Xây dựng mô hình quản lý hiện đại và nâng cao năng lực quản trị rủi ro * Xây dựng mô hình quản lý hiện đại và đa năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 95)

* Xây dựng mô hình quản lý hiện đại và đa năng.

Một là, từng bước xây dựng mô hình Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng:

Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng là một thực thể kinh tế gồm một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng; mỗi thành viên tập đoàn là những pháp nhân độc lập, trong đó ngân hàng làm nòng cốt. Giữa các công ty đó có mối liên kết nhất định để cùng nhau thực hiện một liên kết kinh tế có quy mô lớn nhằm đạt được hiệu quả hoạt động tối đa.

Với định hướng xây dựng Ngân hàng Quốc Tế thành một tập đoàn tài chính trong tương lai thì Ngân hàng Quốc Tế cần phải lựa cho mô hình cho phù hợp về cấu trúc sở hữu, từ cấu trúc sở hữu đơn giản đến cấu trúc phức tạp. Theo tôi, định hướng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng mà Ngân hàng Quốc Tế nên triển khai trong thời gian tới sẽ bao gồm:

Thứ nhất, Xây dựng Ngân hàng Quốc Tế thành một công ty mẹ, thực hiện đa năng nhưng ở các chi nhánh thì không phải. Chỉ những chi nhánh hoạt động ở những nơi có đủ điều kiện thì mới kinh doanh đa năng, các chi nhánh hoạt động tập trung vào một số sản phẩm phù hợp với địa bàn và thị trường. Như vậy, thì Ngân hàng Quốc Tế mới giảm được chi phí, nâng cao tín chuyên môn và năng suất lao động, tập trung nguồn lực hiệu quả.

Thứ hai, thành lập các công ty trực thuộc Ngân hàng Quốc Tế để kinh doanh các dịch vụ như: bảo hiểm, thuê mua tài chính, chứng khoán,…Đối với dịch vụ thuê mua tài chính thì Ngân hàng Quốc Tế có thể thành lập Công ty quản lý và khai thác tài sản – Ngân hàng Quốc Tế. Đối với dịch vụ chứng khoán thì Ngân hàng Quốc Tế sẽ thành lập Công ty Chứng khoán – Ngân hàng Quốc Tế. Riêng các dịch bảo biểm thì Ngân hàng Quốc Tế có thể thành lập mới hoặc kết hợp với một công ty bảo hiểm khác nhưng với các điều kiện như hiện tại hướng kết hợp với một công ty bảo hiểm khác sẽ là khả thi hơn đối với việc xây dựng Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng của Ngân hàng QuốcTế.

Như vậy, việc nghiên cứu để đi tới việc xây dựng tập đoàn đa năng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Ngân hàng Quốc Tế là cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề mới mẻ cả về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn, đòi hỏi khi triển khai Ngân hàng Quốc Tế phải thận trọng để công tác triển khai xây dựng mô hình này đạt hiệu quả cao.

Hai là, xây dựng mô hình quản lý ngân hàng hiện đại:

Bên cạnh việc triển khai xây dựng mô hình Tập đoàn tài chính – ngân hàng thì bản thân Ngân hàng Quốc Tế cũng phải không ngừng đổi mới cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với thực tế phát triển của ngân hàng trong giai đoạn hiện tại và xu thế phát triển trong tương lai. Như đã trình bày ở chương hai

thì quy trình phê duyệt tín dụng của Ngân hàng Quốc Tế còn nhiều hạn chế và bất cập. Đây là một hạn chế lớn nên Ngân hàng Quốc Tế cần có những biện pháp kịp thời. Theo tôi để khắc phục những hạn chế này Ngân hàng Quốc Tế cần:

Thứ nhất, nhanh chóng hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ cho Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định, cụ thể:

Chia Phòng Chính sách tín dụng và tái thẩm định theo 03 khu vực: khu vực Phía Bắc, khu vực Miền Trung và khu vực Phía Nam.

Tại mỗi khu vực cũng phân quyền phê duyệt cho từng cấp: Đối với chuyên viên thì được xét duyệt hồ sơ hạn mức tín dụng là bao nhiêu, đối với chuyên viên chính thì được xét duyệt hạn mức tín dụng là bao nhiêu, đối với chuyên viên cao cấp thì được xét duyệt hạn mức tín dụng là bao nhiêu. Sau đó trình Giám đốc Chính sách tín dụng và tái thẩm định khu vực phê duyệt.

