CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về quan hệ thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và
3.1.1. Tổng quan về quan hệ thương mại qua biên giới Việt Trung
Việt Nam và Trung Quốc có chung đƣờng biên giới dài khoảng 1.450
km, bao gồm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc.
Năm 1945, sau khi kết thúc đại chiến thế giới lần thứ hai, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là CHXHCN Việt nam) ra đời (2/9/1945) tiếp theo nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đƣợc thành lập (1/10/1949), và chỉ mấy tháng sau đó (18/1/1950) hai nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (dƣới đây gọi tắt là Việt Nam) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dƣới đây gọi tắt là Trung Quốc) đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hai nƣớc về nhiều mặt tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ kinh tế - thƣơng mại giữa hai nƣớc, trong đó có thƣơng mại qua biên giới Việt – Trung.
Trong khoảng thời gian từ những năm 1950 đến những năm 1970, trên tinh thần “Vừa là đồng chí, vừa là anh em”, hai nƣớc đã ký các văn bản “Nghị định thƣ buôn bán tiểu ngạch biên giới Việt – Trung” (năm 1955) và “Nghị định thƣ trao đổi hàng hóa biên giới Việt – Trung (năm 1957)” đã quy định xây dựng 26 điểm giao dịch (19 điểm trên bộ và 7 điểm trên biển) trên biên giới chung của cả hai nƣớc. Trong khoảng thời gian (1956-1969), mức buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam với Quảng Tây trị giá 44,94 triệu Nhân dân tệ. Trong khoảng thời gian 1966-1976, Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng văn hóa, hầu nhƣ đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên đã ảnh
hƣởng tới buôn bán qua biên giới giữa Trung Quốc với các nƣớc láng giềng, trong đó có Việt nam.
Cuối năm 1978, Trung Quốc đƣa ra quốc sách cải cách – mở cửa, nhƣng lúc bấy giờ (1978-1988) mới chú trọng mở cửa khu vực ven biển, chƣa chú ý đến mở cửa khu vực biên giới. Đồng thời, từ năm 1979 đến hết thập ký 1980, quan hệ hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc bƣớc vào thời kỳ không bình thƣờng, biên giới chung giữa hai nƣớc chiến trƣờng thay cho thị trƣờng, những nhân tố đó ảnh hƣởng đến sự gián đoạn buôn bán qua biên giới hai nƣớc.
Bƣớc sang thập kỷ 1990, trên thế giới đã kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh, ở Châu Âu các nƣớc xã hội chủ nghĩa lần lƣợt tan rã, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Châu Á, nhƣ Trung Quốc, Việt Nam. Ở Trung Quốc, sau sự kiện Thiên An Môn (4/6/1989), các nƣớc phƣơng Tây thi hành chính sách hạn chế bao vây đối với Trung Quốc. Đứng trƣớc tình hình biến động trên thế giới và ở trong nƣớc, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách mở cửa đối ngoại, một mặt Trung Quốc bắt đầu chú trọng cải thiện mối quan hệ thân thiện với các nƣớc láng giềng, mặt khác cùng với việc chú trọng mở cửa khu vực ven biển, bắt đầu mở cửa khu vực ven biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa buôn bán qua biên giới Trung Quốc với các nƣớc láng giềng trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, từ 1986 (Đại hội VI) đã đề ra chính sách đổi mới và mở cửa muốn làm bạn với tất cả các nƣớc, tạo điều kiện cho việc cải thiện mối quan hệ với các nƣớc, trong đó có các nƣớc láng giềng bao gồm cả Trung Quốc.
Xuất phát từ sự mong muốn cải thiện mối quan hệ của các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc, tháng 11/1991 các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nƣớc đã nhất trí: Khép lại quá khứ, mở ra giai đoạn mới, nhờ vậy, trong suốt những năm 1990, biên giới Việt Nam – Trung Quốc trở
thành biên giới của tình hợp tác và hữu nghị, từ chiến trƣờng trở thành thị trƣờng ngày càng phát triển phồn vinh và nhộn nhịp.
