Định hướng chính sách phát triển thương mại Việt –Trung trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại biên giới tại một số tỉnh tây bắc của việt nam với trung quốc (Trang 89 - 92)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.2.Định hướng chính sách phát triển thương mại Việt –Trung trong

4.1. Triển vọng hoạt động thƣơng mại biên giới ở một số tỉnh Tây Bắc Việt

4.1.2.Định hướng chính sách phát triển thương mại Việt –Trung trong

cảnh mới.

Việt Nam đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa của các hiệp định thƣơng mại tự do với các đối tác lớn trên thế giới, nhƣ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)... Nếu đƣợc tận dụng tốt, các hiệp định thƣơng mại tự do không chỉ mở ra các cơ hội phát triển mà còn là cơ hội để Việt Nam giảm bớt và thoát khỏi tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào thị trƣờng Trung Quốc, bảo đảm sự phát triển cân bằng và bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Muốn vậy, các định hƣớng chính sách hợp tác phải hƣớng vào:

Thứ nhất, phát triển quan hệ thƣơng mại Việt -Trung theo hƣớng cân bằng kim ngạch XNK. Hiện nay, cán cân thƣơng mại ngày càng nghiêng về hƣớng có lợi cho Trung Quốc. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, nhập siêu của Việt Nam từ quốc gia này liên tục gia tăng, từ mức 0,19 tỷ USD và 2,67 tỷ USD trong các năm 2001 và 2005, lên 16,4 tỷ USD năm 2012 và 24,6

tỷ USD năm 2013. Năm 2014 và 2015, các con số tƣơng ứng là 28,8 tỷ USD và 32,3 tỷ USD. Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, bình quân có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu). Điều đáng ngạc nhiên là, ngay cả đối với mặt hàng rau, củ, quả, Trung Quốc cũng xuất sang Việt Nam số lƣợng gấp 3 lần mức mà nƣớc này nhập từ Việt Nam. Nhƣ vậy Chính phủ Việt Nam cần chủ động đàm phán với Trung Quốc về việc cân bằng cán cân thƣơng mại này theo hƣớng Trung Quốc sẽ phải gia tăng nhập khẩu thêm các hàng nông sản, hàng công nghiệp của Việt Nam. Đồng thời, Trung Quốc tăng đầu tƣ trực tiếp vào Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu hàng hoá trở lại Trung Quốc, điều chỉnh tỷ giá theo hƣớng có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Cần thoả thuận với Trung Quốc về các giải pháp khắc phục các hoạt động thƣơng mại không lành mạnh (buôn gian bán lận, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng, hàng rau quả, thực phẩm có chất độc hại,..)

Thứ hai, khuyến khích FDI của Trung Quốc vào Việt Nam không phải theo hƣớng khai thác thị trƣờng Việt Nam, mà là theo hƣớng sản xuất xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu trở lại thị trƣờng Trung Quốc với hơn 1,3 tỷ dân. Điều chỉnh luật đấu thầu theo hƣớng chỉ đấu thầu quốc tế những dự án mà doanh nghiệp Việt Nam không thể làm đƣợc. Khi đấu thầu quốc tế, tiêu chí chất lƣợng công nghệ, tiến độ phải đƣợc đề cao.

Thứ ba, về khả năng quan hệ Việt – Trung hoàn toàn hữu hảo, hợp tác toàn diện với 16 chữ và mối quan hệ 4 tốt, từ nay đến 2020 sẽ khó thuận buồm xuôi gió. Bởi ý đồ chiến lƣợc của Trung Quốc là mở rộng lãnh thổ, lãnh hải xuống Biển Đông và trên thực tế, Trung Quốc đã lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và một số đảo ở Trƣờng Sa. Tinh thần dân tộc nƣớc

lớn, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang nổi lên ở Trung Quốc. Do vậy, điều có thể dự báo là Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành xử rắn, kể cả chiếm đảo song song với việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Thích ứng với bối cảnh, điều kiện mới, Việt Nam vẫn phải củng cố, phát triển quan hệ với Trung Quốc, vẫn giữ nguyên quan hệ đối tác chiến lƣợc toàn diện với 16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt với Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cần xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ và nên ở mức ngang tầm quan hệ với Trung Quốc; Phát triển mạnh quan hệ đối tác chiến lƣợc với các thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhƣ Nga, Anh, Pháp cũng nên ở mức ngang với quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Xúc tiến thiết lập quan hệ đối tác chiến lƣợc với các nƣớc lớn nhƣ Nhật Bản, Ấn Độ, Đức,… Chỉ trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác chiến lƣợc, Việt Nam mới có nhiều thuận lợi và ít rủi ro hơn trong giải quyết tranh chấp và phát triển buôn bán song phƣơng.

Thứ tƣ, Việt Nam cần thực hiện mạnh mẽ và quyết liệt cải cách bên trong, đặc biệt là về thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế và các ngành kinh tế, trong đó có ngành thƣơng mại phải thay đổi để phát triển thị trƣờng, đặc biệt là tận dụng tốt các thị trƣờng là các nƣớc thành viên của WTO, của các FTA và Hiệp định TPP. Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ của các nƣớc trong Hiệp định TPP và FTA vào sản xuất và xuất khẩu và chú trọng hơn đối với ngành nông, lâm, thuỷ sản nhằm tăng nhanh giá trị gia tăng của ngành này. Đồng thời, tăng cƣờng thu hút FDI của các nƣớc này vào phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo đà, động lực mới cho Việt Nam phát triển hiệu quả và bền vững.

Thứ năm, tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp của Trung Quốc và các nƣớc khác trong sản xuất và xuất khẩu nhằm thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi nhanh từ mô hình gia công, lắp ráp theo mô đun sang mô hình tích hợp sản xuất và phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ trong chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản,

công nghiệp dệt may, ôtô, xe máy, điện tử,… và do đó sẽ hƣớng tới giảm nhập siêu từ Trung Quốc trong tƣơng lai gần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại biên giới tại một số tỉnh tây bắc của việt nam với trung quốc (Trang 89 - 92)