Điểm hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 85)

Trong những năm gần đây Ngân hàng Quốc Tế đã có những nỗ lực lớn trong hoạt động kinh doanh và qua đó cũng đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng xét trên giác độ tổng thể, có thể thấy rằng, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Quốc Tế còn có nhiều hạn chế như: Năng lực về tài chính, tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng, chỉ tiêu về lợi nhuận và khả năng sinh lời…

Vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế không ngừng tăng lên qua các năm nhưng nếu so với quy mô vốn điều lệ với một số NHTM cổ phần và các NHTM Nhà nước thì quy mô vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế còn nhỏ hơn rất nhiều. Đến cuối năm 2006 vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế chỉ bằng 19,26%/vốn điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bằng 16.9%/vốn điều lệ của Ngân hàng Đầu tư, bằng 34.42%/vốn điều lệ của Ngân hàng Công Thương, bằng 18.49%/vốn điều lệ của Ngân hàng Ngoại Thương. Với mức vốn điều lệ thấp như vậy sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Quốc Tế vì: Khi vốn điều lệ thấp thì Ngân hàng Quốc tế không đủ khả năng tham gia cho vay những dự án lớn, có tiếng trên thị trường; Khi biến động thị trường không ngừng thì khả năng chống đỡ rủi ro Ngân hàng Quốc tế là thấp; Vốn điều lệ thấp còn ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào công nghệ vì Ngân hàng chỉ có chế sử dụng vốn để đầu tư vào công nghệ và gặp khó khăn trong việc triển khai mở rộng chi nhánh vì theo quy định hiện hành thì cứ mở một chi nhánh là Ngân hàng phải có số vốn điều lệ tương ứng là 20 tỷ đồng.

Hệ số an toàn về vốn: Những năm gần đây Ngân hàng Quốc Tế đã không đạt được mức tối thiểu của hệ số CAR II như quy định yêu cầu đề ra (8%) nên khi tình hình kinh doanh và thị trường có biến động xấu thì Ngân hàng có thể gặp rủi ro . Cụ thể, năm 2004, 2005, 2006 hệ số CAR của Ngân hàng Quốc Tế lần lượt là 6.7%, 6.6% và 7.2%.

Tổng tài sản của Ngân hàng Quốc Tế đến thời điểm 31/12/2006 là 16.526 tỷ đồng chỉ bằng 66% của Ngân hàng Sài gòn Thương Tín, bằng 37% Ngân hàng Á Châu, bằng 95% Ngân hàng Kỹ Thương và bằng 90% Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu. Như vậy, tổng tài sản của Ngân hàng Quốc Tế còn thấp hơn so với các NHTM khác.

Tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Quốc Tế còn thấp hơn so với các NHTM cổ phần khác. Cụ thể, năm 2006 tổng dư nợ của Ngân hàng quốc Tế chỉ bằng 63% của Ngân hàng Sài gòn Thương Tín, bằng 53% của Ngân hàng Á Châu và bằng 89% của Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu. Qua các tiêu chí đánh giá này ta cũng có thể thấy được khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Quốc tế trong việc thu hút khách hàng trong hoạt động tín dụng, một hoạt động mang lại nguồn thu chính cho các NHTM còn hạn chế.

Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Quốc Tế năm 2006 còn thấp hơn so với các NHTM khác. Cụ thể, năm 2006 tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng quốc Tế là 200 tỷ đồng. Tổng số lợi nhuận này chỉ bằng 32.7%(611 tỷ đồng)của Ngân hàng Sài gòn Thương Tín, bằng 29%(687 tỷ đồng) của Ngân hàng Á Châu và bằng 55.8% (358 tỷ đồng) của Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu.

Chỉ tiêu sinh lời( ROA, ROE) của Ngân hàng Quốc Tế còn rất thấp, thấp cả giá trị tuyệt đối cũng như giá trị tương đối. Đây cũng là chỉ tiêu tổng quát để đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Quốc Tế so với các NHTM khác. Nếu so sánh với Ngân hàng Kỹ Thương và Ngân hàng Á Châu thì hệ số ROA và ROE của hai ngân hàng này luôn ở mức cao gấp hơn hai lần so với Ngân hàng Quốc Tế.