Từ tình hình thực tế về thƣơng mại qua biên giới Việt - Trung trong lịch sử, đặc biệt là từ khi hai nƣớc bình thƣờng hóa đến nay, có thể rút ra mấy nhận xét sau:
- Đƣợc hình thành và phát triển do nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng giữa nhân dân các địa phƣơng có chung biên giới giữa hai nƣớc, hoạt động biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu đời và trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Tuy vậy, mục tiêu cơ bản của hoạt động này là đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của cƣ dân và doanh nghiệp ven biên giới cũng nhƣ trong cả nƣớc của phía Việt Nam và Trung Quốc.
- Hoạt động thƣơng mại biên giới đƣợc hình thành, các địa phƣơng dọc hai bên biên giới có đƣợc cơ hội để mở cửa biên giới và đó cũng là cơ hội để mở cửa và phát triển quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa hai nƣớc láng giềng Việt – Trung. Khi biên giới giữa hai nƣớc đƣợc mở cửa, các nƣớc có thể huy động nguồn vốn và các sản phẩm xuất khẩu ra nƣớc ngoài và ngƣợc lại. Do vậy, phát triển thƣơng mại qua biên giới sẽ trở thành nhịp cầu quan trọng để nối các doanh nghiệp, các địa phƣơng trong khu vực và trên thế giới chứ không chỉ là quan hệ thƣơng mại và giao lƣu kinh tế giữa các tỉnh, huyện dọc biên giới.
- Hoạt động thƣơng mại biên giới của Việt Nam – Trung Quốc vừa chịu sự điều chỉnh và yêu cầu phải phù hợp với chính sách thƣơng mại của cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc, đồng thời chịu sự chi phối của các tập quán mua bán dân gian vốn đã đƣợc hình thành và tồn tại từ lâu đời của cƣ dân các vùng dọc biên giới hai nƣớc.
- Trong hoạt động thƣơng mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, hàng hóa đƣa ra trao đổi rất phong phú và đa dạng: có hơn 100 mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và 200 mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam. Cần lƣu ý rằng, các chủng loại hàng hóa đƣa ra trao đổi trên thị trƣờng khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ đƣợc huy động từ dân cƣ sống dọc biên giới hay các doanh nghiệp thuộc các địa phƣơng có biên giới mà còn đƣợc huy động và đầu tƣ sản xuất từ khắp các tỉnh, các vùng, miền của mỗi nƣớc.
- Thƣơng mại qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc bao gốm nhiều hình thức: buôn bán chính ngạch, tiểu ngạch, dân gian, tạm nhập tái xuất và cả buôn lậu (không kiểm soát nổi, số lƣợng có lúc ngang bằng, thậm chí còn cao hơn cả con số buôn bán thống kê đƣợc). Trong đó, mức buôn bán chính ngạch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn còn buôn bán tiểu ngạch và buôn bán dân gian tỷ trọng ngày càng thu hẹp.
- Hàng hóa trao đổi qua biên giới Việt – Trung nhìn chung chất lƣợng chƣa cao, còn hiện tƣợng hàng giả, hàng rởm, gây mất lòng tin cho cả đôi bên. Hàng hóa trao đổi qua biên giới Việt – Trung không chỉ có hàng hóa của hai nƣớc, mà còn có hàng hóa của các nƣớc thứ ba nhƣ hàng Nhật Bản, Thái Lan, hay khu vực Hồng Kông, Đài Loan v.v… - Tình trạng quản lý các mặt hàng buôn bán qua biên giới Việt – Trung
chƣa thật chặt chẽ, chƣa đi vào quy trình, quy phạm, hiện tƣợng đƣa hàng lậu qua biên giới đến nay vẫn còn phổ biến, mức hàng trốn, lậu thuế qua biên giới rất lớn. Điều này sẽ gây thất thu thuế cho cả hai bên. - Hoạt động thƣơng mại biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc những
năm qua không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế mà nó mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Sau thông cáo chung Việt Nam – Trung Quốc ngày
10/11/1991, quan hệ giữa hai nƣớc đƣợc bình thƣờng hóa. Đây là sự kiện tất yếu, hợp với quy luật phát triển của lịch sử, phù hợp với lợi ích, tình cảm và nguyện vọng của nhân dân hai nƣớc, phù hợp với xu thế phát triển quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Cũng nhƣ các hoạt động kinh tế khác, việc thực hiện hoạt động thƣơng mại biên giới với Trung Quốc của Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình.