Trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt

3.3.2 Trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt

• Bước 1: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, TĐC; tổ công tác GPMB

Sau khi có Thông báo thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng trình UBND huyện thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Tổ công tác GPMB.

• Bước 2: Lập, phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết GPMB và dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TĐC

Ban Bồi thường chủ trì phối hợp với UBND xã (nơi có đất bị thu hồi) lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng, báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, đồng thời lập dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

• Bước 3: Họp dân và tổ chức điều tra hiện trạng, xác nhận nội dung điều tra

- Ban bồi thường GPMB phối hợp với UBND xã tổ chức họp dân và thông báo chủ trương thu hồi đất và các chính sách liên quan, thông báo trên phương tiên thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cưu nơi có đất thu hồi.

- Tổ chức điều tra hiện trạng, khảo sát, đo đạc diện tích trong phạm vi thu hồi và lập Biên bản kiểm đếm và xác nhận hồ sơ

- UBND xã và các cơ quan, đơn vị liên quan xác nhận nội dung liên quan làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC

• Bước 4: Lập, niêm yết lấy ý kiến về dự thảo, hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC

Ban BT GPMB lập Phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC chi tiết gửi tổ thẩm định thẩm tra. Sau khi có kết quả thẩm tra, Ban bồi thường phối hợp UBND xã xây dựng quy chế bốc thăm trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức bốc thăm theo quy chế để xác định vị trí đất ở hoặc nhà ở được bồi thường và vị trí đất ở, nhà ở tái định cư bổ sung vào phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Sau đó tổ chức thông báo, niêm yết công khai lấy ý kiến về dự thảo phương án.

• Bước 5: Hoàn chỉnh, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC

- Sau khi tiếp nhận ý kiến, tổ thẩm định hướng dẫn Ban bồi thường hoàn thành phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC trình Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC thẩm định.

- Sau khi họp và thẩm định, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC và Quyết định thu hồi đất (hoặc

thông qua UBND huyện trình UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi đất theo thẩm quyền).

• Bước 6: Công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC; chi trả tiền và bàn giao mặt bằng.

Sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, Ban bồi thường GPMB phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và chủ đầu tư tiến hành công khai và gửi phương án bồi thường đến từng tổ chức, cá nhân. Sau thời gian quy định tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng theo quy định và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình bồi thường, GPMB.

3.3.3 Kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Việc giải quyết đơn thư, khiếu kiện, tranh chấp đất đai trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng ở huyện Thạch Thất đảm bảo đúng quy định của Pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; các quyết định giải quyết sau khi ban hành cơ bản được thực hiện góp phần làm ổn định tình hình quản lý sử dụng đất, không bị tồn đọng và vướng mắc về chính sách. Tuy nhiên với tốc độ đô thị hoá như hiện nay, đất đai ngày càng có giá trị lớn, vấn đề đất đai ngày càng trở nên bức xúc, đồng thời chưa có quy hoạch nên tình trạng sử dụng đất sai mục đích, tự ý lấn chiếm đất, làm nhà trái phép, xây dựng trên đất đã quy hoạch, xây dựng để lấy tiền đền bù vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.

Việc thanh tra, kiểm tra xây dựng, trồng cây lấn chiếm vào đất của các dự án đã có quyết định và thông báo thu hồi đất hầu như dựa vào đội ngũ công an và thanh tra xây dựng cấp xã và huyện và một số khiếu nại của người dân. Đến nay công tác này đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hạn chế được nhiều tình trạng xây dựng và sử dụng đất trái phép. Tuy nhiên đội ngũ cấp xã chưa phát huy hết được vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực

thi chính sách giải phóng mặt bằng một phần do nhận thức và chuyên môn chưa cao, vẫn còn tình trạng nể nang, ngại va chạm với người dân.

Từ năm 2010 đến 2014, Ban Bồi thường GPMB đã tiếp nhận 93 đơn thư kiến nghị, phản ánh liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư thuộc thẩm quyền phải xem xét giải quyết. Sau khi tiếp nhận đơn đã xem xét giải quyết, trả lời công dân hàng năm đều đạt trên 85%. Qua quá trình xem xét, trả lời đơn thư đã kịp thời xem xét điều chỉnh, bổ sung quyền lợi theo chính sách cho người bị thu hồi đất, kịp thời làm rõ các nội dung công dân phản ánh kiến nghị. Do đó ít phát sinh khiếu nại, đảm bảo ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện.

3.3.4 Thực tế công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại một số dự án 3.3.4.1 Dự án xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc 600 ha (DA1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)