Bối cảnh mới của quốc tế, Trung Quốc và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại biên giới tại một số tỉnh tây bắc của việt nam với trung quốc (Trang 85 - 89)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Triển vọng hoạt động thƣơng mại biên giới ở một số tỉnh Tây Bắc Việt

4.1.1. Bối cảnh mới của quốc tế, Trung Quốc và Việt Nam

4.1.1.1. Bối cảnh mới của quốc tế

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đƣợc để ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh:

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc ngày cảng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con ngƣời và tri thức càng trở thanh nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Có thể thấy, tình hình quốc tế trong những năm tới sẽ có những thay đổi nhanh, phức tạp và khó lƣờng, Tuy nhiên, hòa bình, hợp tác và phát triển sẽ tiếp tục là xu thế lớn. Bối cảnh quốc tế tác động đến phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong những năm tới nhƣ sau:

Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, tiếp tục phát

triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện, lôi cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia, vừa có mặt tích cừa vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa

có đấu tranh, vừa có cơ hội và vừa có thách thức. Phát triển hoạt động thƣơng mại biên giới Việt – Trung nói chung, thƣơng mại biên giới tại một số tỉnh khu vực Tây Bắc Việt Nam với Trung Quốc nói riêng là một đòi hỏi không thể né tránh đối với cả Việt Nam và Trung Quốc cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực và trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

Thứ hai, việc tham gia vào mạng lƣới sản xuất, cũng ứng và phân phối

toàn cầu trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Sự tăng cƣờng liên kết thông qua các công ty xuyên quốc gia nhƣ là một bộ phận của mạng lƣới sản xuất, cung ứng và phân phối toàn cầu. Các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sẽ không chỉ còn phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc mà còn phục vụ cho các doanh nghiệp xuyên quốc gia trong quá trình liên kết thị trƣờng Việt Nam và thị trƣờng Trung Quốc với thị trƣờng thế giới.

Thứ ba, các nƣớc ASEAN bƣớc vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến

chƣơng ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tê, văn hóa – xã hội, đặc biệt việc nỗ lực thúc đẩy liên kết nội khối để xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Việc thiết lập các khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc,cũng nhƣ ASEAN với các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và Niu Di Lân sẽ xác định vai trò của ASEAN, trong đó có Việt Nam. Các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sẽ ngày càng khẳng định vai trò cầu nối trung chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa Trung Quốc với Việt Nam nói riêng và giữa Trung Quốc với ASEAN và các nƣớc trong khu vực.

Thứ tư, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đã tác

động đến tất cả cá mặt của đời sống xã hội, là một trong những yếu tố làm thay đổi về kinh tế và quan hệ quốc tế. Công nghệ thông tin đã, đang và sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động thƣơng mại biên giới Việt – Trung ra khởi phạm

vi vùng biên giới, trở thanh hoạt động thƣơng mại giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng nhƣ hoạt động thƣơng mại quốc tế.

Thứ năm, các tổ chức ngân hàng, tài chính quốc tế, các nhà tài trợ

quốc tế song phƣơng và đa phƣơng sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển hạ tầng cho các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển. Từ đó, tạo cơ hội phát triển hạ tầng vùng biên giới Việt – Trung hiện vẫn còn đang ở trong tình trạng yếu kém, không theo kịp tốc độ phát triển hoạt động thƣơng mại biên giới Việt – Trung trong thời gian vừa qua.

4.1.1.2. Một số yếu tố thuộc về Trung Quốc.

Một là, “sự trỗi dậy nổi bật của Trung Quốc”. Theo nhiều dự báo, đến

năm 2050, thậm chí sớm hơn, Trung Quốc sẽ giải quyết đƣợc các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đẩy mạnh cải cách chuyển đổi thành công mô hình tăng trƣởng. Theo đó, Trung Quốc sẽ tiến tới chia quyền lãnh đạo thế giới với Mỹ, nhất là ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng và do vậy các tranh chấp về tài nguyên, lãnh thổ sẽ gay gắt hơn;

