Cơ hội và thách thức cho các tỉnh Tây Bắc Việt Nam trong phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại biên giới tại một số tỉnh tây bắc của việt nam với trung quốc (Trang 92 - 96)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Cơ hội và thách thức cho các tỉnh Tây Bắc Việt Nam trong phát triển

thƣơng mại biên giới.

4.2.1. Cơ hội

Việt Nam thực hiện hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có thể đƣợc chia thành 03 loại hình sau:

- Thứ nhất, thông qua 9 cặp cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính. Đây là các cặp cửa khẩu chính thức đƣợc mở theo Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu ngày 18/11/2009. Các cặp cửa khẩu này đƣợc Việt Nam và Trung Quốc bố trí đầy đủ các lực lƣợng chức năng quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành hải quan, biên phòng, kiểm dịch của mỗi bên.

- Thứ hai, thông qua 11 cặp cửa khẩu phụ, do địa phƣơng hai bên trao đổi để mở ra cho mọi ngƣời, phƣơng tiện giao thông vận tải, hàng hoá, vật phẩm qua lại.

- Thứ ba, 7 lối mở biên giới: không có sự trao đổi thoả thuận hai bên về cửa khẩu. Phía Việt Nam đơn phƣơng cho phép hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đi qua nhƣng phía Trung Quốc chỉ coi là điểm hoạt động mua bán, trao đổi của cƣ dân biên giới. Phía Việt Nam đã bố trí đầy đủ lực lƣợng chức năng quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành hải quan, biên phòng, kiểm dịch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho quản lý hoạt động XNK. Còn phía Trung Quốc chỉ bố trí lực lƣợng biên phòng và chƣa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho quản lý hoạt động XNK.

Trong những điều kiện, bối cảnh mới và những chính sách mới của Việt Nam trong phát triển quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc, các tỉnh biên giới Tây Bắc Việt Nam cần nắm bắt và phát huy tốt một số cơ hội sau:

Một là, đẩy nhanh tái cấu trúc các ngành kinh tế trong tỉnh nhằm tạo đà mới cho thƣơng mại phát triển. Để tham gia các FTA và Hiệp định TPP, Việt Nam phải hội nhập và mở cửa mạnh mẽ. Theo đó, Chính phủ rất quyết liệt thực hiện các cải cách kinh tế và các tỉnh Tây Bắc không phải là ngoại lệ và cần tận dụng tốt các cơ hội mới để phát triển.

+ Đối với ngành công nghiệp, cần đánh giá lại lợi thế và hạn chế của các ngành công nghiệp khi tham gia thƣơng mại quốc tế (trong đó có với Trung Quốc); Điều chỉnh lại chiến lƣợc tổng thể ngành, vùng đối với công nghiệp từ góc độ hợp tác và cạnh tranh, trƣớc hết đối với Trung Quốc; Mở rộng quyền tự do đầu tƣ, kinh doanh, thực sự bình đẳng cho cả doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN; Điều chỉnh đầu tƣ của tỉnh chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu; Phân bổ lại các nguồn lực cho sản phẩm có lợi thế, thu hẹp/loại bỏ các sản phẩm kém cạnh tranh; Coi trọng yêu cầu hiệu quả, chất lƣợng, trình độ công nghệ, năng suất lao động,…

+ Đối với ngành nông nghiệp (nông, lâm, ngƣ nghiệp) trên cơ sở đánh giá rà soát lại lợi thế và hạn chế của ngành khi tham gia hợp tác thƣơng mại quốc tế, trong đó có Trung Quốc, việc tái cơ cấu lại ngành cần gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nông thôn, với công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ, môi trƣờng; Chuyển đổi nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hoá, phát triển bền vững, coi trọng chất lƣợng và tiêu chuẩn sản phẩm, năng suất lao động và giá trị gia tăng.

+ Đối với ngành dịch vụ, trên cơ sở đánh giá lại lợi thế, hạn chế, điều chỉnh lại chiến lƣợc phát triển ngành dịch vụ, chú trọng phát triển các dịch vụ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động XNK với Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đất liền, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ (chú trọng chất lƣợng).

Hai là, tạo môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ kể cả trong và ngoài nƣớc vào sản xuất và xuất khẩu hàng hoá tại các tỉnh Tây Bắc. Cần nâng cao hiệu quả liên kết hợp tác với các nhà đầu tƣ Trung Quốc trong sản xuất và xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu sang Trung Quốc. Chỉ có nhƣ vậy mới giảm thiểu và tránh đƣợc rủi ro khi làm ăn với thị trƣờng Trung Quốc. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút và tận dụng đƣợc tiềm lực của các nhà đầu tƣ từ các quốc gia phát triển nhƣ Mỹ, Úc, Niuzilân, EU, Nhật Bản,.. đầu tƣ vào làm ăn với các tỉnh Tây Bắc. Đây chính là việc tận dụng các cơ hội của các Hiệp định TPP và FTA mà Việt Nam sắp tham gia và có hiệu lực.

Ba là, tăng cƣờng cơ chế hợp tác địa phƣơng.

Hợp tác địa phƣơng hai bên biên giới đóng vai trò quan trọng trong XNK hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới đất liền. Do Trung Quốc phân cấp mạnh cho chính quyền nhân dân khu tự trị dân tộc Choang- Quảng Tây và tỉnh Vân Nam, nên các địa phƣơng Trung Quốc đƣợc chủ động quyết định nhiều vấn đề trong quản lý và điều hành XNK hàng hoá qua cửa khẩu biên giới Việt Trung. Do đó, các tỉnh Tây Bắc hợp tác với nhau để mở rộng hợp tác với khu tự trị Choang – Quảng Tây và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Chỉ có nhƣ vậy mới có thể giúp từng tỉnh phát huy đƣợc lợi thế và sử dụng đƣợc sức mạnh tổng hợp của các tỉnh và hạn chế thách thức nhằm phát triển thƣơng mại một cách bền vững và hiệu quả.

Bốn là, cơ hội trong đầu tƣ nâng cấp và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu đã đƣợc phê duyệt, lựa chọn thu hút đầu tƣ vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Một là, tình trạng thâm hụt cán cân thƣơng mại. Việt Nam đang nhập siêu lớn từ Trung Quốc và tình trạng này tiếp tục có xu hƣớng gia tăng. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thời gian qua vẫn chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu cho sản xuất (hóa chất, sắt thép,.v.v…), máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng công nghiệp. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng chƣa có chuyển biến tích cực, nhóm hàng nguyên, nhiên liệu vẫn chiếm khoảng 55%; nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 15% và nhóm hàng công nghiệp chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ngoài ra, hoạt động thƣơng mại biên giới thiếu tính ổn định và lành mạnh, tình trạng buôn lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lƣợng vẫn diễn ra khá phổ biến trên toàn tuyến biên giới. Nhìn chung, các nhà sản xuất của Việt Nam sẽ đứng trƣớc khó khăn lớn khi những hàng hóa giá rẻ có nguồn gốc Trung Quốc có thể tràn ngập thị trƣờng nội địa thông qua con đƣờng thƣơng mại biên giới.

Hai là, Trung Quốc ngày càng bỏ xa Việt Nam về trình độ phát triển. Trung Quốc đang và tiếp tục dịch chuyển lên nấc thang cao hơn trong phân công lao động quốc tế. Điều này thể hiện rõ ở năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc, ở số lƣợng và chủng loại các sản phẩm hàng hóa công nghệ cao có nguồn gốc Trung Quốc đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng thế giới.

Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc hợp tác trong khuôn khổ “Hai hành lang - một vành đai kinh tế” nhƣng ngoại trừ Trạm Giang và Mạo Danh (thuộc Quảng Đông) là vùng duyên hải khá phát triển của Trung Quốc thì 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thuộc vùng phát triển trung bình kém của Trung Quốc, sự phát triển của họ không cao hơn Việt Nam nhiều.

Việt Nam khó có thể đón nhận vốn đầu tƣ trực tiếp với kỹ thuật tiên tiến từ các doanh nghiệp ở khu vực này. Ngoài ra, Việt Nam có thể sẽ phải

tiếp nhận nguồn hàng kém phẩm chất, hàng giả, hàng nhái của Trung Quốc qua con đƣờng buôn lậu.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam mở rộng và đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thƣơng mại với Trung Quốc là một tất yếu. Tuy nhiên, điều quan trọng là hợp tác phải mang lại lợi ích cho cả 2 bên, riêng với Việt Nam phải cố gắng để không bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại biên giới tại một số tỉnh tây bắc của việt nam với trung quốc (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)