Năm 2006, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Quốc Tế đạt mức tăng trưởng cao. Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2006 đạt 16.526 tỷ đồng, tăng 84% so với năm 2005, tăng trên 400% so với năm 2004 và tăng 837% so với năm 2003…Với mức trưởng tổng nguồn vốn như vậy thì đây sẽ là bước đệm vững chắc cho hoạt động tín dụng trong những năm qua.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cao trong những năm gần đây tiếp tục được duy trì trong năm 2006. Tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2006 là 9.111 tỷ đồng, tăng 173% so với năm 2005, tăng 413% so với năm 2004. Trong
đó, tín dụng ngắn hạn đạt 6.000 tỷ đồng, chiếm 67% tổng dư nợ và tín dụng trung và dài hạn đạt 3.111 tỷ đồng, chiếm 33% tổng dư nợ. Nếu phân chia tổng dư nợ theo đồng Việt Nam và ngoại tệ thì dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 2.513 tỷ đồng quy đổi, chiếm 27% tổng dư nợ và bằng đồng Việt Nam là 6.598 tỷ đồng, chiếm 73% tổng dư nợ. Như vậy, nếu so sánh tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Quốc Tế ta thấy rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tổng vốn huy động, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động năm 2006 so với năm 2005 và 2004 là 84% và 401% trong khi đó tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ năm 2006 so với năm 2005 và 2004 là 173% và 413%.
Hiện nay, đối với các NHTM Việt Nam thì hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu chính, chiếm trên 70% tổng doanh thu nên so sánh tổng dư nợ cho vay của các NHTM cũng cho ta thấy được khả năng phát triển tín dụng của các NHTM và qua đây ta cũng thấy được khả năng tài chính của các ngân hàng và khả năng cạnh tranh của các NHTM này.
Bảng số 7: Tổng dư nợ của các NHTM Cổ phần năm 2003-2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Dư nợ VIB Bank SACOM
BANK ACB EAB
EXIM BANK BANK 2003 1.092 4.729 5.386 3.113 4.062 2004 2.203 5.987 6.780 3.880 5.017 2005 5.255 8.425 9.565 5.330 6.920 2006 9.111 14.392 17.116 6.635 10.207
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng năm 2003 – 2006)
Qua bảng ta thấy, nếu xét về tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Quốc Tế còn thấp hơn các ngân hàng khác, cụ thể tổng dư nợ của Ngân hàng quốc Tế chỉ bằng 63% của Ngân hàng Sài gòn Thương Tín, bằng 53% Ngân hàng Á Châu và bằng 89% Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu.
Nếu xét về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn qua các năm thì Ngân hàng Quốc Tế là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng tưởng tín dụng cao nhất. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Quốc Tế năm 2006 so với năm 2005 và 2004 lần lượt là 173% và 413%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín năm 2006 so với năm 2005 và 2004 lần lượt là 170% và 240%, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Á Châu năm 2006 so với năm 2005 và 2004 lần lượt là 179% và 252%, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Đông Á năm 2006 so với năm 2005 và 2004 lần lượt là 124% và 171%, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu năm 2006 so với năm 2005 và 2004 lần lượt là 147% và 203%.
Nếu xét trên tiêu chí tỷ lệ % dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động thì Ngân hàng Quốc Tế cao hơn nhiều so với các NHTM khác. Cụ thể tỷ lệ % dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Quốc Tế năm 2006 là 92%%, năm 2005 là 99%. Tỷ lệ % dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động năm 2006 của Ngân hàng Sài gòn Thương Tín là 58%, Ngân hàng Đông Á là 44%, Ngân hàng Á Châu là 38% và Ngân hàng Xuất nhập khẩu là 56%.
Biểu đồ số 3: Tốc độ tăng tổng dư nợ của một số NHTM năm 2003 - 2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng 8635 9111 10207 14392 17116 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 T ỷ đ ồng
EAB VIB EXIM SACOM ACB
Ngân hàng Tổng dư nợ 2003 2004 2005 2006
Tóm lại, tổng dư nợ tín dụng (xét về mặt giá trị tuyệt đối) của Ngân hàng Quốc tế còn thấp hơn so với các NHTM khác. Nhưng nếu xét trên các tiêu chí đánh giá khác như tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng hay tỷ lệ % dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động thì Ngân hàng Quốc Tế là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển dư nợ tín dụng tương đối cao. Qua các tiêu chí đánh giá này ta cũng có thể thấy được khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Quốc tế trong việc thu hút khách hàng trong hoạt động tín dụng, một hoạt động mang lại nguồn thu chính cho các NHTM.