Nâng hạn mức phê duyệt cho các Phòng giao dịch mức tối đa 300 triệu đồng. Các chi nhánh từ 300 triệu đồng lên 2 tỷ đồng. Giám đốc Chính sách tín dụng và tái thẩm định tại các khu vực là từ trên 2 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng, Tổng giám đốc xét duyệt những khoản vay từ 10 - 15 tỷ đồng. Uỷ Ban tín dụng xét duyệt những khoản vay trên 15 tỷ đồng.

Thứ hai, đối với công tác kết hợp giữa Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định với các chi nhánh trong công tác phối hợp đi thẩm định những dự án lớn. Yêu cầu các chi nhánh phải:

Đối với các dự án phải có Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định thẩm định trực tiếp, đề nghị các chi nhánh phải thẩm định trước và có nhận định cơ bản về dự án phù hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng Quốc Tế, tính khả thi cao, khách hàng nhiệt tình của khách hàng, sau đó mới đề nghị Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định đi thẩm định.

Thời gian đi thẩm định phải thống nhất với Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định và có kế hoạch ít nhất trước một tuần để Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định đảm bảo cân bằng khối lượng công việc thẩm định trực tiếp và thẩm định tại chỗ.

Cung cấp ngay và đầy đủ các thông tin do Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định yêu cầu.

Các tờ trình gửi lên Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định cố gắng đầy đủ thông tin để giảm bớt thời gian trao đổi giữa Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định và chi nhánh.

Thứ ba, yêu cầu đối với Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định:

Cân đối thời gian đi thẩm định trực tiếp để đảm bảo đáp ứng được công việc Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định tại chỗ.

Đẩy nhanh tốc độ phê duyệt, tuân thủ theo hướng dẫn về tái thẩm, những thông tin thực sự cần thiết mới cần chi nhánh trả lời bằng email, các vấn đề làm rõ thêm gọi điện thoại. Tránh tranh luận qua lại với các chi nhánh gây mất thời gian, nếu có sự mâu thuẫn giữa chi nhánh và Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định trong việc thẩm định khách hàng đề nghị nêu ý kiến độc lập của các chuyên viên tái thẩm định trong tờ trình.

Đề nghị thời gian từ lúc bắt đầu được phân công tờ trình, hỏi chi nhánh, soạn tờ trình thẩm định trong 01 ngày theo đúng quy trình. Chỉ chấp nhận các trường hợp chậm hơn 01 ngày nếu chi nhánh không trả lời ngay. Trong tờ trình tái thẩm đề nghị ghi rõ ngày nhận tờ trình từ chi nhánh, ngày được phân công tái thẩm định, ngày chi nhánh trả lời. Tuân thủ thời gian đã được nêu trong quy trình tái thẩm định.

Mỗi Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định tại ba khu vực cần phân công một người chuyên nhận tờ trình của các chi nhánh gửi lên để thuận tiện trong quá trình trao đổi thông tin giữa các chi nhánh các Phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định trong quá trình tái thẩm định.

* Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro

Hoạt động tài chính ngân hàng là một lính vực hoạt động nhảy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trước xu thế hội nhập thì Ngân hàng Quốc Tế phải đối mặt với sự cạnh tranh và nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Với xuất phát điểm thấp so với các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, các NHTM Nhà nước cũng như so với một số NHTM Cổ phần trong nước. Ngân hàng Quốc Tế mới chỉ tập trung

quan tâm đến phát triển mạng lưới chi nhánh để thu hút khách hàng, tăng dư nợ được xem là ưu tiên số một. Chính vì thế, hệ thống quản lý rủi ro của Ngân hàng Quốc Tế chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp.

Xuất phát từ những điểm hạn chế về hệ thống quản lý rủi ro của Ngân hàng Quốc Tế, nhận thức được sự nhạy cảm của hoạt động tài chính tiền tệ cũng như ý thức được trách nhiệm của mình trước cổ đông và nhà đầu tư. Đã đến lúc Ngân hàng Quốc Tế phải bắt tay vào xây dựng hệ thống quản lý rui ro của mình và phải xem đây như là một tiêu chí và tôn chỉ hành động.

Theo kinh nghiệm của một số Ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng trong nước và thực tế tại Ngân hàng Quốc Tế…Theo tôi, Ngân hàng Quốc Tế cần xây dựng mô hình quản lý rủi ro theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn đoán, trong giai đoạn này Ngân hàng Quốc Tế đưa phải đưa ra các câu hỏi và một loạt các thông tin về: Thông tin về tín dụng; Thông tin về thị trường; Hoạt động kinh doanh;Quản lý tài chính; Kiểm soát nội bộ; Năng lực quản trị điều hành.

Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết và phương hướng hành động. Bước 3: Triển khai.

Bước 4: Huấn luyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 95)