Những thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại biên giới tại một số tỉnh tây bắc của việt nam với trung quốc (Trang 79 - 80)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1.Những thành tựu

3.3. Đánh giá chung

3.3.1.Những thành tựu

Từ sau khi Việt Nam – Trung Quốc bình thƣờng hóa quan hệ (tháng 11/1991) đến nay, hai nƣớc đã ký kết hơn 30 hiệp định, thỏa thuận tạo hành lang pháp lý cho quan hệ thƣơng mại biên giới phát triển nhƣ Hiệp định thƣơng mại (1991), Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật (1992), Hiệp định về việc thành lập ủy ban Hợp tác kinh tế thƣơng mại (1994), Hiệp định biên giới trên đất liền (1999), Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (2000), ....

Các hiệp định, thỏa thuận đƣợc ký kết cùng với việc khai thông, phát triển nhiều cặp cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt – Trung đã tạo cho các ngành, địa phƣơng và doanh nghiệp hai nƣớc hợp tác trao đổi. Kim ngạch trao đổi hàng hóa qua biên giới giữa hai nƣớc không ngừng tăng mạnh, cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng phù hợp với tiềm năng của hai nƣớc.

Chính vì vậy, hoạt động thƣơng mại biên giới các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc Việt Nam – Trung Quốc đã đạt đƣợc những thành tựu rất đáng khích lệ trong những năm qua:

- Hoạt động thƣơng mại biên giới đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống, cƣ dân tại các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc.

- Từ những hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa của cƣ dân biên giới, hoạt động biên mậu đã có những bƣớc phát triển mạnh mở ra các hoạt

động hợp tác kỹ thuật, xuất và nhập khẩu dịch vụ, tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu qua biên giới.

- Hình thành các liên doanh xuyên biên giới, các xí nghiệp 100% vốn đầu tƣ phía đối tác bên kia biên giới, buôn bán các trang thiết bị kỹ thuật, liên doanh phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí qua biên giới...

- Hoạt động thanh toán buôn bán hàng hóa qua biên giới vùng Tây Bắc Việt – Trung đã có những tiến bộ đáng kể, doanh số thanh toán bằng bản tệ qua ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Các hình thức thanh toán buôn bán hàng hóa qua biên giới giữa hai nƣớc phong phú, đa dạng và ngày càng thuận tiện. Nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong hoạt động thanh toán biên mậu giữa hai nƣớc đã và đang dần đƣợc tháo gỡ. Tóm lại, là một bộ phận quan trọng của hợp tác kinh tế thƣơng mại toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, quan hệ thƣơng mại biên giới Việt – Trung nói chung và hoạt động tại các tỉnh biên giới vùng Tây Bắc nói riêng đã phát triển nhanh chóng và có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam mà nổi bật nhất là góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng biên giới, xóa đói giảm nghèo, từng bƣớc đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương mại biên giới tại một số tỉnh tây bắc của việt nam với trung quốc (Trang 79 - 80)