Vậy đâu là nguyên nhân? * Về mô hình quản lý:

Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng lớn trên thế giới thì trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì ngoài lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, các ngân hàng lớn trên thế giới thường xây dựng một mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng. Tập đoàn tài chính – ngân hàng là một thực thể kinh tế gồm một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng; mỗi thành viên tập đoàn là những pháp

nhân độc lập, trong đó Ngân hàng sẽ làm nòng cốt. Giữa các doanh nghiệp đó có mối liên kết nhất định để cùng nhau thực hiện một liên kết kinh tế có quy mô lớn nhằm đạt được hiệu quả hoạt động tối đa. Một tập đoàn tài chính – ngân hàng mạnh thường mạnh hoạt động đa năng của mình sang lĩnh vực bảo hiểm, thuê mua tài chính, quản lý và khai thác tài sản, chứng khoán,… Nhưng hiện tại Ngân hàng Quốc Tế mới chỉ dừng lại ở một mảng kinh doanh duy nhất, đó là kinh doanh ngân hàng. Trước sức ép của cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh kế quốc tế thì việc xây dựng mô hình Tập đoàn tài chính – ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Quốc Tế là cần thiết.

Hiện tại, Ngân hàng Quốc Tế đang quản lý theo mô hình khối quản lý theo chiều dọc, quản lý theo khối khách hàng. Đây là mô hình quản lý hiện đại, chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng nhưng thực tế nó cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể hạn chế về:

Quy trình phê duyệt tín dụng: Hạn mức phê duyệt hạn mức tín dụng của Chi nhánh còn quá thấp và quy trình phê duyệt tín dụng của Ngân hàng Quốc Tế phức tạp nên tốc độ phê duyệt khoản vay còn quá chậm, nên đã ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, chưa thật sự mang lại sự thoả mãn cho khách hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng Quốc Tế trong thời gian qua.

- Hạn mức phê duyệt tín dụng:

+ Dưới 300 triệu: Giám đốc chi nhánh có thẩm quyền phê duyệt

+ Từ 300 triệu đồng đến 5 tỷ đồng: Phòng Giám sát tín dụng và tái thẩm định hội sở thẩm định và trình Tổng Giám đốc phê duyệt.

+ Trên 5 tỷ đồng: Do Uỷ ban Tín dụng phê duyệt.

- Thời gian họp Uỷ ban Tín dụng: Một tuần Uỷ ban Tín dụng họp 02 buổi vào lúc 13h -17h ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần.

Như vậy, tất cả các khoản vay có giá trị hơn 300 triệu đồng thì tất cả các chi nhánh trong cả nước đều phải chuyển lên Phòng giám sát tín dụng và tái thẩm định hội sở thẩm định định và phê duyệt, đây là một hạn chế lớn của Ngân hàng Quốc tế trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Nguyên nhân:

Quy trình phê duyệt quá phức tạp, phải chuyển qua quá nhiều cấp phê duyệt nên đã gây ra tình trạng ứ đọng tờ trình trong quá trình phê duyệt.

Nhân sự của Phòng giám sát tín dụng và tái thẩm định thẩm định hội sở còn quá mỏng, chất lượng của đội ngũ nhân sự còn nhiều hạn chế. Tổng số nhân sự gồm 11 người, trong đó: 01 giám đốc, 01 chuyên viên cao cấp, 02 chuyên viên chính, 05 chuyên viên và 02 chuyên viên khởi nghiệp. Vì vậy, khối lượng công việc của Phòng giám sát tín dụng và tái thẩm định hội sở thẩm định định hội sở luôn trong tình trạng quá tải. Trong 6 tháng qua, số lượng hồ sơ thẩm định: 3.015 hồ sơ, bằng 93% cả năm 2006, giá trị số tiền phê duyệt: 20.50 nghìn tỷ đồng, bằng 139% cả năm 2006, số dự án trên 30 tỷ thẩm định trực tiếp: 77 dự án, tăng gấp 3 lần cả năm 2006 …. trong khi Phòng giám sát tín dụng và tái thẩm định thẩm định hội sở liên tục phải phối hợp cùng chi nhánh đi thẩm định trực tiếp khách hàng, trong khi có những dự án sau khi về rồi chi nhánh không trình vì khách hàng không về quan hệ, hoặc sau khi thẩm định kỹ chi nhánh thấy dự án không hiệu quả.

Thời gian họp Ủy ban tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và tốc độ phê duyệt những khoản vay trên 05 tỷ đồng là rất chậm vì đối với những khoản vay này thì phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên của Uỷ ban tín dụng_Uỷ ban tín dụng gồm 05 thành viên: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc - Phụ trách Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Phó Tổng giám đốc - Phụ trách Khối Khách hàng cá nhân và Giám đốc phòng Giám sát tín dụng và tái thẩm định thẩm định thì mới tiến hành các thủ tục giải ngân. Hiện tại, quy trình này đang mất rất nhiều thời gian vì Phó Tổng giám đốc - Phụ trách Khối Khách hàng Doanh nghiệp đang phụ trách quản lý trực tiếp khu vực phía Nam nên thủ tục lấy chữ ký là rất khó và mất nhiều thời gian. Từ đó làm chậm khả năng đáp ứng nhu cầu của Khách hàng, dẫn đến sự không hài lòng của Khách hàng và mất dần những mối quan hệ thân thiết với những Khách hàng lớn, có quan hệ thường xuyên ổn định và đem lại nguồn thu chủ yếu cho nhân hàng…

Định giá tài sản bảo đảm: Ngân hàng Quốc Tế quy định những khoản vay trên 1.5 tỷ đồng thì Bộ phận định giá tài sản bảo đảm độc lập của hội sở phải tiến

hành đi định giá và gửi kết quả định giá xuống chi nhánh để làm cơ sở cho vay. Quy trình này cũng mất nhiều thời gian, do mỗi lần định giá tổ định giá độc lập phải mất 03 ngày thì mới có kết quả để gửi xuống các chi nhánh. Vì vậy, nó cũng làm chậm khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

* Về nhân sự:

Ngân hàng Quốc Tế được thành lập từ năm 1996 nên quá trình hoạt động kinh doanh chưa dài, nên trình độ của đội ngũ nhân viên cũng như cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế:

Hầu hết các cán bộ của Ngân hàng Quốc Tế còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong công việc thực tế, nhất là một số lĩnh vực về các nghiệp vụ tài trợ thương mại và đặc biệt là các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại như các nghiệp vụ phái sinh: giao dịch Swap, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn…

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại 70% lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng năng lực của cán bộ tín dụng Ngân hàng Quốc Tế cũng còn nhiều hạn chế: Đến cuối năm 2006, tổng số cán bộ tín dụng của Ngân hàng Quốc tế là khoảng 400 nhân viên, có độ tuổi trung bình là 27. Trong đó có 15 Quản lý cao cấp quan hệ khách hàng, 100 quản lý khách hàng, còn lại là chuyên viên tín dụng và chuyên viên khởi nghiệp. Nhiều chi nhánh và phòng giao dịch mới mở nhưng toàn bô cán bộ tín dụng đều chuyên viên tín dụng và chuyên viên khởi nghiệp nên đã không đản bảo yêu cầu công việc. Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng doanh thu lớn của Ngân hàng Quốc Tế nhưng hầu hết các nhân viên trẻ, mới ra trường và đang trong quá trình tìm hiểu và nắm vững những chính sách tín dụng cũng như quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng. Trình độ hiểu biết về các ngành nghề còn nhiều hạn chế. Nhưng với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và việc mở rộng cung cấp tín dụng ra nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, các cán bộ tín dụng đang phải chịu sức ép của khối lượng công việc gia tăng. Sự mở rộng lĩnh vực cho vay đòi hỏi những kỹ năng và kiến thức mới vượt quá xa khả năng của cán bộ tín dụng, dẫn đến việc không thể đảm bảo tuân thủ những quy định trong thẩm định và giám sát đối tượng vay nên có thể sẽ bỏ qua những khách hàng có

tiềm năng phát triển tốt nhưng không nhận thấy được những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai của những khách hàng mà mình đề xuất cho vay.