Hai là, sự phát triển của Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam vẫn đang

loay hoay trong mô hình phát triển theo chiều rộng. Mô hình này hiện không còn phù hợp. Do vậy, nếu Việt Nam thực hiện thành công việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng thì Việt Nam vẫn có thể có cơ hội bƣớc vào thời kỳ phát triển mới với tốc độ tăng trƣởng cao hơn, tiềm lực kinh tế của đất nƣớc gia tăng. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể phát triển quan hệ Việt – Trung theo hƣớng tích cực và hiệu quả. Còn nếu Việt Nam không chuyển đổi mô hình tăng trƣởng thành công thì Việt Nam sẽ rơi vào thời kỳ tăng trƣởng trì trệ với nhiều bất ổn và sẽ tác động tiêu cực tới quan hệ Việt – Trung;

Bốn là, các vấn đề năng lƣợng, tài nguyên đang diễn ra phức tạp theo hƣớng ngày càng cạn kiệt và giá cả gia tăng sẽ tác động lớn tới Trung Quốc là nƣớc sử dụng năng lƣợng và tài nguyên hàng đầu thế giới. Do đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục săn lùng các nguồn tài nguyên khắp nơi, đã biến biển Đông – nơi có dầu lửa, khí đốt thành nơi tranh chấp chủ quyền và có thể sự tranh chấp này sẽ gia tăng.

4.1.1.3. Tiến trình, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

- Với quyết tâm của 12 nƣớc thành viên, trong đó có Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để sớm ký Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), theo đó một loạt các Hiệp định về xuất xứ hàng hoá, mua sắm Chính phủ, lao động và công đoàn,… sẽ tác động không nhỏ đến Việt Nam. Điều này buộc Việt Nam phải có tƣ duy mới về lãnh đạo, điều hành,… nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội khác.

- Năm 2018,Việt Nam sẽ phải thực hiện nền kinh tế thị trƣờng đầy đủ (không phải là phi thị trƣờng nhƣ hiện nay). Theo đó, Việt Nam phải cải cách mạnh theo hƣớng đồng tiền nội địa phải tiến tới tự do chuyển đổi; Tiền lƣơng, tiền công do chủ, thợ thoả thuận quyết định, giá cả hàng hoá, dịch vụ do thị trƣờng điều tiết; Quyền kinh doanh của doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tiến tới nhƣ nhau; Nguồn lực do thị trƣờng phân bổ; Thƣơng mại và đầu tƣ tiến tới tự do hoá hoàn toàn. Đây là những vấn đề không dễ đáp ứng và thực hiện đối với Việt Nam.

- Năm 2020, Việt Nam phải trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.

- Hiện nay, đang xúc tiến hoàn tất đàm phán Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU (Ngày 13/10/2014, theo quyết tâm của Chủ tịch Châu Âu và Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng nhân chuyến thăm chính thức Châu Âu đã ra tuyên bố chung Việt Nam – EU và định hƣớng sẽ ký Hiệp định này vào vài

tháng tới); Hai nƣớc Việt Nam và Ấn độ (nhân chuyến thăm của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng tại Ấn độ ba ngày 28-30/10/2014, hai Thủ tƣớng tuyên bố quyết tâm hai quốc gia sẽ nâng hợp tác chiến lƣợc. Ngày 10/12/2014, Việt Nam về cơ bản đã hoàn tất việc đàm phán Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Hàn quốc và ngày 15/12/2014 tuyên bố chung kết thúc đàm phán FTA giữa Việt Nam và liên minh Hải quan LB Nga, Blarut và Kazăctan. Song song với việc thực hiện các vấn đề này, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều Hiệp định song phƣơng và đa phƣơng khác đã ký tham gia. Tất cả các định hƣớng hoạt động này đang tiếp tục tác động đến Việt Nam và nếu chúng ta không thay đổi tƣ duy, không tích cực cải cách mạnh mẽ, hiệu quả hơn thì sẽ bị thua thiệt lớn trong các cuộc chơi khu vực và toàn cầu và nhƣ vậy sẽ không chỉ mất cơ hội mà thách thức đối mặt ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại biên giới tại một số tỉnh tây bắc của việt nam với trung quốc (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)