Biện pháp 1:Tạo môi trường thuận lợi để trẻ có cơ hội giáo dục kĩ năng sống

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (Trang 53 - 55)

3.2.2.1. Môi trường hoạt động

Môi trường hoạt động là toàn bộ những điều kiện vật chất và tinh thần diễn ra xung quanh, là nơi diễn ra hoạt động học tập và rèn luyện của trẻ.

Môi trường hoạt động tốt là môi trường mà ở đó, trẻ được thoải mái, tự tin thực hiện các hoạt động của mình, được tôn trọng, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình, được nghe, được làm và xem người khác cùng làm với đầy đủ các điều kiện hỗ trợ. Môi trường hoạt động bao gồm cả môi trường vật chất và môi trường tinh thần.

Môi trường vật chất bao gồm tổng thể những yếu tố vật chất đảm bảo cho các hoạt động được diễn ra một cách thuận lợi như: cấu trúc không gian, sự sắp xếp, bố trí các đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện, tài liệu phục vụ cho các hoạt động phong phú của trẻ trong quá trình học tập.

Môi trường tinh thần là những mối quan hệ, những tương tác xảy ra giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập và rèn luyện. Bao gồm

mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với nhiệm vụ của hoạt động.

Môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, hứng thú, phương tiện thực hiện hoạt động cho trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động hình thành và phát triển kĩ năng xử lí, kĩ năng ra quyết định của trẻ.

Tạo môi trường hoạt động cho trẻ thực chất là quá trình đảm bảo những điều kiện về vật chất và tinh thần cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của trẻ được diễn ra đạt hiệu quả cao nhất. Việc tạo lập môi trường hoạt động cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

3.2.2.2. Các biện pháp tạo môi trường hoạt động cho trẻ

* Trong quá trình dạy học trên lớp giáo viên có thể tiến hành các kĩ thuật sau để tạo môi trường hoạt động cho trẻ:

- Thông báo cho trẻ kế hoạch của bài học, chủ đề trẻ đang được học.

- Thiết lập các định hướng bài học, mục tiêu rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ. - Thông báo đề cương bài học một cách rõ ràng, cách thức tiến hành, những nội dung sẽ được đề cập, những biện pháp cần tiến hành và các quy tắc cơ bản cần tuân theo.

- Sử dụng các biện pháp giải quyết các bài tập tình huống hoặc sử dụng một mẩu chuyện hay một đoạn video, một hệ thống những câu hỏi mang tính vấn đề nhằm kích thích hứng thú học tập của trẻ.

+ Những điểm cần chú ý:

Hệ thống các câu hỏi đưa ra phải có tác dụng hướng dẫn, gồm cả chức năng chỉ đạo, tổ chức điều khiển, điều chỉnh, hỗ trợ các hoạt động học tập của người học. Câu hỏi chuẩn đoán, thăm do tìm hiểu, khảo sát, thẩm định, kiểm tra thực trạng dạy và học môn học.

Câu hỏi nhằm động viên khuyến khích, gây ảnh hưởng tới thái độ tích cực của trẻ, có tác dụng tạo môi trường học tập hoặc duy trì môi trường học tập.

+ Điều kiện để thực hiện:

- Giáo viên phải có nghệ thuật trong việc tạo hứng thú học tập ở trẻ. - Giáo viên phải có bề dày kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục phổ thông. - Giáo viên phải có kĩ năng xây dựng kế hoạch bài học. Phải giúp trẻ nhận thức rõ về ý nghĩa của bài học.

- Giáo viên phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới. - Trẻ phải có động cơ và thái độ học tập đúng đắn.

Bên cạnh đó, giáo viên cần phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo lập môi trường hoạt động cho trẻ thông qua các biện pháp sau:

- Giáo viên cần quan tâm nhiệt tình tới mọi mặt của đời sống các thành viên trong lớp.

- Giáo viên cần tạo lập được một đội ngũ tự quản có phẩm chất và năng lực tốt, có khả năng kết nối các thành viên trong lớp với các hoạt động chung.

- Xây dựng các phong trào hoạt động chung phù hợp với sở thích, nguyện vọng của trẻ, phù hợp với lứa tuổi trẻ, phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện để các em vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong bài học để từ đó có những quyết định đúng.

- Trang bị đầy đủ các phương tiện, cơ sở vật chất cho các hoạt động của trẻ như phòng học có các trang thiết bị dạy học hiện đại, các điều kiện về sân chơi, các phòng tổ chức các hoạt động tập thể.

- Có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.

- Các hoạt động phải đa dạng và liên tục.

- Trẻ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động không chỉ để giải trí mà còn để phát triển những kĩ năng cần thiết cho bản thân.

Giáo viên cần có những biện pháp nhằm khuyến khích trẻ thay đổi thói quen hành vi theo chiều hướng tích cực.

Giáo viên giúp trẻ phải chấp nhận sự thay đổi và sẵn sàng thực hiện sự thay đổi theo định hướng của giáo viên và nội dung rèn luyện.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (Trang 53 - 55)