Áp dụng về cải tạo chung cư cũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường nhà ở chung cư tại một số thành phố ở châu á và bài học cho hà nội (Trang 125 - 131)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.3. Áp dụng về cải tạo chung cư cũ

Nút thắt trong việc cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội là khi không làm tăng dân số cơ học, không chất tải hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thì khó đảm bảo khả năng cân đối đầu tư của nhà đầu tư về lợi nhuận. Hà Nộinên bỏ tiền hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đầu tư cải tạo, hạn chế việc tăng dân số cơ học làm quá tải hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật.

KẾT LUẬN

Nhà ở là tài sản có giá trị đặc biệt đối với đời sống của con người. Nhà ở là phương tiện quan trọng để bảo vệ con người trước các hiện tượng thiên nhiên như nắng, mưa, gió bão, giá rét... Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải đảm bảo các điều kiện như ăn ở, mặc và những tư liệu sinh hoạt khác. Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh: "Con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo..."

Nhà ở chung cư đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đô thị hiện đại. Sự phát triển của nhà ở chung cư ở đô thị như một tất yếu khi mà áp lực dân số về thành thị tăng trong khi quỹ đất lại có hạn. Sự phát triển của nhà ở chung cư tạo điều kiện nhiều tầng lớp dân cư khác nhau có nhà ở, đảm bảo các điều kiện sống cơ bản của con người.

TTNO trong đó có TTNOCC hình thành và phát triển là một tất yếu khách quan. TTNO ở nước ta, đặc biệt là thị trường nhà ở chung cư (TTNOCC) tại Hà Nội, đang phát triển với quy mô khá rộng, quy hoạch không tốt và độ rủi ro cao. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là công tác quản lý nhà nước (QLNN) còn yếu kém. Để đảm bảo phát triển ổn định, phát triển theo đúng định hướng thì vai trò QLNN đối với nền kinh tế nói chung và TTNOCC nói riêng là rất cần thiết. Nhà nước phải thực hiện các nội dung quản lý cho phù hợp với quy luật của thị trường và tình hình phát triển kinh tế cụ thể của đất nước.

Các thành phố ở khu vực châu Á có nhiều điểm tương đồng hơn cả với Hà Nội về quá trình hình thành và phát triển NOCC, khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, dân số tăng nhanh và phân bố không đồng đều. Một số thành phố như Tokyo, Singapre, Seoul, Bắc Kinh, Hong Kong, Đài Loan … có TTNOCC hình thành sớm hơn và phát triển sớm hơn Việt Nam. Qua nhiều giai đoạn, các nước này đã có những biện pháp, chính sách khác nhau để quản lý TTNOCC phát triển như ngày nay. Hà Nội cần rút ra bài học kinh nghiệm (cả thành công và thất bại) trong quản lý TTNOCC ở các thành phố này để vận dụng, áp dụng vào thực tiễn tại địa phương.

Luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý thị trường nhà ở chung cư.

- Từ phân tích thực tiễn công tác quản lý thị trường nhà ở chung cư tại một số thành phố ở Châu Á, đã rút ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế của thị trường nhà ở chung cư tại các thành phố trên.

- Đưa ra một số bài học cho công tác quản lý thị trường nhà ở chung cư tại Hà Nội, đồng thời kiến nghị một số giải pháp, áp dụng cho Hà Nội.

Tác giả hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý quan tâm đến công tác quản lý thị trường nhà ở nói chung và thị trường nhà ở chung cư nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Hồng Sơn, Phan Huy Đường, 2013. Giáo trình Khoa học quản lý. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Phan Huy Đường, 2010. Quản lý nhà nước về kinh tế. Giáo trình. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Lương Minh Việt, 2010. Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế. Hà Nội: Học viện hành chính quốc gia.

