Điều chỉnh công thức tính khả năng chi trả tối thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78)

Chƣơng 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TYM

3.3 Một số gợi ý đối với chính sách kinh tế vĩ mô trong việc quản lý TCVM

3.3.2 Điều chỉnh công thức tính khả năng chi trả tối thiểu

Thông tƣ 07/2009/TT-NHNN quy định các TCTCVM phải duy trì thƣờng xuyên tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu bằng 20%. Trong đó mẫu số đƣợc tính bằng tổng tiết kiệm bao gồm cả tiết kiệm bắt buộc. Nhƣng thực tế khoản tiết kiệm bắt buộc là của khách hàng vay vốn và thông thƣờng mức vốn vay sẽ lớn hơn mức tiết kiệm, khoản tiết kiệm này đƣợc dùng để bảo đảm món vay. Vì vậy việc áp dụng công thức tính này buộc các TCTCVM phải duy trì một lƣợng tiền lớn hơn mức cần thiết, làm giảm hiệu quả tài sản.

Ngân hàng nhà nƣớc nên xem xét điều chỉnh công thức tính chỉ số này, trong đó mẫu số đƣợc tính bằng tổng tiết kiệm, không bao gồm tiết kiệm bắt buộc.

3.3.3 Hƣớng tới xây dựng một ngành tài chính vi mô bền vững

Ở Việt Nam, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, việc chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trƣờng đã đi rất xa. Tuy nhiên một số lĩnh vực khác,

hệ thống bao cấp xƣa cũ vẫn tồn tại. Một trong số đó là TCVM. Thông qua NHCSXH, tín dụng vi mô đƣợc trao cho ngƣời nghèo với mức lãi suất rất thấp. Việc này dẫn đến:

- Tổ chức cho vay món vốn này sẽ không bao giờ bền vững, mà phụ thuộc vào các khoản bao cấp và do đó phải chịu áp lực từ các nhà cấp vốn.

- Bất kỳ tổ chức nào cạnh tranh bao gồm cả các ngân hàng thƣơng mại, QTDND, các TCTCVM đều gặp phải sự cạnh tranh bất bình đẳng và các tổ chức này cũng có nguy cơ không thể trang trải chi phí và không thể bền vững. - Bản thân ngƣời nghèo trở nên ỷ lại và phụ thuộc vào việc cho vay giá rẻ hay cho vay miễn phí, gia hạn nợ hoặc xóa nợ, do đó sẽ ít phát triển đƣợc tính sáng tạo của bản thân.

Để hƣớng tới một ngành TCVM bền vững, công bằng, các tổ chức đƣợc bình đẳng có cơ hội nhƣ nhau và khách hàng có cơ hội đƣợc tiếp cận và lựa chọn dịch vụ tốt nhất. Chính phủ cần có các biện pháp để xóa bỏ bao cấp trong ngành TCVM, xây dựng một ngành TCVM bền vững, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm hoạt động TYM đã có đƣợc những thành tích đáng kể, có nhiều cơ hội để phát triển trong tƣơng lai, bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đề tài nghiên cứu “Phát triển Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình thƣơng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” với mục đích là dựa trên phân tích thực trạng phát triển TYM hiện nay và đề xuất các giải pháp phát triển TYM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bằng các phƣơng pháp phân tích, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề cơ bản về cơ cấu thị trƣờng tài chính, TCVM trong cơ cấu tài chính, mô trƣờng phát triển TCVM. Đồng thời luận văn cũng khải quát sự hình thành TCVM trên thế giới và Việt Nam, những mô hình TCVM điển hình, giới thiệu kinh nghiệm và xu hƣớng phát triển TCVM trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng phát triển TCVM ở Việt Nam.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TYM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Đi sâu phân tích các tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới môi trƣờng hoạt động và khách hàng của TYM. Tập trung phân tích hoạt động tín dụng, huy động nguồn và đánh giá TYM về khả năng tiếp cận, tự vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của TYM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, từ những phân tích, đánh giá nêu trên luận văn đã đƣa ra các gợi ý giải pháp phát triển TYM trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và một vài gợi ý về chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển chung cho ngành TCVM Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Nguyễn Kim Anh, 2010. Phát triển tài chính vi mô ở nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

2. Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm, 2013. Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản giao thông vận tải. 3. Chính phủ, 2002. Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội.

4. Chính phủ, 2005. Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ ở Việt nam.

5. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam. 2007. Nghị định 165/2007/NĐ- CP ngày 15/11/2007 Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ ở Việt Nam.

6. Chính phủ, 2005. Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ ở Việt nam.

7. Chính phủ, 2007. Nghị định 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ ở Việt nam.

8. Chính phủ, 2011. Quyết định 2195/QĐ-TTg ngày 6/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến 2020.

9. Nhóm công tác TCVM Việt Nam, 2013. Tài chính vi mô việt nam: thực trạng và khuyến nghị chính sách, Hà Nội: Nhà xuất bản giao thông vận tải.

11. Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam, 2013. Báo cáo thường niên 2013, Hà Nội năm 2013

12. NHNN&PTNT, 2013. Báo cáo thường niên 2013, Hà Nội năm 2013 13. Lê Thanh Tâm, 2007. Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính nông thôn Việt nam – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng số 67, tháng 12/2007.

14. TYM, 2014. Kế hoạch hoạt động kinh doanh 2015-2019, Hà Nội năm 2014.

15. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ƣơng, 2013. Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Hà Nội năm 2013.

II. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

1. Ledgerwood, Joanna, with Julie Earne and Candace Nelson, eds,2013, The New Microfinance Handbook: A Financial Market System Perspective, Washington, DC: World Bank.

2. IFAD, 2000. IFAD Rural Finance Policy, Executive Board – Sixty Ninth Session, Rome 3-4 May.

III. Tham khảo internet

1. CGAP, 2015. What is Microfinance. <http://www.cgap.org/about/faq/what- microfinance> [access on August 26 2015].

2. Asian Development Bank ADB, 2000. Finance for the Poor: ADB Microfinance Dtrategy. <http://www.adb.org/documents/finance-poor- microfinance-development-strategy> [access on August 26 2015].

3. Mix Market, 2015 . <http://www.mixmarket.org> [access on August 30 2015)

PHỤ LỤC

Phụ lục 01.

Cơ cấu tổ chức TYM

Nguồn: TYM, 2014

Hội LHPN Việt Nam

P. Tổ chức – Đào tạo Điểm giao dịch (Cụm) P. Hành chính – Đối ngoại P. Nghiên cứu – Tuyên truyền P.Kế hoạch Tài chính P. Kiểm toán nội bộ Điểm giao dịch (Cụm) Phòng giao dịch Điểm giao dịch (Cụm) Phòng giao dịch Điểm giao dịch (Cụm)

Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh

Hội đồng thành viên

Ban tổng giám đốc

Phụ lục 02

Mạng lƣới hoạt động của TYM năm 2014

Tỉnh Chi nhánh Phòng Giao dịch Số huyện Từ năm Số khách hàng vay vốn Dƣ nợ cho vay (triệu đồng) Dƣ tiết kiệm (triệu đồng) Hà Nội Sóc Sơn 1 1 1992 4,272 31,946 22,445 Mê Linh 1 1 1999 2,302 18,129 10,594 Vĩnh Phúc Phúc Yên 4 4 1995 7,363 52,577 29,778 Hƣng Yên Kim Động 2 2 1996 6,807 42,780 23,658 Nam Định Ý Yên 3 2 1996 5,865 35,982 22,650 Mỹ Lộc 1 1 2009 2,679 21,700 9,113 Nam Trực 2 2 2011 2,959 21,898 8,035 Hải Hậu 2 2 2011 2,324 16,632 6,530 Nghệ An Hƣng Nguyên 2 2 1997 5,303 29,619 21,459 Nghi Lộc 6 3 2001 13,046 78,000 53,380 Đô Lƣơng 3 2 2007 4,147 25,345 11,256 Diễn Châu 5 3 2009 12,741 92,583 33,455 Hải Dƣơng Gia Lộc 5 4 2002 5,673 45,618 23,129 Thanh Hóa Quảng Xƣơng 4 3 2003 11,245 88,891 35,179 Thái Nguyên Sông Công 4 4 2008 5,974 45,328 23,842 Bắc Ninh Bắc Ninh 4 4 2008 7,627 59,907 28,133 Phú Thọ Việt Trì 4 4 2009 6,728 51,420 22,378 Cộng 17 53 44 107,055 758,354 385,013

Phụ lục 03

Các sản phẩm tín dụng TYM (Nguồn: TYM, 2014)

Vòng vốn Số tiền (triệu đồng)

Lãi suất Mục đích sử dụng Điều kiện Kì hạn

1. Vốn chính sách

5,0%/năm (phẳng)

kinh doanh nhỏ, hoạt động tăng thu nhập

Phụ nữ thuộc hộ dƣới chuẩn nghèo do chính phủ quy định 50 tuần Vòng 1 Từ vòng 2 1-12 1-15

2. Vốn tiêu dùng Thỏa thuận 11,5% /năm

Tiêu dùng và các nhu cầu khác của gia đình

Sau 3 tháng là vay vốn đầu tiên 25 tuần , 40 tuần, 6 tháng, 12 tháng Vòng 1 Từ vòng 2 1-12 1-15 3. Vốn phát triển SXKD Thỏa thuận 11,5% /năm

Chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh buôn bán, doanh nghiệp vi mô

Phụ nữa thuộc hộ gia đình có thu nhập thấp ở nông thôn, thành thị 50 tuần hoặc 12 tháng Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 trở đi 1-12 1-20 1-30 1-30 4. Vốn xây dựng – sửa chữa nhà cửa 12,0%/năm (phẳng)

Đầu tƣ và sửa chữa nhà cửa Sau vòng vốn thứ nhất của vốn chính sách và vốn SXKD 70 hoặc 100 tuần Từ vòng 1 1-10 5. Vốn đầu tƣ (mới thí điểm ở 2 chi nhánh) Từ vòng 1: 30-100tr

9,0%/năm Đầu tƣ phát triển mô hình kinh doanh

Có mô hình kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên

1 năm đến 2 năm

Ghi chú:

1)Khách hàng không phải trả phí nào khác ngoài tiết kiệm bắt buộc hàng tuần 10.000 đồng. 2)Các món vốn, lãi đƣợc hoàn trả chia đều theo tuần hoặc hàng tuần.

3)Phát vốn dựa trên lịch sử khách hàng và khả năng hoàn trả của gia đình.

4)Khách hàng có thể vay tối đa 2 món vốn 1 lúc. Tổng mức vốn không quá 30 triệu đồng.

Phụ lục 04

Các sản phẩm tiết kiệm TYM năm 2014

Sản phẩm Số tiền (đồng) Điều kiện Lãi suất Mục đích Kì hạn

1. TKBB Tối thiểu 10.000 đ/tuần

Chỉ rút sau khi đạt số dƣ 1,5 triệu đồng, dƣ tối thiểu đạt 10% gốc vốn phát

3,6%/năm Hình thành thói quen tiết kiệm Không kỳ hạn 2. TKTN Từ 5.000 đ/tuần Từ 100.000 đ/tuần Từ 100.000/tháng Khách hàng có vay vốn Khách hàng không vay vốn Công chúng

1.0%/năm Đƣa ra sp TK nhỏ, linh

hoạt Không kỳ hạn 3. TK CKH Từ 500.000 đồng Số tiền 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng Cố định 1,3, 6, 12 tháng 0,5 – 5 triệu 4,5% 5,0% 5,5% 6,5% 5 – 20 triệu 5,0% 5,5% 6% 7,0%%

4. TK GG Từ 100.000 đ/tháng < 0,5 triệu / tháng 3,6% Tối thiểu 6 tháng > 0,5 triệu / tháng 5,4%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)