Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban của Nhà máy số1 – Công ty Cổ

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Nhà máy số 1 Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (Trang 31 - 34)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.2 Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban

2.2.2.2 Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban của Nhà máy số1 – Công ty Cổ

Cổ Phần Đầu Tư Thái Bình

Hiện nay, đứng đầu là ông Nguyễn Đức Thuấn giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, bên cạnh đó có các thành viên hội đồng quản trị. Dưới có các phó tổng giám đốc điều hành trong từng lĩnh vực cụ thể. Trong khối văn phòng

hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình có 7 vị giám đốc: Giám đốc kinh doanh,

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thúy An Trang 23

đốc nhân sự, giám đốc hành chính đoàn thể, giám đốc tài chính cùng là giám đốc sản xuất trong khối sản xuất. Dưới mỗi giám đốc có thể có 1 hoặc 2 phó giám đốc rồi đến

trưởng phòng, phó phòng. Dưới một vị giám đốc trong khối sản xuất lại có 6 vị phó

giám đốc, rồi đến quản đốc phân xưởng, chuyền trưởng, chuyền phó...

Bộ phận hành chính nhân sự:

Có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động lao động trong toàn bộ. Công ty như tình hình tăng giảm nhân sự, đào tạo nhân sự và ký kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Quản lý việc thực hiện quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm, có trách nhiệm lo các thủ tục về báo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn

cho cán bộ công nhân viên trong công ty và báo cáo tình hình về nhân sự của công ty

cho các cơ quan chủ quản (phòng lao động & thương binh xã hội tỉnh, liên đoàn lao động tỉnh...).

Bộ phận tài chính - kế toán:

Phụ trách hạch toán, thống kê báo cáo hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý về mặt tài chính: tiền, hàng, tài sản của công ty, đảm bảo thu chi

cân đối. Đảm trách việc thanh toán lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty. Thanh toán công nợ của công ty khi đến hạn trả dựa trên nguyên tắc tuân thủ các

thông tư, chỉ thị, quyết định do Nhà nước ban hành. Thống nhất số liệu kế toán, thống kê và cung cấp số liệu cho các cơ quan cấp trên theo quy định. Thực hiện đầy đủ nghĩa

vụđối với Nhà nước.

Công tác kế toán ở Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình được tổ chức theo mô hình bộ máy kế toán tập trung đối với tất cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khối sản xuất kinh doanh:

- Phòng thử mẫu: trong dây chuyền sản xuất thành phẩm chọn ra một số giày để

kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra độ bền, độ dẻo theo đúng quy định và chỉ tiêu chất lượng

đưa ra.

- Phòng kỹ thuật tạo mẫu: có trách nhiệm vẽ mẫu mã đôi giày khi nhận được đơn đặt hàng, tính toán những điều kiện cần và đủ cho việc sản xuất ra loại giày mà khách hàng yêu cầu trước khi chuyển đến xưởng sản xuất.

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thúy An Trang 24

- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (QCS): sau khi hoàn thành sản phẩm, phòng QCS có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu.

- Phòng sản xuất: lên kế hoạch sản xuất sản phẩm của từng bộ phận, chịu trách nhiệm về quá trình sản xuất của từng phân xưởng, xác định nguồn gốc sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc sản xuất phải phù hợp tiến độ, thời gian, chất lượng đúng theo đơn đặt hàng.

- Bộ phận kế hoạch vật tư sản xuất: có trách nhiệm về các hoạt động mua sắm thiết bị, công cụlao động vật tư sản xuất kinh doanh. Kiểm tra định mức vật tư, nguyên liệu

để mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.

- Bộ phận kinh doanh:

Chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hóa, tìm đầu ra cho sản phẩm, ra lệnh sản xuất cho phòng ISO.

Nhận báo cáo tổng hợp về tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu từ bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu chuyển sang.

- Bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu:

Nghiên cứu thị trường của quốc gia khi tham gia vào thị trường đó, xây dựng kế

hoạch ngắn - trung - dài hạn cho các thị trường khi tham gia.Nghiên cứu đối tác trước khi ký kết hợp đồng kinh tế, soạn thảo hợp đồng kinh tế, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Tổ chức các hoạt động giao, nhận, vận chuyển và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty. Tham mưu cho Tổng Giám đốc về giá cả thị trường và đề xuất ý kiến

trong kinh doanh đểđạt hiệu quả cao.

Có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm trước

Ban Giám đốc công ty về tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.

Các phân xưởng gồm:

- Phân xưởng chặt: gồm 2 phân xưởng, nhiệm vụ là chặt các chi tiết thân giày, gót giày,

ô đế, các vật liệu chịu lực, vải, bạt các loại...

- Phân xưởng may: gồm 4 phân xưởng , 28 dây chuyển sản xuất. Với sốlượng 1.163 công nhân. Có nhiệm vụ nhận các nguyên vật liệu đã chặt theo khuôn mẫu từ phân

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thúy An Trang 25 - Phân xưởng gò: gồm 4 phân xưởng. Với 8 dây chuyền sản xuất và 829 công nhân có nhiệm vụ nhận hàng từ phân xưởng may và gò → ráp lại hoàn chỉnh giày thành phẩm.

- Phân xưởng thêu vi tính: với một phân xưởng công nghệ thêu hiện đại. Các mẫu

thêu đều được thiết kế trên máy vi tính.

- Phân xưởng in ép: gồm một phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất tấm lót bằng mút mềm để dán vào phần giữa của đế giày.

- Phân xưởng bồi dán: có chức năng dán (sơ chế) vật tư theo yêu cầu của từng mặt hàng sản xuất.

- Ngoài ra còn có Bộ phận sản xuất : Cắt , Lạng

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Nhà máy số 1 Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (Trang 31 - 34)