4. Lê Đình Thắng, 2000. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

5. Nguyên Khắc Thái Sơn, 2007. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai. Hà Nội: Nhà xuất bản nông nghiệp.

6. Đinh Văn Thông, 2015. “Quản lý thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay”. Hà Nội: Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Đinh Văn Ân, 2011. Chính sách phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

8. Lê Xuân Bá, 2003. Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 9. Lê Xuân Bá, Trần Kim Chung, 2006. Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường

bất động sản Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

10. Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam, 2003. Thị trường bất động sản, những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

11. Bùi Văn Huyền, Đinh Thị Nga, 2010. Thị trường bất động sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

12. Hoàng Xuân Nghĩa, Nguyễn Khắc Thanh. 2009. Nhà đất cho người có thu nhập thấp ở các đô thị lớn hiện nay. Kinh nghiệm Hà Nội, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

13. Đàm Văn Nhuệ, 2006. Thuế đất đai - công cụ quản lý và điều tiết thị trường bất động sản, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

14. Hoàng Văn Cường, 2006. Thị trường bất động sản, Hà Nội: Nhà xuất bản Xây dựng.

15. Nguyễn Đình Bồng, 2006. Quản lý đất đai và thị trường bất động sản, Hà Nội: Nhà xuất bản Bản đồ.

16. Lê văn Huy, 2015. Thị trường nhà đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Luận văn tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

17. Lê Văn Bình, 2010. Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội

18. Trần Tú Cường, 2006. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, HàNội.

19. Đoàn Dương Hải, 2013. “Quản lý nhà chung cư cần mô hình mới”. Tạp chí

Kinh tế xây dựng, số 01/2013.

20. Đoàn Hùng Nam, 2009. "Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển thị trường bất động sản". Tạp chí Tài chính, (09), tr.20.

21. Bộ Xây dựng, 2014. Báo cáo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển và quản lý nhà ở.

22. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số 2127/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

23. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 về Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm2050

24. Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 ngày Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

25. Bộ Xây dựng, 2015. Báo cáo thị trường bất động sản tháng 12/2015.

26. Bộ Xây dựng, 2016. Báo cáo tình hình thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2016 và kết quả giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng.

Tài liệu tiếng Anh

28. Tien Foo Sing, 2001. Dynamics of the Condominium Market in Singapore.

Economics Letters, Volume 124, Issue 1, July 2014, Pages 147–150.

29. Gregory C. Chow, Linlin, 2015. Housing Prices in Urban China as Determined by Demand and Supply. International Journal of Smart Home, Vol. 9, No. 8 (2015), pp. 101-112.

30.Ya Ping Wang, Alan Murie, 1999. Commercial Housing Development in Urban China. Urban Studies, Vol. 36, No. 9, pp. 1475-1494.

31.Ngai Ming Yip & Ray Forrest, 2002. Property Owning Democracies? Home Owner Corporations in Hong Kong. Carfax Publishing, 17: 17.

32.Ngai Ming Yip, 2007. Modes of condominium management: a principal-agent perspective. Emerald Group Publishing Limited, 10.

33.Hung Ren Hsie, 2009. Issues and proposed improvements regarding condominium management in Taiwan. Elsevier Ltd, 33 (1): 15.

34.Le Thi Thu Huong, 2010. Privatization, democratic reforms, and micro- governance change in a transition economy: Condominium homeowner associations in Ho Chi Minh City, Vietnam. Elsevier Ltd.

35.Jieming Zhu, 2011. Development of sustainable urban forms for high-density low-income Asian countries: The case of Vietnam. The institutional hindrance of the commons and anticommons. Elsevier Ltd.

36.Yao-Chen Kuoa, Jui-Sheng Choub, Kuo-Shun Sun, 2011. Elucidating how service quality constructs influence resident satisfaction with condominium management. Elsevier Ltd, 38 (5).

37.Fang-Ni Chu, Chin-Oh Chang and Tien Foo Sing, 2013. Collective Action Dilemmas in Condominium Management. Urban Studies Journal Limited, 1 (50).

38.Sim Loo Lee, 1989. Residential land use policy and condominium housing development" Land Use Policy, 6 (2):121-131

condominium in East Asia: rethinking the political underpinnings of development. New Political Economy, 10:1, 1-24

Một số trang web tham khảo chính:

1. Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://www.mpi.gov.vn 2. Trang web của Bộ xây dựng: http://www.moc.gov.vn

4. Trang web của Ngân hàng Thế giới: http://www.wb.org

5. Trang web của Ngân hàng Phát triển châu Á: http://www.adb.org 6. Trang web của Tập đoàn Savill: http://vn.savills.com.vn/

6. Trang web của Tập đoàn CBRE: http://www.cbrevietnam.com

7. Trang web củ a Ta ̣p chí khoa học - ĐHQG Hà Nội: http://js.vnu.edu.vn/tckh/ 8. Trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông: http://vietnamnet.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thị trường nhà ở chung cư tại một số thành phố ở châu á và bài học cho hà nội (Trang 125 - 131)