CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Đánh giá chung về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng
3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
• Hạn chế về chính sách bồi thường, hỗ trợ
- Giá đất UBND thành phố quy định tính bồi thường vẫn còn thấp hơn giá thị trường, nhất là giá đất ở và đất vườn, ao liền kề với đất ở.
- Việc xác định diện tích đất được bồi thường, hỗ trợ; xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, nhất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để áp dụng chế độ hỗ trợ tại một số trường hợp vẫn còn lúng túng.
- Việc bồi thường, hỗ trợ gặp khó khăn do chính sách bồi thường, hỗ trợ thay đổi theo hướng ngày càng có lợi cho người dân, dẫn đến người nhận bồi thường sau có lợi hơn người nhận bồi thường trước. Đây cũng là nguyên nhân gây so bì, chây ỳ trong việc chấp hành quyết định thu hồi đất, làm ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường, GPMB.
- Hệ thống tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, sự buông lỏng trong quản lý đất đai của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là ở cấp xã trước đây dẫn tới khi thực hiện công tác GPMB rất khó xác định nguồn gốc đất cũng như những biến động về đất đai.
• Hạn chế về tổ chức thực hiện chính sách
- Sau khi Nhà nước công bố quy hoạch nhưng người dân vẫn cố tình xây dựng, cơi nới nhà cửa, trồng thêm cây cối hoa màu … để "đòi" Nhà nước bồi thường. Từ đó dẫn đến việc rất khó xác định tính hợp pháp của quyền sử dụng đất và tài sản của chủ hộ để bồi thường đúng quy định, như dự án Xây dựng Đại học Quốc gia, xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, xây dựng Tái Định cư Quân đội...
- Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ của huyện Thạch Thất phần lớn được giao cho Hội đồng bồi thường GPMB với cơ cấu tổ chức bao gồm các cán bộ kiêm nhiệm, không đảm bảo về mặt thời gian và còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ.
- UBND một số xã còn chưa thực sự quyết liệt trong công tác GPMB, ngại va chạm với dân và còn chưa hiểu thấu đáo chế độ chính sách về GPMB của Nhà nước dẫn tới việc tuyên truyền, giải thích và vận động cho nhân dân địa phương chưa thực sự hiệu quả.
- Việc thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật tại các địa phương có nơi, có lúc còn thiếu nghiêm túc, còn mang tính hình thức tạo nên sự bức xúc đối với người bị thu hồi đất, đặc biệt là xã Thạch Hòa, Tân xã.
- Sự phối hợp của các cấp, các ngành, tổ chức, chủ dự án có lúc còn chưa chặt chẽ; việc chỉ đạo và phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm, vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, các cấp chính quyền, các tổ chức trong thực hiện, tham gia phối hợp thực hiện công tác bồi thường, GPMB còn chưa thật rõ hoặc chồng chéo, dẫn đến gây chậm chễ và hạn chế kết quả thực hiện chính sách.
3.4.2.2 Nguyên nhân
- Cơ chế chính sách và giá bồi thường, hỗ trợ GPMB thường hay thay đổi. Kinh phí phục vụ cho việc thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB rất
thiếu, nếu có thì lại không kịp thời. Trình tự thủ tục thực hiện thu hồi đất, giao đất do Nhà nước quy định còn hết sức phức tạp. Khi triển khai dự án tái định cư, đất dịch vụ những đơn vị được giao thực hiện phải chuẩn bị nhiều thủ tục, phải qua nhiều ban ngành của sở nên mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả lại không cao.
- Nhà nước chưa có cơ chế chính sách rõ ràng trong việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư thực hiện dự án ngay từ ban đầu, thường chỉ chú trọng đến kinh phí xây dựng không chú ý đến vốn phục vụ GPMB và xây dựng hạ tầng, kỹ thuật cho đất tái định cư. Chính sách và quyền lợi của người bị thu hồi đất chưa được giải quyết kịp thời, đồng bộ như: Cấp đất tái định cư, đất dịch vụ, giải quyết việc làm gây băn khoăn cho người bị thu hồi đất.
- Một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về chính sách bồi thường của Nhà nước, đòi hỏi quyền lợi không đúng quy định. Công tác công khai, vận đọng và giải thích cho người dân hiểu về chính sách đôi lúc còn chưa hiệu quả. Một số chủ đầu tư chưa chủ động tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, coi công tác GPMB là trách nhiệm của chính quyền địa phương (Dự án Xây dựng cụm công nghiệp Đám xào xã Canh Nậu).
- Công tác quản lý đất đai của một số xã trước đây còn có nhiều tồn tại, đất quốc phòng bàn giao cho địa phương không có bản đồ giải thửa (ví dụ như đất nông trường 1A thuộc dư án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội), tình trạng đất đai chuyển nhượng qua nhiều chủ, khó khăn cho công tác phân loại đất, xác định đối tượng được bồi thường và giải quyết đơn thư kiến nghị của công dân.
- Cán bộ làm công tác GPMB còn thiếu, một số còn hạn chế về năng lực, tính chuyên nghiệp cũng như sự phối hợp trong công tác. Cùng một thời điểm UBND huyện phải chỉ đạo công tác GPMB của nhiều dự án, các dự án lại tập trung chủ yếu ở khu vực Hoà Lạc, các thành viên hội đồng bồi thường, hỗ trợ TĐC, cán bộ xã tham gia công tác GPMB phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nên ảnh hưởng đến tiến độ GPMB.
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG Ở HUYỆN THẠCH THẤT