2.1 Giới thiệu về TYM
2.1.3 Thực trạng phát triển TYM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.3.1 Mức độ tiếp cận của TYM
Các chỉ sổ thể hiện mức độ tiếp cận của TYM từ năm 2008 đến 2014 thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2 Mức độ tiếp cận của TYM STT Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình các tổ chức Đông Nam Á 2013 1 Số lƣợng sản phẩm cung ứng Vốn vay 4 4 4 4 4 4 5 Tiết kiệm 2 2 4 4 4 4 4 2 Tỷ lệ tăng trƣởng khách hàng 28% 17% 36% 32% 8% 15% 15% 30% 3 Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ 38% 28% 56% 48% 16% 24% 26% 38% 4 Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ tiết kiệm 6% 26% 59% 73% 83% 30% 39% 8% 5 Dƣ nợ cho vay trung bình trên khách hàng/Sản
phẩm quốc nội bình quân trên đầu ngƣời 11% 10% 13% 14% 16% 18% NA 43% 6 Dƣ nợ có nguy cơ chậm trả/Tổng dƣ nợ 0,02% 0,02% 0,02% 0,02% 0,03% 0,03% 0,01% 4,00%
Nguồn: TYM,2014 và Mixmaket, 2015
TYM phục vụ các sản phẩm truyền thống của tài chính vi mô với số lƣợng sản phẩm hạn chế. Năm 2011, TYM có thêm 2 sản phẩm tiết kiệm mới là tiết kiệm gửi góp và tiết kiệm có kỳ hạn. TYM duy trì cho vay 4 sản phẩm truyền thống phục vụ ngƣời nghèo và thu nhập thấp, năm 2014 thí điểm 1 sản phẩm mới phục vụ phân khúc thị trƣờng mới, đánh dấu bƣớc đi quan trọng trong chiến lƣợc của TYM nhằm cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại. Tỷ lệ tăng trƣởng khách hàng và vốn của TYM những năm gần đây có xu hƣớng giảm dần, năm 2013 hai tỷ lệ này đều thấp hơn của các tổ chức trong khu vực. Nguyên nhân chính là do sức ép cạnh tranh gia tăng, khó mở rộng địa bàn mới. Nhiều tổ chức cùng tham gia cung ứng dịch vụ tài chính vi mô, TYM không chỉ cạnh tranh với NHCSXH, NHNN&PTNT, QTDND, các TCTCVM mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là ngân hàng Đông Á có mặt ở hầu hết các địa bàn TYM đang hoạt động.
Bên cạnh đó một phần không nhỏ các khách hàng cũ đã rời bỏ TYM, tỷ lệ nảy chiếm 20% số khách hàng năm 2014 với các lý do chính: chuyển sang vay vốn của tổ chức khác vì mức vốn vay của TYM nhỏ, hình thức hoàn trả không phù hợp; khách hàng tìm đƣợc việc làm trong các khu công nghiệp (thuộc Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Dƣơng, Bắc Ninh) không có nhu cầu vay vốn.
Tỷ lệ tăng trƣởng tiết kiệm tăng cao giai đoạn từ 2010 -2012 khi TYM có thêm sản phẩm mới, khai thác sâu vào thị trƣờng hiện tại của TYM, các khách hàng hiện tại của TYM. Sau khi thu hút hết các khách hàng hiện tại, chỉ số này xu hƣớng giảm dần các năm tiếp theo.
Theo kết quả phân tích mức độ tiếp cận của TYM từ năm 2012 đến 2014 cho thấy TYM đã nỗ lực tăng cƣờng tiếp cận cả chiều rộng và chiều sâu trong đó ấn tƣợng nhất là chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng dƣ nợ vốn. Tuy nhiên, do sức ép cạnh tranh gia tăng, các chỉ số tăng trƣởng có xu hƣớng giảm dần,
TYM cần nghiên cứu để duy trì và cải thiện các chỉ số này. TYM cần tập trung nghiên cứu để phát triển thêm các nhóm sản phẩm, hình thức tiếp cận đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng nhƣ hiện nay.
