Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thạch Thất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thạch Thất và

ảnh hưởng của nó đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thạch Thất là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, có tọa độ địa lý từ 200 58’ 23” đến 210 06’ 10” vĩ độ bắc, từ 1050 27’ 54” đến 1050 38’ 22” kinh độ đông.

Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 184,6km2, huyện có 24 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 23 xã).

Huyện Thạch Thất có địa hình đa dạng, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Được chia làm 2 loại địa hình là vùng đồi gò, bán sơn địa nằm ở phía Tây và vùng đồng bằng nằm ở phía Đông.

Huyện Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông lạnh, ít mưa, mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều. nhiệt trung bình trong năm khoảng 23,40C, trong đó cao nhất lên tới trên 37,50C và thấp nhất là 50C. Lượng mưa bình quân năm là 1.628 mm,

cao nhất là 2.163 mm và thấp nhất là 1.519 mm, độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến đổi từ 80 - 89%.

Nguồn nước mặt chủ yếu trong huyện được cung cấp bởi sông tích, kênh dẫn nước Đồng mô - Ngài sơn, Phù Sa. Nước mưa được lưu giữa trong các ao, hồ, chủ yếu là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ.

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, huyện Thạch Thất bao gồm những loại đất có độ phì khá màu mỡ, do phù sa sông Hồng bồi tụ từ hàng ngàn năm trước, thích hợp để sản xuất nông nghiệp và trồng cây ăn quả, phát triển sản xuất.

3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Trong giai đoạn 2010 -2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của

huyện đạt 20,64%/năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt 1.857.316 triệu đồng.

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện Thạch Thất có những bước chuyển biến rõ rệt. Ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Cụ thể, cơ cấu các ngành kinh tế huyện Thạch Thất năm 2014 được thể hiện tại Biểu đồ 3.1

Công nghiệp - xây dựng 65.4%

Thương mại, dịch vụ 16.8%

Nông nghiệp 17.8%

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Thạch Thất năm 2014

Dân số toàn huyện năm 2014 là 182.619 người, đến năm 2015 dân số khoảng 204.342 người với hai dân tộc chính là Kinh và Mường.

Trong cơ cấu lao động của Thạch Thất, lao động trong ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, chiếm trên 60% tổng số lao động. Đây là vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ. Lực lượng này cần đào tạo nghề để đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Theo số liệu năm 2014, số lao động có trình độ văn hoá hết hết tiểu học là 12,7%, Trung học cơ sở là 63,8%, hết phổ thông trung học là 22,3%, cao đẳng, đại học là 0,7%, và trung cấp chuyên nghiệp là 0,5%.

Hệ thống giao thông ở huyện Thạch Thất được thể hiện tại bảng 3.1 Bảng 3.1 Hệ thống giao thông ở huyện Thạch Thất

STT Loại đường Chiều dài (km) Chiều rộng (m) Qua địa phận các xã I Đường Quốc lộ 1 Đại lộ Thăng Long 6 140 Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa

2 Quốc lộ 21A 9 8 Thạch Hòa, Bình Yên

3 Quốc lộ 32 2,1 24 Đại Đồng

II Đường Tỉnh lộ

1 Đường 419 14 14

Phùng Xá, Bình Phú, Thạch Xá, Kim Quan, Liên Quan, Phú Kim, Đại Đồng, Hương Ngải, Dị Nậu

2 Đường 420 8 5,5 Liên Quan, Kim Quan, Bình

Yên

III Đường huyện lộ 6,5 3-3,5 Đường nhựa qua địa phận các xã do huyện quản lý

IV Đường liên xã 120 3-6 Đường cấp phối do xã quản lý

(Nguồn: Phòng đăng ký thống kê huyện Thạch Thất năm 2014)

Trên địa bàn huyện có 3 quốc lộ lớn chạy qua là: Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21 và quốc lộ 32 với tổng chiều dài trên 17km. Đặc biệt tuyến đường Đại lộ Thăng Long được thiết kế với 12 làn đường, chiều rộng tuyến đường được thiết kế là 140m, hiện là tuyến đường hiện đại bậc nhất Đông Nam Á. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 419, tỉnh lộ 420 và các tuyến đường liên xã, liên thôn với tổng chiều dài trên 224km, hầu hết đều đã được trải bê tông nhựa. Mạng

lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong toàn huyện, ngoài ra còn có khoảng 900km đường giao thông nội đồng.

Nhìn chung hệ thống đường giao thông với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ nối liền có nhiều thuận lợi trong lưu thông, phát triển kinh tế. Hiện nay nhiều tuyến đang được nâng cấp, mở rộng sẽ tạo ra nhiều lợi thế để huyện phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên các tuyến đường liên xã, liên thôn còn nhỏ hẹp, vào mùa mưa khó đi lại. Đặc biệt đường giao thông từ trung tâm huyện lên ba xã miền núi mới sáp nhập còn nhiều đoạn là đường đất, mùa mưa lầy lội, mùa hè bụi bẩn cần được đầu tư làm mới.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2008, khi Hà Tây (cũ) sáp nhập về Hà Nội và sau khi Đại lộ Thăng long được hoàn thành, đường Quốc lộ 32 được mở rộng, với lợi thế là một huyện ven đô, địa hình tương đối cao, ít bị ngập úng nên huyện Thạch Thất là huyện có tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ với tốc độ cao. Chính vì thế, công tác GPMB trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Tuy nhiên, nhu cầu GPMB tăng lên nhanh chóng đã gây áp lực lớn đối với việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB của huyện Thạch Thất, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Thạch Thất là vùng đất cổ với hệ thống dân cư đã sinh sống rất lâu đời, mang đậm nét sắc thái văn hóa cộng đồng làng xã Việt Nam. Vì thế, công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB cũng gặp không ít khó khăn.

Tại huyện Thạch Thất, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ với sự xuất hiện các khu công nghiệp, khu dân cư mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)