Cơ cấu trao đổi thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại biên giới tại một số tỉnh tây bắc của việt nam với trung quốc (Trang 67 - 70)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về quan hệ thƣơng mại qua biên giới giữa Việt Nam và

3.1.3. Cơ cấu trao đổi thương mại

3.1.3.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc

- Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nguyên, nhiên liệu và nông sản dƣới dạng thô. Trong các mặt hàng xuất khẩu, nhóm hàng nguyên, nhiên liệu chiếm 38,30%; nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm 16,98%; còn lại hàng hóa khác. Cao su, hạt điều, dầu thô… là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng 48,65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1991 – 1995. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn này không ổn định. Hơn 100 mặt hàng khác nhau của Việt Nam đã đƣợc xuất khẩu sang Trung Quốc, trong đó nhóm hàng nguyên, nhiên liệu (nhƣ dầu thô, than đá, cao su…) chiếm 45,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

- Giai đoạn 1996 – 2000; nhóm hàng nông, thủy sản chiếm 24,33%, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 0,37%, còn lại là hàng hóa khác. Trong đó, dầu thô, rau quả, hải sản có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh vào năm 2000, dầu thô đạt 749,02 triệu USD, chiếm 48,83% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này, hải sản là 222,97 triệu USD chiếm 15,54%, rau quả

đạt 120,35 triệu USD chiếm 7,85%, các mặt hàng còn lại tăng tƣơng đối ổn định. Rõ ràng cơ cấu hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng nhanh cả về số lƣợng và giá trị. Đặc biệt, trong cơ cấu hàng xuất khẩu đã xuất hiện nhóm hàng công nghiệp, nhƣng tỷ trọng của nhóm mặt hàng này trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc còn rất nhỏ.

- Giai đoạn 2001 đến 2005, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã có thay đổi. Trong đó nhóm mặt hàng nguyên, nhiên liệu vẫn có xu hƣớng tăng mạnh, từ 662 triệu USD năm 2001 lên 2.049 triệu USD năm 2005; chiếm tỷ trọng 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc (2001 – 2005), nhóm hàng này đã giảm nhẹ trong những năm sau. Nhóm hàng nông, thủy sản đã giảm mạnh, chỉ chiếm 10,84% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ này; mặt hàng rau quả giảm từ 143 triệu USD năm 2001 xuống còn 25 triệu USD năm 2004, nhƣng nhóm mặt hàng này lại có xu hƣớng tăng nhẹ vào năm 2005 và năm 2006. Tuy vậy trong giai đoạn này nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối ổn định, năm sau cao hơn năm trƣớc.

- Giai đoạn 2006 đến 2014, hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung rất đa dạng và phong phú. Nhóm hàng có tỷ lệ xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung cao nhất là hàng công nghiệp, chiếm tỷ lệ khoảng 25%, bao gồm các sản phẩm từ cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hàng hóa tiêu dùng, tạp phẩm, thực phẩm, xi măng, thuốc lá, pin đèn và một số hàng bách hóa…Trong nhóm hàng này, ngoài hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, còn có một số mặt hàng sản phẩm từ cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ đƣợc thực hiện tái xuất hoặc chuyển khẩu từ nƣớc thứ ba qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung . Nhóm hàng chủ yếu là hàng của Việt Nam đƣợc xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là nông, lâm, thủy, hải sản, chiếm 24%, bao gồm các mặt hàng chè, cà phê, hạt điều, khoai lang, lạc nhân,

các sản phẩm chăn nuôi, hạt tiêu. ớt, vừng, đỗ; các sản phẩm trái cây nhƣ thanh long, vải, chuối, dƣa hấu, xoài, chôm chôm, mận; thủy, hải sản…Nhóm hàng xuất khẩu này đang có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm gần đây. Nhóm hàng nguyên, nhiên liệu, khoáng sản và quặng, chiếm khoảng 10%, bao gồm than, quặng Apatit, quặng sắt, quặng meeca, tinh quặng đồng…Tuy nhiên, nhóm hàng này chủ yếu đƣợc xuất khẩu mạnh trong giai đoạn 2006- 2010, còn từ năm 2011 đến nay có xu hƣớng giảm rõ rệt, chỉ chiếm khoảng 3- 4% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

3.1.3.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc

Các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995 đó là: thuốc bắc, bông, vải sợi, hàng dệt kim và quần áo may sẵn, pin các loại, thuốc lá, xà phòng giặt, nƣớc giải khát, dầu thực vật, đƣờng sữa, đồ dùng gia đình, xe đạp, giấy…Các mặt hàng này đƣợc nhập với số lƣợng lớn, chủng loại đa dạng, chất lƣợng thấp nhƣng giá rẻ, phù hợp với mức thu nhập thấp nên chỉ sau một thời gian ngắn nó đã tràn ngập thị trƣờng Việt Nam. Đặc biệt, giai đoạn này, hàng hóa nhập lậu qua biên giới với khối lƣợng lớn đã gây ảnh hƣởng nghiêm trong đến một số ngành sản xuất của Việt Nam nhƣ: dệt kim, may mặc, sành sứ, thủy tinh, sản xuất xe đạp… Hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam giai đoạn 1996 đến năm 2000 tăng tƣơng đối ổn định, phong phú và đa dạng về chủng loại cũng nhƣ số lƣợng. Hàng năm Việt Nam nhập khẩu gần 200 mặt hàng từ Trung Quốc (gấp đôi số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng này).

Trong giai đoạn từ 2001 đến nay các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh, tốc độ tăng trƣởng kim ngạch nhập khẩu cao hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong cùng giai đoạn từ 2001 đến năm 2009, tuy nhiên cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung

Quốc ít có sự thay đổi trong những năm qua. Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều tăng qua các năm, riêng mặt hàng xăng dầu giảm trong năm 2006, 2007.

3.1.3.3. Thực trạng buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa qua biên giới Việt Trung

Cùng với sự mở rộng buôn bán trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc thì tình trạng buôn lậu và gian lận thƣơng mại cũng diễn biến phức tạp. Đây là nơi bọn buôn lậu đƣa hàng vào Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn về số vụ và hàng hóa đƣợc phát hiện. Theo thống kê về tình hình buôn lậu trên tuyến biên giới đất liền từ năm 1993 – 1999 cho thấy tuyến biên giới Việt Trung có 1.863/4.865 tổng số vụ phát hiện, chiếm 38,36% so với toàn quốc; 2.413/7.589 tổng số đối tƣợng phát hiện chiếm 31,81%; hàng hóa thu giữ là 46,2/139,4 tỷ đồng. Trên biên giới đƣờng bộ, hàng hóa nhập lậu và vận chuyển trái phép vào Việt Nam đủ chủng loại, trong đó có cả những chất gây nghiện, chất nổ, tài liệu sách báo vào nội dung xấu. Hàng hóa thƣờng đƣợc cửu vạn vận chuyển vƣợt qua biên giới theo đƣờng mòn hai bên cánh gà cửa khẩu sau đó dùng hóa đơn buôn chuyến, hóa đơn mua hàng để lƣu thông hàng hóa nhằm trốn thuế nhập khẩu. Tình trạng buôn lậu ngày càng gia tăng và càng tinh vi, phức tạp hơn nhiều khiến cho việc kiểm soát và xử lý chúng gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại biên giới tại một số tỉnh tây bắc của việt nam với trung quốc (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)