2.1.3.2 Mức độ bền vững của TYM
Từ năm 2008 đến 2014, TYM đều đạt bền vững về hoạt động, khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên các chỉ số có xu hƣớng giảm dần, nguyên nhân chính là do tăng trƣởng về dƣ nợ có xu hƣớng giảm. Chỉ số bền vững về tài chính phụ thuộc nhiều vào chỉ số lạm phát. Năm 2008 và năm 2011 là hai năm có chỉ số lạm phát cao, chỉ số bền vững về tài chính của TYM nhỏ hơn 100%, nghĩa là lợi nhuận làm ra không đủ bù đắp giảm giá trị của vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.3: Các chỉ số bền vững của TYM STT Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Bền vững về hoạt động 166% 161% 142% 127% 134% 134% 131% 2 Bền vững về tài chính 79% 117% 105% 95% 120% 116% 125%
3 Khả năng sinh lời
trên tài sản 7,4% 7,8% 6,5% 4,5% 6,28% 5,77% 4,70%
Nguồn: TYM, 2014 2.1.3.3 Tác động của TYM đối với cộng đồng
Thành lập từ năm 1992 với sứ mệnh chính là hỗ trợ các hộ nghèo và thu nhập thấp phát triển kinh tế và nâng cao năng lực nên các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của TYM đều đƣợc thiết kế tập trung phục vụ nhóm đối tƣợng này. Sau hơn 22 năm hoạt động, hoạt động của TYM đƣợc Chính phủ, Ngân hàng nhà nƣớc, các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá có nhiều tác động đối
Tác động lớn nhất phải kể đến là TYM đã cấp vốn cho các hộ nghèo, thu nhập thấp món vốn vay nhỏ không cần tài sản đảm bảo. Các hộ không có tài sản đảm bảo và chỉ có nhu cầu vay món vốn nhỏ khó có thể tiếp cận tới các Ngân hàng thƣơng mại và không phải ai cũng có thể vay tiền của NHCSXH. Đặc biệt hơn nữa, món vay đƣợc thiết kế hoàn trả nhiều lần thành các mức rất nhỏ giúp cho ngƣời vay không rơi vào bẫy nợ, hết hạn món vay đồng nghĩa với hết nợ. Một khách hàng trung bình vay món vốn 10 triệu sẽ hoàn trả 50 lƣợt, mỗi lƣợt trả chỉ có 200 nghìn đồng tiền gốc. Thay vì phải tới các điểm giao dịch của Ngân hàng, cán bộ của TYM sẽ đến từng thôn để thu tiền, việc này khiến cho ngƣời vay tiết kiệm chi phí giao dịch. Thông qua các món tín dụng này mỗi năm TYM giúp cho hơn 100 000 hộ có có nguồn vốn để phát triển kinh tế bền vững, cải thiện thu nhập và mở rộng sản xuất kinh doanh. Giúp ngƣời nghèo có thể tiết kiệm: nhiều ngƣời, đặc biệt là những ngƣời nghèo cho rằng họ không thể có khoản tiền tiết kiệm, nhƣng TYM bằng các sản phẩm phù hợp đã giúp khách hàng có thể tiết kiệm từng món nhỏ nhất để có tiền chi tiêu trong các tình huống khẩn cấp, chống đỡ các rủi ro phát sinh mà có thể đẩy họ đến sự cùng cực. Tổng số tiền tiết kiệm của khách hàng vi mô tính đến năm 2014 đạt 266 tỷ chiểm 66% tổng tiết kiệm của TYM.
Gắn kết cộng đồng: TYM tổ chức các hoạt động chung nhƣ sinh hoạt hàng tháng, giao lƣu văn hóa thể thao, đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh, xây dựng nhóm cùng sở thích, tổ chức chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm giúp cho các khách hàng có cơ hội đƣợc gặp gỡ, kết bạn, chia sẻ và học tập kinh nghiệm. Đặc biệt hàng năm TYM cùng các khách hàng tổ chức hoạt động xây nhà tình thƣơng, tri ân các gia đình chính sách xã hội, trao học bổng cho trẻ em nghèo, khám chữa bệnh miễn phí, đào tạo xóa mù chữ,… Thông qua các hoạt động này TYM trở thành cầu nối trung gian gắn kết cộng đồng.
2.2 Tác động, cơ hội và thách thức của Hội nhập kinh tế quốc tế đối với TYM