Trước đây khi bổ nhiệm trưởng các phòng giao dịch Ngân hàng Quốc Tế đã không chú ý đến nghiệp vụ cho vay của các trưởng phòng này mà chỉ chú ý tới mục đích huy động vốn nhưng trước thực tế hiện nay để bù đắp chi phí hoạt động thì các phòng giao dịch buộc phải thực hiện cả nghiệp vụ cho vay nên hiện tại các trưởng phòng giao dịch có rất nhiều hạn chế về kinh nghiệm về xét duyệt cho vay, đặc biệt là cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Nguyên nhân:

- Bất cập trong chính sách tuyển dụng: Việc tuyển dụng vẫn diễn ra hàng loạt, khi nào cần thì tuyển mà chưa có chiến lược lâu dài, đặc biệt là tuyển dụng các nhà quản trị trong tương lai.

Các tiêu chí tuyển dụng không phải lúc nào rõ ràng và không có quy đinh cụ thể về những phẩm chất, kỹ năng cần thiết với thang điểm khoa học phù hợp cho từng vị trí tuyển dụng. Việc tuyển dụng nhiều khi còn theo cảm tính, kinh nghiệm mà chưa kết hợp với các tiêu chí đánh giá khoa học nên trong nhiều cuộc phỏng vấn vẫn còn hiện tượng người phỏng vấn làm ở bộ phận khác nhưng lại phỏng vấn nhân sự cho bộ phận khác không đúng chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Công tác tuyển dụng còn mang tính chất thụ động. Ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm những nguồn nhân lực của mình thông qua những hình thức tổ chức gặp gỡ các sinh viên ở những trường danh tiếng và trao đổi về nhu cầu tuyển dụng hiện tại cũng như trong tương lai, làm cho hình ảnh của Ngân hàng Quốc Tế được các nhân viên tiềm năng biết đến nhiều hơn, trên cơ sở đó Ngân hàng Quốc Tế sẽ có nhiều cơ hội tuyển được những sinh viên giỏi hơn. Cách tuyển dụng hiện nay của Ngân hàng Quốc Tế mới chỉ dừng lại ở việc đăng tuyển trên báo, internet, …rồi chờ người lao động đến nộp hồ sơ.

- Bất cập trong chính sách đào tạo: Công tác đào tạo còn hạn chế, hạn chế vê số lượng, chất lượng và hạn chế về thời gian trong mỗi khóa đào tạo.

Số lượng: ít, các nghiệp vụ cần thiết cho nhân viên làm việc, đặc biệt là những nhân viên mới không được kịp thời.

Chất lượng: Chủ yếu là do các Quản lý bộ phận phòng ban ở Hội sở giảng dạy, các buổi giảng dạy chưa được hệ thống một cách tổng quát, chỉ mang tính chất trao đổi. Thường sau mỗi khóa đào tạo Ngân hàng Quốc Tế không tổ chức đánh giá kết quả đào của từng nhân viên tham gia khóa học một cách nghêm túc nên chất lượng đào tạo cũng còn nhiều hạn chế.

Thời gian của mỗi khóa đào tạo: Thời gian đào tạo của mỗi khóa không đủ đáp ứng nội dung của khóa học.

- Bất cập trong chính sách trả lương và đánh giá nhân viên.

Nếu so với các NHTM khác thì mặt bằng thu nhập bình quân của Ngân hàng Quốc tế còn thấp. Mức thu nhập bình quân của Ngân hàng Quốc tế trong năm 2006 là 4,91 triệu đồng/tháng, đây là mức thu nhập thấp so với các NTHM cổ phần khác, mức thu nhập bình quân này chỉ tương đương mức thu nhập bình quân của Ngân hàng Sài gòn Thương tín và Ngân hàng Á Châu năm 2004, Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Kỹ Thương năm 2005. Mức thu nhập bình quân của các ngân hàng này vào năm 2006: Ngân hàng Á Châu là 5,8 triệu đồng/ tháng và ngân hàng Sài gòn Thương tín là 6,0 triệu đồng/tháng.

Mặt bằng thu nhập thấp, cơ chế trả lương cũng còn nhiều cứng nhắc, những nhân viên được ký hợp đồng lao động ba năm nhưng vẫn chưa được hưởng lương theo cơ chế khoán trong khi thời gian thử việc dài, công việc vẫn phải làm việc phụ thuộc nên đã tạo ra tâm lý nhàm chán và nặng nề, đặc biệt là những nhân viên giỏi. Trong khi đó thời gian thử việc ở các ngân hàng nước ngoài là 2 tháng với mức lương thử việc tương đối cao khoảng từ 250 – 300 USD/tháng. Trả lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)