CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thực hiện chính
4.3.5 Các giải pháp khác
4.3.5.1 Nhóm giải pháp quản lý tiến độ thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ GPMB
Cần có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp uỷ Đảng, nhất là của UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất để kịp thời giải quyết những vướng mắc, tồn tại về cơ chế, chính sách chưa phù hợp.
Tổ chức thực hiện phải đảm bảo minh bạch, công khai, đúng pháp luật, kết hợp giữa vận động tuyên truyền, thuyết phục với các biện pháp xử lý về kinh tế và pháp luật.
Nghiên cứu và đề xuất với Thành phố để rút ngắn thời gian thực hiện công tác GPMB, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời giải quyết dứt điểm khiếu nại, không để xảy ra những vụ việc phức tạp, kéo dài.
Trong việc phổ biến, cung cấp thông tin về cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB cần phối kết hợp giữa các cấp, ngành cơ quan báo chí, giúp cho công tác tuyên truyền thực sự có hiệu quả.
4.3.5.2 Giải pháp về ổn định, phát triển thị trường bất động sản
Để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh huyện Thạch Thất và thành phố Hà Nội cần tiến hành những công việc sau:
Các quỹ đất trên địa bàn huyện Thạch Thất như quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng dành cho việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển Đô thị, phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều do vậy cần quy hoạch chi tiết.
Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường bất động sản bằng cách thành lập một cơ quan cấp thành phố chuyên trách về định giá cho sát với thị trường và thống nhất quản lý về lĩnh vực này.
Cung cấp các đồ án quy hoạch xây dựng với chất lượng tốt, có sức hấp dẫn đầu tư cao, đảm bảo ngay sau khi quy hoạch được công bố các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế sẵn sàng bỏ vốn thực hiện. Tổ chức đầu tư xây dựng trước kết cấu hạ tầng cấp thoát nước, hệ thống điện để các chủ đầu tư có thể thực hiện nhanh chóng các dự án cũng như cung cấp kịp thời cho thị trường các sản phẩm tốt nhất.
Dựa trên yếu tố thị trường để ban hành giá áp dụng cho công tác bồi thường GPMB là chủ trương chính sách của Nhà nước trong thời gian hiện nay. Vì vậy cần xây dựng hành lang pháp lý để phát triển thị trường bất động
sản chính thức. Đây vốn là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển kinh tế theo thị trường, vừa đảm bảo phát triển thị trường bất động sản,vừa đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia thị trường và Nhà nước. Làm cơ sở thực tế xác định giá đất, giá nhà, nâng cao vai trò quản lý đất đai cũng như bất động sản của Nhà nước.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ giải
phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”, cho
phép tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. Trình tự tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đã được các cấp chính quyền huyện Thạch Thất thực hiện về cơ bản phù hợp với quy định của Nghị định 197/2004/NĐ-CP; Nghị định 84/2007/NĐ-CP và Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
2. Đối tượng đủ điều kiện và không đủ điều kiện được bồi thường được xác định một cách, tỷ mỷ, chính xác. Tuy nhiên do công tác quản lý đất đai ở địa phương còn nhiều bấp cập, tình trạng buông lỏng quản lý đất đai kéo dài, việc cấp đất trái thẩm quyền, tình trạng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất phức tạp và diễn ra trong một thời gian dài đã gây không ít khó khăn cho công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC trên địa bàn huyện Thạch Thất, đặc biệt dự án Xây dựng khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
3. Giá bồi thường hỗ trợ đối với từng loại đất về cơ bản được người dân chấp thuận tại thời điểm bồi thường.
4. Giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản vật kiến trúc và cây hoa màu trên đất nhìn chung là thoả đáng, phù hợp với giá cả tạo dựng nên tài sản, vườn cây nên được người dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên vẫn còn một số loại cây và vật kiến trúc chưa có trong đơn giá do UBND thành phố Hà Nội ban hành gây khó khăn cho công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB.
5. Chính sách hỗ trợ đã quan tâm đến những hộ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc bịêt khó khăn nhìn chung là thoả đáng. Tuy nhiên mức hỗ trợ di chuyển nhà cửa còn thấp, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề chưa thoả đáng gây thiệt thòi cho một số hộ có diện tích
đất nông nghiệp (đất lúa) bị thu hồi lớn, nhiều lao động nông nghiệp mất việc làm do bị thu hồi đất. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản khiến cho thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB trên địa bàn huyện Thạch Thất gặp khó khăn.
6. Một trong những nguyên nhân căn bản của hạn chế trong thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB ở huyện Thạch Thất là cán bộ làm công tác GPMB còn thiếu, kiêm nghiệm nhiều công tác khác nhau và còn hạn chế về năng lực, tính chuyên nghiệp cũng như sự phối hợp trong công tác.
7. Để công tác thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB ở huyện Thạch Thất đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, thành phố Hà Nội nói chung, huyện Thạch Thất nói riêng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau: Hoàn thiện nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB; tăng cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác GPMB; nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực GPMB...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Tuyết Anh, 2009. Nghiên cứu pháp định giá đất đền bù giải
phóng mặt bằng cho các dự án nhà ở đô thị Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ.
Viện Kinh tế tài chính - Học viện Tài Chính.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005. Báo cáo về tình hình sử dụng đất nông
nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi. Hà Nội
3. Chính phủ, 2004. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP Về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.
