Định hướng hoàn thiện hoạt động tạo động lực làm việc cho giảng viên tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Định hướng hoàn thiện hoạt động tạo động lực làm việc cho giảng viên tạ

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đến năm 2020

4.1.1 Chiến lược phát triển của trường đến năm 2020

4.1.1.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2020

Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo các bậc đào tạo ở các cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, tham gia lao động trong và ngoài nước hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng; Chương trình đào tạo được xây dựng theo chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Chương trình bảo đảm liên thông giữa các cấp trình độ; phù hợp với thực tiễn thiết bị, công nghệ tiên tiến và nhu cầu sử dụng lao động của thị trường.

Đổi mới cơ bản và toàn diện đảm bảo mang lại điều kiện làm việc thuận lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực cán bộ, giáo viên Nhà trường trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho người học không ngừng nâng cao chất lượng học tập nắm vững kỹ năng tiên tiến hiện đại và những kiến thức cần thiết để tiến thân lập nghiệp; phấn đấu trở thành trường cao đẳng nghề tiếp cận trình độ quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển rộng rãi thương hiệu “Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá”.

- Giai đoạn 2011- 2014: Hoàn thành cơ bản mục tiêu đào tạo, xây dựng “chuẩn đầu ra” cho các nghề đào tạo theo hướng đào tạo cái xã hội cần, có chất

trung nguồn lực đào tạo 3 nghề trọng điểm khu vực ASEAN theo quyết định của Bộ LĐTBXH. Phát triển nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; tiếp cận hợp tác khu vực và hội nhập quốc tế nhằm phát triển hơn nữa uy tín và thương hiệu đạt cấp độ 3.

4.1.1.2 Các giải pháp chiến lược phát triển của trường đến năm 2020

 Chiến lược phát triển về đào tạo

Đổi mới mạnh mẽ và chuẩn hóa công tác đào tạo, ổn định quy mô, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả, đạt chuẩn đào tạo nghề cấp độ quốc gia và tiếp cận trình độ quốc tế, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH; phát triển rộng rãi thương hiệu “Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá” trong và ngoài nước.

 Chiến lược phát triển cơ sở vật chất

Xây dựng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá thành cơ sở dạy nghề theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hóa” tạo môi trường sư phạm, văn hoá cho hoạt động đào tạo.

- Phấn đấu sau năm 2018 hoàn thành Dự án đầu tư nâng cấp trường đã được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt.

 Chiến lược phát triển khoa học công nghệ

Xây dựng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá thành một trung tâm khai thác, ứng dụng công nghệ và các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả nhất phục vụ đào tạo nghề và lao động sản xuất.

Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học kỹ thuật thuộc các nghề đào tạo của Trường, các dự án chuyển giao công nghệ của các tổ chức trong nước và quốc tế góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của Tỉnh và của cả nước.

Xây dựng, cải tiến, hoàn thiện nội dung chương trình và phương pháp đào tạo nghề, xây dựng các chuẩn đào tạo nghề; 30% giáo viên có đề tài nghiên cứu, cải tiến làm mới các mô hình, học cụ được áp dụng vào giảng dạy, trong đó có đề tài cấp Tỉnh, cấp Bộ.

nghiệp, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp theo các bậc đào tạo ở các cấp trình độ, có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp, năng động, đáp ứng với nhu cầu của cơ chế thị trường.

 Chiến lược phát triển tài chính và tiền lương

Tích cực đổi mới và tăng cường công tác quản lý tài chính và tiền lương; tăng cường thu hút, đa dạng hoá và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính hợp pháp bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của nhà trường; nâng cao đời sống CBVC của Nhà trường.

• Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên

Quy hoạch, đào tạo cán bộ theo hướng sử dụng tốt những cán bộ hiện có, tuyển dụng những cán bộ mới đáp ứng yêu cầu công việc; có chính sách cụ thể để thu hút người tài về trường làm việc; Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ thông qua các tiêu chí về hiệu quả. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng và kỷ luật đúng đắn, kịp thời.

Hiện nay, nhà trường nỗ lực đảm bảo số lượng cơ cấu TS; Ths đến năm 2015 để nâng cấp lên đại học và mở rộng quy mô đào tạo ở cả ba bậc: Đại học; Cao đẳng; Trung cấp chuyên nghiệp. Đây là căn cứ cho công tác quy hoạch cán bộ để thực hiện giải pháp đào tạo đáp ứng nhiệm vụ và sự phấn đấu của GV đào tạo nâng cao trình độ.

4.1.2 Phương hướng hoàn thiện hoạt động tạo động lực làm việc cho giảng viên của trường đến năm 2020 của trường đến năm 2020

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, đặc biệt đội ngũ giảng viên có chất lượng đạt chuẩn một trường đại học công nghệ. Phấn đấu giai đoạn 2018- 2020 có trên 70% có trình độ trên đại học, trong đó có từ 5 - 10% trình độ Tiến sỹ; 70% cán bộ, giáo viên sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ. 100% giáo viên và cán bộ quản lý sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và quản lý.

Quy hoạch, đào tạo cán bộ theo hướng sử dụng tốt những giảng viên hiện có, tuyển dụng những giảng viên mới đáp ứng yêu cầu công việc, có chính sách cụ thể để thu hút người tài về trường làm việc; Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của giảng viên thông qua các tiêu chí về kết quả giảng day, kết quả nghiên cứu, thái độ và tinh thần làm việc. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng và kỷ luật đúng đắn, kịp thời. Đây là căn cứ cho công tác quy hoạch cán bộ để thực hiện giải pháp đào tạo đáp ứng nhiệm vụ và sự phấn đấu của giảng viên đào tạo nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)