Năng lực tiếp cận thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70 - 74)

Thứ nhất, nâng cao số lượng kênh và chất lượng nguồn thông tin cung cấp cho khách hàng: Từ khi thành lập Ngân hàng Quốc Tế đã thiết lập vebsite, trên vebsite cung cấp các thông tin thông tin chung về hoạt động của Ngân hàng Quốc Tế như: Lịch sử phát triển, lĩnh vực hoạt động, mạnh lưới chi nhánh, các sản phẩm dịch vụ, biểu lãi suất, tỷ giá, ngân hàng trực tuyến…

Trang bị hệ thống ATM độc lập và là thành viên của liên minh thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, thẻ ATM của Ngân hàng Quốc Tế cung cấp có thể thưc hiện các giao dịch tại các máy ATM của các ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Kỹ Thương.

Triển khai các dịch vụ Ngân hàng hiện đại như ngân hàng điện tử, dịch vụ Mobil Banking để khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ truy vấn tài khoản, tìm hiểu tỷ giá, lãi suất…

Tham gia các hội trợ triển lãm ngành tài chính ngân hàng để giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng. Tham gia các chương trình hội thảo về hội nhập WTO các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là đối tượng khách hàng định hướng phát

triển của Ngân hàng Quốc Tế và nó đã được thể hiện rõ trong sứ mệnh của Ngân hàng Quốc Tế.

Thứ hai, tăng cường số lượng chi nhánh trong nước. Một trong những biện pháp thu hút khách hàng là gia tăng số lượng các chi nhánh. Tốc độ mở rộng hệ thống chi nhánh cũng như sự gia tăng các hoạt động đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ cạnh tranh trên thị trường. Có thể nói những năm gần đây, Ngân hàng Quốc Tế đã không ngừng mở rộng chi nhánh và các phòng giao dịch. Năm 2006 mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Quốc Tế được mở rộng cả về quy mô và vùng địa lý. Đến cuối năm 2006, hệ thống Chi nhánh và Phòng giao dịch của Ngân hàng Quốc Tế là 58 chi nhánh và phòng giao dịch, trong đó có 27 chi nhánh và phòng giao dịch được khai trương mới trong năm 2006. Hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch của Ngân hàng Quốc Tế đã hiện diện tại 15 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước. Đây đều là những trung tâm kinh tế năng động có nhiều tiềm năng cho dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển và có khả năng phát cung cấp và phát triển các dịch vụ ngân hàng một cách mạnh mẽ.

Biểu đồ số 5: Tốc độ tăng chi nhánh của Ngân hàng Quốc tế năm 2003-2007 Tăng trưởng chi nhánh

6 16 16 31 58 80 0 20 40 60 80 100 2003 2004 2005 2006 (Dự kiến) 2007 Năm Số ợn g

(Nguồn: Bản tin nội bộ Ngân hàng Quốc tế tháng 07/2007)

Qua biểu đồ tăng trưởng chi nhánh của Ngân hàng Quốc Tế ta thấy số lượng chi nhánh và phòng giao dịch không ngừng tăng lên, chỉ riêng trong năm 2006 số lượng chi nhánh được mở mới là 27, số lượng chi nhánh này bằng 46% số lượng chi nhánh và phòng giao dịch mà Ngân hàng Quốc Tế mở từ khi thành lập

đến cuối năm 2005. Đây là một trong những nỗ lực lớn của Ngân hàng Quốc Tế trong công tác phát triển mạng lưới chi nhánh.

Bảng số 14 : Số lượng chi nhánh của một số NHTM đến tháng 12/2006

STT Ngân hàng Điểm giao dịch Đại lý ở nước ngoài

1 VIB Bank 58 108 2 ACB 94 571 3 SACOMBANK 163 569 4 EXIMBANK 48 456 5 TECHCOMBANK 112 598 6 EAB 45 710

(Nguồn: Các westsite của các Ngân hàng)

Qua bảng số liệu thống kê số lượng các chi nhánh của các NHTM cổ phần ta có thể số lượng các chi nhánh của Ngân hàng Quốc tế so với các NHTM cổ phần khác ta thấy số lượng chi nhánh của Ngân hàng Quốc tế còn thấp, độ phủ tại các trung tâm kinh tế thương mại còn mỏng. Đến thời điểm cuối năm 2006, Ngân hàng Á Châu đã có 94 chi nhánh, Ngân hàng Sài gòn Thương tín đã có 163 chi nhánh, Ngân hàng Kỹ thương đã có 112 chi nhánh. Đây là ba NHTM cổ phần có nhiều chi nhánh nhất trong hệ thống các NHTM cổ phần, các chi nhánh trải đều trên khắp các tỉnh/thành phố trọng điểm trong cả nước. Các Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Xuất nhập khẩu cũng đã có gần 50 chi nhánh ở những vùng kinh tế trọng điểm.

Nếu so sánh số lượng chi nhánh của Ngân hàng Quốc Tế với các NHTM Nhà nước thì đây là một hạn chế lớn của Ngân hàng Quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Ngân hàng có hệ thống chi nhánh rộng lớn nhất với 2000 chi nhánh cấp I, cấp II, cấp III và Sở giao dịch trên 64 tỉnh/thành phố và đã tiếp cận đến cấp độ phường xã. Ngân hàng Công thương có hai Sở giao dịch, 150 chi nhánh, hơn 200 phòng giao dịch và hơn 500 quỹ tiết kiệm. Ngân hàng Ngoại Thương đến cuối năm 2006 cũng có tổng cộng trên 200 chi nhánh và phòng giao dịch, 1 công ty tài chính, và các văn phòng đại diện ở

nước ngoài. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có ba Sở giao dịch, trên 300 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài trên khắp cả nước.

Đối với các ngân hàng nước ngoài đang bị giới hạn mở chi nhánh và các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở chi nhánh của mình nên số lượng chi nhánh hiện tại của các ngân hàng nước ngoài còn rất hạn chế, chỉ khoảng vài chi nhánh tập trung ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các đại lý ngân hàng ở nước ngoài của Ngân hàng Quốc tế còn qua ít. Đây cũng là một hạn chế của Ngân hàng Quốc Tế vì những năm gần đây dịch vụ chi trả kiều hối tăng rất mạnh và đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các NHTM và cạnh tranh trong lĩnh vực kiều hối được dự báo là sẽ còn quyết liệt hơn trong thời gian tới khi lượng kiều hối đổ về nước ngày càng nhiều.

Tóm lại, trong những năm gần đây tốc độ phát triển mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Quốc Tế luôn đạt ở mức cao và ổn định nhưng nếu so sánh với một số NHTM cổ phần trong cùng hệ thống thì số lượng chi nhánh và các đại lý ở nước ngoài của Ngân hàng Quốc tế còn ít (nếu so sánh với các NHTM nhà nước thì con số này còn nhỏ bé hơn rất nhiều) nên độ phủ đại bàn trên cả nước còn mỏng và chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

Thứ ba, hoạt động Marketing.

Quảng cáo sản phẩm dịch vụ trên báo chí, tạp trí truyền hình, trang veb. Trong năm 2006, Ngân hàng Quốc Tế đã xây dựng thành công phim thương hiệu mới, phóng sự mới của ngân hàng và phát rộng rãi trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương như: VTV1, VTV3, HTV9,…

Các loạt bài báo viết, báo điện tử và các chuyên trang tư vấn trên Báo đầu tư, Thời báo Ngân hàng do Ngân hàng Quốc Tế tài trợ được thực hiện liên tục cũng đóng góp đáng kể vào mục tiêu truyền tải thông tin về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Quốc Tế đến công chúng.

Ngân hàng Quốc Tế tổ chức nhiều sự kiện và tài trợ nhiều hội thảo có tầm ảnh hưởng lớn như: Hội nghị thị trường vốn và thị trường tài chính Việt Nam,

Triển lãm Ngân hàng Tài chính – Bảo hiểm, Lễ ra mắt thẻ Vib Values…với sự tham dự, đưa tin của đông đảo các phóng viên truyền hình nên đã gây được sự chý ý mạnh mẽ của công chúng.

Tài trợ nhiều chương trình vui chơi giải trí bổ ích trên truyền hình nên thu hút đông đảo người quan tâm như: Làm giầu không khó, ở nhà chủ nhật, gặp nhau cuối năm…Việc tài trợ các chương trình đã nâng cao đáng kể nhận thức của công chúng về Ngân hàng Quốc Tế.

Hàng năm tiến hành tổ chức hội nghị khách khách hàng để giới thiệu cũng như lắng nghe các ý kiến đóng góp của khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng Quốc Tế cung cấp để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Thứ tư, tăng cường thời gian giao dịch: Tăng cường thời gian làm việc vào sáng thứ 7, trong khi đó các NHTM Nhà nước chỉ làm việc một tuần 5 buổi từ thứ hai đến thứ sáu, tăng thời gian khóa sổ giao dịch từ 15 giờ 30 phút hàng ngày thành 16 giờ hàng ngày. Đảm bảo thời gian kết nối thẻ Values 24/24giờ/ngày và hoạt động bẩy ngày trong tuần.

Thứ năm, phát triển đại lý ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70 - 74)