Biện pháp 2: Thống nhất các lực lượng trong việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (Trang 55 - 56)

Cần có một quan điểm chỉ đạo có tính chất pháp lý về tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

Các cấp quản lí giáo dục, nhà trường cần có văn bản chỉ đạo thống nhất về tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tới từng giáo viên để mỗi giáo viên có kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp nội dung dạy học môn học với nội dung tích hợp giáo dục kĩ năng sống.

Bồi dưỡng năng lực giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên thông qua các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua ba hình thức cụ thể sau đây:

- Tích hợp hoàn toàn nội dung bài học với nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.

- Tích hợp từng phần nội dung dạy học với nội dung giáo dục kĩ năng sống. - Rút ra kết luận về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua nội dung bài học. Giáo viên mầm non cần phải có nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống nói chung, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng tự nhận thức nói riêng trên cơ sở đó có biện pháp và phương pháp cũng như hình thức phù hợp nhằm tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống một cách hiệu quả.

Gia đình học sinh và các lực lượng xã hội cần có sự phối hợp đắc lực với nhà trường trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua dạy học. Trong đó giáo viên là lực lượng nòng cốt trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ vì vậy hơn ai hết giáo viên phải là người mẫu mực về kĩ năng sống để trẻ học tập và làm theo.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (Trang 55 - 56)