CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về quan hệ thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và
3.1.2. Quy mô, tốc độ, kim ngạch
Việt Nam và Trung Quốc bình thƣờng hóa quan hệ từ 11/1991 đến nay quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của cả hai nƣớc.
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc từ 1991 – 2000
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu Năm
KN Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
KN Nhập khẩu của Việt Nam từ
Trung Quốc
Tổng KN Xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc
1991 19,3 18,4 37,7 1992 95,6 31,8 127,4 1993 135,8 85,5 221,3 1994 295,7 144,2 439,9 1995 361,9 329,7 691,6 1996 340,2 329,0 669,2 1997 474,1 404,4 878,5 1998 478,9 510,5 989,4 1999 858,9 683,4 1.542,3 2000 1.534,0 1.423,2 2.957,3
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu
Qua bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu, năm 1991 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc chỉ đạt 37,7 triệu USD, chiếm 0,8% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nƣớc, con số này đạt 691,6 triệu USD vào năm 1995, tăng 18,34 lần so với năm 1991 và chiếm 5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1991 – 1995, cho thấy tiềm năng trao đổi hàng hóa giữa hai nƣớc là rất lớn.
Năm 1996, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nƣớc giảm nhẹ, từ mức 691,6 triệu năm 1995 xuống còn 669,2 triệu USD, giảm 3,3% do giá một số mặt hàng nông sản trên thế giới giảm. Những năm tiếp theo kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nƣớc tiếp tục tăng, từ 878,5 triệu USD năm 1997 lên 989,4 triệu USD năm 1998 và năm 1999 đạt 1.542,3 triệu USD, năm 2000 đạt 2.957,1 triệu USD. Năm 1997 - 1998 ở Châu Á xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhƣng quan hệ thƣơng mại hàng hóa giữa hai nƣớc vẫn phát triển, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2000 đạt 37,60%/năm. Điều này cho thấy việc trao đổi, mua bán hàng hóa giữa hai nƣớc còn tăng mạnh trong những năm tới.
Bảng 3.2 : Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc từ 2001 đến 2015 Đơn vị: Tỷ USD Chỉ tiêu Năm KN Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
KN Nhập khẩu của Việt Nam từ
Trung Quốc
Tổng KN Xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc
2001 1,42 1,60 3,02 2002 1,52 2,16 3,68 2003 1,88 3,14 5,02 2004 2,90 4,59 7,49 2005 3,23 5,9 9,13 2006 3,24 7,39 10,63 2007 3,64 12,71 16,35 2008 4,85 15,97 20,82 2009 5,40 15,41 20,81 2010 7,74 20,21 27,95 2011 11,13 24,59 36,48 2012 12,39 28,78 41,17 2013 13,23 36,94 50,17 2014 14,93 43,71 58,64 2015 17,15 49,52 66,67
Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của Tổng cục hải quan: www.customs.gov.vn
Giai đoạn 1991 – 2000 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục và tƣơng đối cân bằng. Giai đoạn này, Việt Nam luôn xuất siêu sang Trung Quốc, thâm
Trung Quốc tăng vọt và thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng mạnh.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc có sự góp phần không nhỏ của kim ngạch xuất nhập khẩu ở các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong cả giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014 đạt xấp xỉ 48,8 tỷ USD, tƣơng đƣơng với 2/3 so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Quốc trong cùng thời kỳ. Mặc dù tỷ lệ tăng không đều giữa các năm, thậm chí năm 2009 và năm 2012 có tỷ lệ kim ngạch giảm so với năm 2008 và 2011 tƣơng ứng, hoặc năm 2014 có tỷ lệ tăng không đáng kể so với năm 2013, tuy nhiên tốc độ tăng trung bình kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung vẫn đạt mức tƣơng đối cao, với 24,7% một năm trong giai đoạn 2006 – 2014.
Từ năm 2006 đến 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Trong giai đoạn 2006 – 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung chiếm tỷ lệ trung bình 57,9% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt –Trung. Mặc dù vậy, không có nghĩa là Việt Nam xuất siêu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trƣờng Trung Quốc. Hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung không những chỉ của Việt Nam, mà còn hàng hóa của nƣớc hoặc vùng lãnh thổ thứ ba xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
Biểu đồ 3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu Việt – Trung giai đoạn 2006 – 2014
Tính chung trong cả giai đoạn 2006 – 2014, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có tốc độ tăng kim ngạch bình quân chỉ là 13,9%/năm, chiếm 50,94% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Trong khi đó, hàng hóa của nƣớc hoặc vùng lãnh thổ thứ ba xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có tốc độ tăng kim ngạch trung bình 57,6%/năm chiếm 49,065% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
Do sự chênh lệch về mức tăng kim ngạch lớn, trong giai đoạn 2006 – 2014, tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có xu hƣớng giảm, ngƣợc lại tỷ trọng hàng hóa của nƣớc hoặc vùng lãnh thổ thứ ba trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có xu hƣớng tăng. Trong giai đoạn 2006-2009, hàng hóa của Việt Nam chiếm tỷ trọng trung bình là 66,4%, hàng hóa của nƣớc hoặc vùng lãnh thổ thứ ba chiếm tỷ trọng trung bình chỉ 33,6% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 – 2014, hàng
hóa của Việt Nam chỉ còn chiếm tỷ trọng trung bình 38,6% trong khi hàng hóa của nƣớc hoặc vùng lãnh thổ thứ ba tăng lên chiếm tỷ trọng trung bình với 61,4% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
Nhƣ vậy, làm thế nào để giảm thâm hụt cán cân thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc? Làm thế nào để tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung? hiện nay là vấn đề đƣợc xã hội, các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm.