Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 108 - 110)

Thứ nhất, nâng cao năng lực quản lý điều hành. Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.

Thứ hai, phối hợp cùng Bộ tài chính để tham gia xây dựng và phát triển đa dạng hóa thị trường vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các NHTM đang phải gánh vác.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng xin phép chính phủ để đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa các Ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện cho các ngân hàng này hoạt động an toàn và hiệu quả, tạo sản chơi bình đẳng cho các NHTM trong nước.

Thứ tư, Tăng cường các công cụ và phương pháp giám sát các NHTM hiệu quả hơn. Hiện nay, hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước vẫn được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc kiểm tra tính tuân thủ các quy định hiện hành mà chưa tập trung phân tích, đánh giá các rủi ro tiềm tàng trong hoạt dộng của các ngân hàng. Để tăng cường khả năng phát hiện rủi ro, Ngân hàng Nhà nước có thể nghiên cứu tiến tới việc áp dụng các biện pháp và áp dụng các công cụ giám sát tiên tiến trên thế giới trên cơ sở tuân thủ các nguyên tác giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu và không thể đảo ngược. Tiến trình đó đang tạo áp lực lớn lên hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt nam nói chung và hệ thống ngân hàng TMCP nói riêng. Cơ hội cũng nhiều nhưng khó khăn, thách thức cũng lớn, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ấy, ngân hàng Quốc Tế cũng không thể “chậm chễ” đứng ngoài cuộc.

Mặc dù đã có những chính sách thúc đẩy năng lực cạnh tranh trong thời gian qua, nhưng qua phân tích cho thấy năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Quốc Tế vẫn còn nhiều hạn chế so với một số NHTM Nhà nước, ngân hàng TMCP trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Để nâng cao nâng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Quốc Tế thì đòi hỏi phái có những giải pháp đồng bộ từ cả phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là những giải pháp từ chính Ngân hàng Quốc Tế.

Xuất phát từ sự cần thiết đó tôi đã chọn đề tài “ Năng lực canh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”

và đề tài tập trung vào những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về NHTM, NLCT của các NHTM. - Phân tích thực trạng về NLCT của Ngân hàng Quốc Tế Việt, đề tài cũng nêu ra điểm hạn chế về NLCT của Ngân hàng Quốc Tế, đồng thời cũng chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại đó.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của Ngân hàng Quốc Tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có giải pháp từ phía Ngân hàng Quốc Tế và một số kiến nghị đối với các Cơ quan nhà nước.

Do thời gian nghiên cứu ngắn, năng lực bản thân còn hạn chế nên nội dung nghiên cứu trên đây sẽ là chưa đầy đủ và không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp của các Quý Thầy cô và các bạn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo, Bạn bè, Gia đình, Đồng nghiệp và đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai là người hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)