Thực trạng quản lý thị trường nhàở chung cư tại Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường nhà ở chung cư tại một số thành phố ở châu á và bài học cho hà nội (Trang 67 - 71)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý thị trƣờng nhàở chung cƣ ở một số thành phố ở Châu

3.2.2. Thực trạng quản lý thị trường nhàở chung cư tại Singapore

2014).

3.2.2.1. Quá trình phát triển nhà ở

Thành công của Singapore là chương trình phát triển nhà ở công, Chính phủ đã tạo mọi thuận lợi để người dân được sở hữu ngôi nhà của mình. Từ một nước kém phát triển, với hơn 70% hộ gia đình sống trong những khu nhà ở chật chội, xuống cấp, mất vệ sinh; 1/4 dân số sống ở các khu nhà ổ chuột và 1/3 người khác sống trong các khu nhà tự phát ven TP của những năm trước 1960. Đến nay, Singapore đã có trên 93% dân

số có sở hữu nhà (trong đó có hơn 80% đang ở nhà giá thấp). Chương trình phát triển nhà ở xã hội tại Singapore được Chính phủ quan tâm từ rất sớm. Quá trình phát triển nhà ở của Singapore có thể chia thành 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 (1960 – 1970): năm 1964 Singapore bắt đầu thực hiện chính sách “người người có nhà ở” và từ năm 1968 thực hiện chế độ "để dành tiền mua nhà ". Phần lớn những gia đình ở tại các căn hộ khép kín đều mua nhà theo hình thức để dành tiền do Nhà nước Trung ương đứng ra quản lý (dạng tiết kiê ̣m nhà ở ). Trong giai đoạn này, Singapore tập trung xây dựng các khu chung cư thu nhập thấp chỉ đủ để bố trí các phòng ở với diện tích 50 – 60 m2 cho mỗi căn hộ và bố trí cho các hộ thu nhập thấp chưa có nhà ở. Mục tiêu trong giai đoạn này là: xây dựng càng nhiều căn hộ càng tốt để phục vụ cho việc tái định cư và chỉnh trang đô thị.

Giai đoạn 2 (1971 – 1980): Xây dựng nhiều căn hộ với diện tích lớn hơn (khoảng 70 m2) để đáp ứng nhu cầu nhà ở do tăng dân số và điều kiện sống theo tiêu chuẩn tốt hơn.

Giai đoạn 3 (1981 – 1990): Xây dựng thêm nhiều chung cư mới, cải tạo và xây dựng lại các khu chung cư cũ không còn phù hợp quy hoạch. Các căn hộ ở giai đoạn này được chú trọng, quan tâm về chất lượng sống và môi trường sống phù hợp cho người sử dụng.

Giai đoạn 4 (sau 1991): Xây dựng các chung cư hiện đại, cao tầng (chủ yếu phục vụ cho thương mại theo nhu cầu xã hội và theo đơn đặt hàng). Hiện nay, Singapore có xu hướng phát triển nhiều dự án căn hộ cao cấp trên 60 tầng và rất chú trọng đến cơ sở hạ tầng, không gian và môi trường sống.

Về chính sách, Chính phủ Singapore có những chính sách, pháp luật đồng bộ và phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhà ở, tiêu biểu có thể đơn cử hai chính chính sách có ảnh hưởng lớn và quan trọng đến sự thành công trong việc phát triển nhà ở tại Singapore như sau: ban hành "Pháp lệnh về trưng dụng đất đai", bảo đảm có đủ quỹ đất dùng để xây dựng nhà ở; Nhà nước chịu trách nhiệm giải tỏa, di dời đối với các tổ chức và cá nhân có đất bị trưng dụng; Chính sách mua nhà ở xã hội thông qua Quỹ tiết kiệm Trung ương (CPF, hay còn gọi là Quỹ An sinh xã hội).

Quản lý và phát triển nhà ở tại Singapore được coi là một trong những mô hình tiên tiến và đạt hiệu quả cao trên thế giới. Các chính sách phát triển nhà ở tại Singapore được thực hiện từng bước nhằm đạt được mục đích mọi cư dân đều có chỗ ở phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.

Sơ đồ 3.1. Mô hình quản lý phát triển nhà ở xã hội Singapore

(Nguồn: Báo cáo của Bộ Xây dựng, 2014)

Cục Phát triển nhà ởHDB Cục Tái thiết đô thị

URA

- Luật hóa Quy hoạch.

- Quy hoạch chiến lược phát triển đô thị bền vững. - Phát triển quỹ đất công. (80-85% đất công do Nhà nước quản lý). - Ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp. - Chính sách hỗ trợ của Nhà nước. - Ý thức cộng đồng. Nhà ở công (Nhà ở xã hội) + Cung cấp > 80% nhu cầu ở (> 90% có quyền sở hữu nhà).

+ Không ngừng hoàn thiện và phát triển nâng cao chất lượng sống theo nhu cầu xã hội.

Hội đồng hành chính Khu đô thị + Trách nhiệm đại biểu Quốc hội. + Phát huy tính dân chủ vì ý thức cộng đồng. + Trực tiếp điều hành hành chính và chính sách để quản lý xã hội. Hoạt động của HDB, hoạt động của Hội đồng quản lý, cho vay tiền lãi suất thấp. Singapore

- 1 cấp chính quyền. - Mục tiêu:

+ Mọi người dân đều có nhà ở; + Một Singapore độc đáo, một thành phố lý tưởng để sinh sống – làm việc và vui chơi.

Quỹ Tiết kiệm Trung ươngCPF

Cục phát triển nhà ở (HDB) được thành lập năm 1960, là cơ quan nhà ở công quốc gia Singapore dưới sự quản lý Bộ Phát triển Quốc gia. HDB được Chính phủ Singapore hỗ trợ tối đa về mặt chính trị cũng như kinh tế để tạo nguồn lực cho HDB hoạt động hiệu quả.

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức của Cu ̣c phát triển nhà ở (HDB)

(Nguồn: Báo cáo của Bộ Xây dựng, 2014)

Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Bộ phận xây dựng Bộ phận bất động sản Bộ phận hành chính - Phát triển;

- Nghiên cứu & Kế hoạch; - Chất lượng tòa nhà;

- Kỹ thuật tòa nhà. - Quản lý tài sản & bất động sản; - Quản lý nhà; - Chất lượng tòa nhà; - Tài sản & đất; - Bất động sản công nghiê ̣p. Phát triển doanh nghiệp; - Tài chính; - Dịch v- ụ thông tin; - Pháp lý; - Kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường nhà ở chung cư tại một số thành phố ở châu á và bài học cho hà nội (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)