Trong các tên gọi sau, tên gọi nào là của Bác Hồ?

A. Nguyễn Sinh Sắc. C. Nguyễn Sinh Khiêm. B. Nguyễn Sinh Cung. D. Nguyễn Sinh Tư. 2. Bác đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường nào?

A. Hà Nội. C. Ba Đình.

3. Tìm cụm từ đúng nhất để điền vào chỗ chấm trong câu: “ Bác lo bao việc trên đời

Ngày ngày Bác vẫn …… với em”

A. Mỉm cười. C. Ngắm. B. Nhìn. D. Tươi cười.

Vòng 2: Bốc thăm và trả lời câu hỏi. (mỗi đội được bốc thăm một lần) 1. Bác Hồ còn có những tên gọi nào?

2. Bác đã có công như thế nào với dân tộc Việt Nam?

3. Bác Hồ có tình cảm như thế nào đối với các cháu thiếu nhi? Vòng 3. Hát, múa, kể chuyện bác Hồ.

Mỗi đội cử đại diện để tham dự (Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho các đội).

* Bài tập dưới dạng kể chuyện.

Ví dụ: Trong bài “Chú hải quân” (Vân Đài), giáo viên treo tranh và yêu cầu trẻ thực hiện các yêu cầu:

+ Bức tranh vẽ ai?

+ Kể những điều mà em biết về hình ảnh chú bộ đội ?

(Treo tranh: Chú bộ đội hải quân, chú bộ đội không quân, chú bộ đội lục quân, tất cả các chú đều anh dũng chiến đấu hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ Quốc. Chúng ta phải biết ơn các chú bộ đội và phải biết phấn đấu học tập để đền đáp công ơn các chú bộ đội ).

Bước 3: Thiết kế bài tập có chứa đựng nội dung rèn luyện kĩ năng sống phù hợp với nội dung bài học.

Bài tập được lựa chọn phải có khả năng củng cố tri thức bài học đồng thời phải rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng giao tiếp cho trẻ… Nội dung bài tập phải phù hợp với đặc điểm trình độ nhận thức của trẻ, phù hợp với thời gian dành cho bài học.

Bước 4: Thực hiện tích hợp với nội dung của bài học, rèn luyện kĩ năng, hành vi.

Bước 5: Đánh giá nhận xét kết quả tham gia thực hành kĩ năng hành vi của trẻ và của nhóm trẻ.

+ Điều kiện để thực hiện quy trình nêu trên :

- Giáo viên phải nắm vững nội dung bài học.

- Xác định rõ các kĩ năng hành vi cần hình thành cho trẻ trong quá trình dạy học và kĩ năng sống cần giáo dục cho người học.

- Thiết kế bài tập phù hợp với mục tiêu bài học và phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi trẻ.

- Giáo viên phải có nghệ thuật và kĩ thuật dạy học để thu hút người học tích cực tham gia thực hành.

- Gắn việc đánh giá nội dung bài học với việc đánh giá kĩ năng sống của trẻ thông qua hoạt động thực hành kĩ năng sống.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (Trang 56 - 61)