CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung
3.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân
3.3.2.1. Những vấn đề tồn tại
- Kim ngạch trao đổi thƣơng mại biên giới các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc Việt Nam – Trung Quốc có tốc độ tăng trƣởng chậm và không đều, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh về điều kiện địa lý, kinh tế của khu vực biên giới hai nƣớc.
- Cơ cấu hàng hóa trao đổi thƣơng mại biên giới của các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc Việt Nam với Trung Quốc còn đơn điệu, nghèo nàn và thiếu tính bền vững:
+ Trong quan hệ thƣơng mại biên giới với Trung Quốc, các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc Việt Nam không có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và các mặt hàng nhập khẩu chủ lực trong một thời kỳ, cho dù là thời kỳ ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.
+ Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nguyên liệu thô, hàng gia công, sản phẩm sơ chế, hàng công nghiệp nhẹ có hàm lƣợng kỹ thuật trong giá trị sản phẩm thấp, dựa vào giá cả sức lao động rẻ.
+ Cơ cấu hàng xuất khẩu của các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp và nguyên nhiên liệu, có giá trị thấp và thƣờng bị tác động của giá thị trƣờng thế giới theo xu hƣớng giảm. Tuy có phát huy ở mức nhát định tiềm năng của nƣớc ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản, nguyên liệu thô trong giai đoạn hiện nay, nhƣng về cơ bản Việt Nam vẫn là thị trƣờng cung cấp nguyên liệu và một số hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động cho Trung Quốc.
+ Trung Quốc xuất khẩu một số máy móc cơ khí, linh kiện xe máy, ô tô, linh kiện điện tử, hàng công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành khai khoáng và luyện kim, một số nguyên liệu dùng cho công nghiệp và hàng tiêu dùng và chủ yếu là hàng của địa phƣơng, chất lƣợng trung bình và nhiều sản phẩm không ghi xuất xứ.
- Cơ chế quản lý hoạt động biên mậu chƣa có sức hấp dẫn, lôi cuốn các doanh nghiệp cả trong và ngoài nƣớc.
+ Việc gắn kết doanh nghiệp với khu vực kinh tế cửa khẩu, các trung tâm kinh tế lớn của các địa phƣơng có thế mạnh phía sau để tạo nguồn hàng chủ lực đủ sức cạnh tranh còn yếu. Do vậy, tính an toàn trong kinh doanh thƣơng mại tại khu vực cửa khẩu biên giới còn thấp, chƣa đem lại hiệu quả cao, khiến cho các Khu kinh tế cửa khẩu chƣa phát huy đƣợc lợi thế trở thành những cầu nối mạnh, có sức hút các địa phƣơng và trung tâm kinh tế
lớn của đất nƣớc vào mối quan hệ giao lƣu kinh tế với Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới vùng Tây Bắc nƣớc ta.
+ Hoạt động buôn bán hàng hóa qua biên giới các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam với Trung Quốc chủ yếu là tự phát, có tính thời vụ chạy theo lợi nhuận kinh doanh đơn thuần, đối tƣợng tham gia kinh doanh không thể kiểm soát, mặt hàng manh mún, phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng Trung Quốc nên luôn ở thế bất lợi, chƣa đảm bảo an toàn cho kinh doanh, hiệu quả thấp.
- Tỷ lệ thanh toán thƣơng mại biên giới qua ngân hàng chƣa cao: Nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện thanh toán với nhau bằng tiền mặt hoặc qua tƣ nhân chuyển tiền, mạng lƣới tƣ nhân thực hiện thanh toán thay ngân hàng trong hoạt động buôn bán hàng hóa qua biên giới với Trung Quốc vẫn còn phổ biến.
- Hiệu quả trao đổi hàng hóa tại các chợ biên giới thấp: Chợ biên giới đa phần đều mang tính chất của chợ phiên, nhƣng các chợ này đóng một vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội cƣ dân biên giới.
- Hoạt động buôn lậu, hàng nhái, hàng giả diễn biến trên toàn tuyến biên giới ngày càng phức tạp.
3.3.2.2. Nguyên nhân
- Việc thống kê,tổng hợp,phân tích số liệu để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách biên mậu của các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc với Trung Quốc còn yếu kém.
- Việt Nam và Trung Quốc chƣa xây dựng đƣợc những cơ chế hợp tác hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại biên giới giữa hai nƣớc. Trong quan hệ thƣơng mại biên giới với Trung Quốc, đôi khi các cơ quan quản lý và thƣơng nhân tham gia còn lúng túng, bị động trƣớc những chính sách của Trung Quốc. Chính sách thƣơng mại biên giới của Việt Nam chƣa
mang tính hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc nên ta không tận dụng đƣợc những cơ hội ƣu đãi từ phía Trung Quốc.
- Hành lang pháp lý giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện. Chƣa có những thoả thuận cụ thể về các mặt trong quan hệ thƣơng mại biên giới nhƣ kiểm dịch động vật, thực vật, thoả thuận về miễn kiểm tra C/O, thoả thuận về tạo điều kiện cho thƣơng nhân qua lại thƣờng xuyên…
- Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc một cơ chế điều hành, quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới thống nhất, linh hoạt, hiệu quả từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; chƣa phân cấp quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới hợp lý cho địa phƣơng các tỉnh biên giới.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thƣơng mại biên giới các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc còn yếu kém, lạc hậu, chƣa đồng bộ, chƣa có quy hoạch phát triển cụ thể.
- Dịch vụ hỗ trợ tại các cửa khẩu các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc chƣa phát triển đồng hành với nhu cầu phát triển thƣơng mại, do vậy có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển thƣơng mại hàng hoá qua biên giới của các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc và Trung Quốc.
- Sự phối hợp giữa các lực lƣợng chức năng tại cửa khẩu chƣa nhịp nhàng, các thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, kiểm dịch hàng hoá vẫn chƣa đồng bộ.
- Hoạt động xúc tiến thƣơng mại chủ yếu vẫn tập trung vào tổ chức các hội chợ, triển lãm mà không có những chƣơng trình, hoạt động riêng cho đặc thù của TMBG nhƣ đẩy mạnh tiếp cận trực tiếp với các đầu mối tiêu thụ, các hệ thống phân phối của phía Trung Quốc.
- Mặc dù cơ chế thanh toán thƣơng mại biên giới đã đƣợc triển khai, các ngân hàng thƣơng mại các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc Việt - Trung vẫn còn gặp khó khăn trong việc xử lý số dƣ trên tài khoản thanh toán thƣơng mại
biên giới, do đó dẫn đến hạn chế dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
- Hầu hết các chợ biên giới đều có cơ sở hạ tầng kém, diện tích hạn chế. - Đƣờng biên giới dài, đồi núi, sông suối nhiều tạo thuận lợi cho hoạt động buôn lậu, chốn thuế, gian lận thƣơng mại và gây khó khăn trong quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới.
CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI BIÊN GIỚI TẠI MỘT SỐ TỈNH TÂY BẮC CỦA