Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban của Công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Nhà máy số 1 Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (Trang 29 - 31)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.2 Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban

2.2.2.1 Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban của Công ty

- Đại hội đồng cổđông:là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty.

Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường, ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổđông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm

tài chính.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có đầy đủ quyền hạn trong Công ty

để quyết định mọi vấn đềcó liên quan đến mục đích kinh doanh và quyền lợi Công ty phù hợp với luật pháp.

- Ban kiểm soát :Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám

đốc.

- Tổng giám đốc: là đại diện có tư cách pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch.

Quyết định chính sách, mục tiêu chất lượng, chiến lược kinh doanh, thị trường tiêu thụcũng như kế hoạch đầu tư và phát triển Công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, sắp xếp và bố trí nhân sự. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viên, hội đồng quản trị và kết quả sản xuất kinh doanh mà Công ty đạt được - Phó tổng giám đốc: Giúp Tổng Giám đốc điều hành, tổ chức quản lý mọi công việc

lập kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm, phụ trách lĩnh vực công tác kinh doanh, hành chính, quản trị, đời sống. Tiến hành triển khai thực hiện thông qua sự giúp sức của các cửa hàng trưởng, quản lý bộ phận. Chỉ huy thống nhất mục tiêu chất lượng, giá cả. Tổ chức sắp xếp, bố trí hợp lý lựclượng lao động sao cho đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất, đề xuất và tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên. Khi giám đốc vắng mặt, uỷ quyền cho Phó giám đốc chỉ huy điều hành mọi mặt hoạt động của Công ty.

- Phòng kinh doanh:

+ Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và phục vụ sản xuất trong Công ty.

+ Nhận báo cáo tổng hợp về tình hình kinh doanh, xuất nhập khẩu từ bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu chuyển sang.

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thúy An Trang 21

+ Xây dựng kế hoạch mua hàng, nhập nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao trả hàng phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng theo đơn hàng.

- Phòng chất lượng (KCS): sau khi hoàn thành sản phẩm, phòng KCS có nhiệm vụ

kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu.

- Phòng kế hoạch vật tư sản xuất: có trách nhiệm về các hoạt động mua sắm thiết bị, công cụlao động vật tư sản xuất kinh doanh. Kiểm tra định mức vật tư, nguyên liệu

để mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.

- Phòng sản xuất: lên kế hoạch sản xuất sản phẩm của từng bộ phận, chịu trách nhiệm về quá trình sản xuất của từng phân xưởng, xác định nguồn gốc sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc sản xuất phải phù hợp với tiến

độ,thời gian, chất lượng đúng theo đơn hàng.

+ Kế hoạch –điều hành sản xuất: tham mưu cho Ban Lãnh đạo Công ty xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, tìm hiểu khai thác thị trường,

đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh liên kết trong và ngoài Công ty. Giao dịch với

khách hàng và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.

+ Đầu vào sản xuất: kiểm tra định mức vật tư, nguyên liệu, thiết bị, công cụ phục vụ

quá trình sản xuất.

+ Sản xuất đế: chuyên chế biến cao su rồi thành đế giầy, chế biến cá loại keo dán và các loại cao su bán thành phẩm khác như : viền, mút pho sinh hậu,…

+ Gò 1, gò 2: lắp ráp các chi tiết mũ giầy và bán thành phẩm cao su thành giày hoàn chỉnh

- Phòng tài chính kế toán:

+ Phụ trách hạch toán, thống kê báo cáo hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý về mặt tài chính: tiền, hàng, tài sản Công ty, đảm bảo thu chi cân

đối.

+ Đảm nhận trách nhiệm thanh toán lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty.

+ Thanh toán nợ của Công ty khi đến hạn trả dựa trên nguyên tắc tuân thủ các thông

tư, chỉ thị, quyết định do nhà nước ban hành. Thống nhất số liệu kế toán, thống kê và cung cấp số liệu cho các cơ quan cấp trên theo quy định.

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thúy An Trang 22

+ Được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung đối với tất cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phòng nhân sự:

+ Theo dõi tình hình biến động lao động trong toàn bộCông ty, như tình hình tăng giảm nhân sự, đào tạo nhân sự và ký kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và

người lao động.

+ Quản lý việc thực hiện quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm, có trách nhiệm lo các thủ tục vềBHXH, BHYT,kinh phí công đoàn cho CBCNV trong Công ty,

và báo cáo tình hình về nhân sự của Công ty cho các cơ quan chủ quản (phòng

LĐTBXH tỉnh, liên đoàn lao động tỉnh,…)

- Phòng mẫu:

+ Vẽ mẫu mà đôi giày khi nhận được đơn đặt hàng, tính toán những điều kiện cần và đủ

cho việc sản xuất ra loại giày mà khách hàng yêu cầu trước khi chuyển đến phân

xưởng sản xuất.

+ Trong dây chuyền sản xuất thành phẩm chọn ra một sốgiày để kiểm tra kỹ thuật, kiểm

tra độ bền, độ dẻo theo đúng quy định và chỉ tiêu chất lượng đưa ra.

- Phòng đại điện chất lượng: Hoạt động của Văn phòng đại diện là đại diện choquyền

và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo uỷ quyền và bảo vệ các quyền và lợi ích đó.

Chức năng là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vị xâm phạm sở hữu trí tuệ của của Công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ; đại diện Công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên…về chất lượng.

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Nhà máy số 1 Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (Trang 29 - 31)