4. Chính phủ, 2007. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.
5. Chính phủ, 2009. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội.
6. Chính phủ, 2014. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
7. Chính phủ, 2014. Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ quy định về giá đất.
8. Chính phủ, 2014. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất.
9. Hoàng Văn Cường, 2004. “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực
quản lý Nhà nước về thị trường đất đai-bất động sản ở Việt Nam” Đề tài
10.Trần Tú Cường, 2007. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với
đất đai trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
11.Trần Quốc Khánh,1999. Phát huy vai trò công cụ quản lý Nhà nước về
đất đai trong giai đoạn hiện nay. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
12.Lê Văn Lợi, 2013. “Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất
nông nghiệp cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và giải pháp khắc phục”. Tạp chí khoa học chính trị, số 6 năm 2013.
13.Nguyễn Đức Minh, 2001. Quy hoạch đất đai và thị trường bất động sản.
Hội thảo Một số vấn đề hình thành và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam ngày 15-16/11/2001, Hà Nội.
14.Đào Xuân Mùi, 2002. Nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về đất đai ở
ngoại thành Hà Nội. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh
15.Ngân hàng thế giới, 2011. “Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch
đất đai tự nguyện ở Việt Nam: phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của nhân dân”.
16. Hoàng Xuân Nghĩa, 2013. “Một số vấn đề phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
17.Lưu Văn Nghiêm, 2000. Thẩm định giá bất động sản ở Việt Nam: thực
trạng và giải pháp. Đề tài KH&CN cấp bộ.
18.Lê Du Phong, 2007. Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
19.Phạm Đức Phong, 2002. Mấy vấn đề then chốt trong việc đền bù và giải
phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam. Hội thảo Đền bù và giải
20.Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất (2014), số liệu thống
kê đất đai năm 2014 huyện Thạch Thất.
21. Trần Đức Phương, 2015. Quá trình tái định cư ở thành phố Hà Nội: Nghiên
cứu sự tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Luận án Tiến sỹ.
trường Đại học kinh tế, Đại học học Quốc gia.
22.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,2003. Luật Đất đai. Hà Nội: NXB
Bản đồ.
23.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,2013. Luật Đất đai. Hà Nội.
24.Đặng Thái Sơn, 2002. Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù
giải phóng mặt bằng và tái định cư. Viện Nghiên cứu Địa chính - Tổng cục
Địa chính.
25. Nguyễn Thị Thanh, 2011. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với chuyển đổi
mục đích sử dụng về đất đai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế quốc dân.
26.Lê Đình Thắng và cộng sự, 2000. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai
và nhà ở. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
27. UBND huyện Thạch Thất, 2014. Báo cáo tiến độ thực hiện bồi thường, giải
phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thạch Thất.
28. UBND huyện Thạch Thất, 2014. Số liệu phòng thống kê huyện Thạch Thất năm 2014.
29.UBND thành phố Hà Nội, 2009. Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày
29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hà Nội.
30.UBND thành phố Hà Nội, 2014. Quyết định số 22/2014 ngày 20/6/2014
ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố được luật đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về hạn mức
giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất , kích thước, diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
31.UBND thành phố Hà Nội, 2014. Quyết định số 23/2014 ngày 20/6/2014
ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố được luật đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
PHỤ LỤC 01
10 Quyết định về giao đất, thu hồi đất liên quan đến DA1
1- Quyết định số 464/1999/QĐ-TTg ngày 03/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu hồi 200ha đất giao cho Ban quản lý khu CNC Hoà Lạc;
2- Quyết định số 1120/2001/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) thu hồi 2.61ha đất xây dựng tuyến đường C khu CNC Hoà Lạc;
3- Quyết định số 404/2002/QĐ-UBND ngày 09/4/2002 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về việc thu hồi 1.298,86ha đất giao cho Ban quản lý khu CNC Hoà Lạc;
4- Quyết định số 305/2003/QĐ-UBND ngày 13/3/2003 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về việc thu hồi 3.044.853,64m2 đất giao cho Tổng công ty XNK xây dựng Việt Nam xây dựng khu công nghiệp Bắc Phú Cát;
5- Quyết định số 05/2004/QĐ-UBND ngày 05/01/2004 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về việc thu hồi 8,8ha đất trong tổng số 1.298,86ha đất thuộc Quyết định số 404/2002/QĐ-UBND để xây dựng khu TĐC Bắc đường 84;
6- Quyết định số 2371/2007/QĐ-UBND ngày 07/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về việc thu hồi 23,88ha đất của khu CNC Hoà Lạc để giao cho VINACONEX xây dựng đường Láng – Hoà Lạc;
7- Quyết định số 727/2008/QĐ-UBND ngày 01/4/2008 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về việc thu hồi 36,05ha đất của khu CNC Hoà Lạc để giao cho Ban quản lý các cụm điểm công nghiệp Hà Tây xây dựng khu TĐC Nam đường 84 giai đoạn I;
8- Quyết định số 2158/2008/QĐ-UBND ngày 08/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về việc thu hồi 10.806m2 đất của khu công nghiệp Bắc Phú Cát để giao cho Doanh nghiệp tư nhân chè Minh Nguyệt thuê;
9- Quyết định số 6014/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 54,744ha đất tại xã Bình Yên giao cho Ban
quản lý đầu tư phát triển các cụm, điểm CN-TTCN Hà Nội để thực hiện bồi thường GPMB khu di chuyển các đơn vị Quân đội tại Bắc đường 420;
10- Quyết định số 3235/2010/QĐ-UBND ngày 02/7/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển giao chủ đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ TĐC, GPMB cho dự án xây dựng Khu CNC Hoà Lạc từ Ban quản lý đầu tư phát triển các cụm, điểm CN-TTCN - Sở Công thương Hà Nội cho UBND huyện Thạch Thất kể từ ngày 01/7/2010.