CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguồn tài liệu và dữ liệu cho nghiên cứu
2.1.2 Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra ý kiến của giảng viên qua các bước sau đây:
B1: Nguồn thu thập: Phiếu điều tra ý kiến và sự thỏa mãn của giảng viên, các nhà quản lý đối với các công cụ tạo động lực làm việc của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
B2: Thiết kế bảng hỏi:
- Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng hỏi. - Bảng hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.
- Nội dung bảng hỏi: lấy ý kiến về mức độ hài lòng của CB-GV về động cơ làm việc (tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi; các chính sách phụ cấp, trợ cấp, cơ hội thăng tiến, quan hệ với lãnh đạo, quan hệ với đồng nghiệp…).
Đối tượng nghiên cứu là cán bộ,nhân viên, giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa nên mẫu khảo sát gửi tới toàn bộ các cán bộ nhân viên giảng viên làm việc tại khoa cũng như cán bộ nhân viên làm việc ở các phòng ban.
Bảng câu hỏi được gửi tới đối tượng khảo sát bằng phiếu khảo sát in trên giấy. Số lượng bản câu hỏi phát ra là 66 bản, thu về 64 bản và số bản không hợp lệ là 4 bản còn lại là 60 bản đưa vào phân tích.
- Thang đo trong bảng hỏi
Nhân tố Biến Thang đo
Thông tin về mức độ hài lòng về từng thành phần công việc Đánh giá mức
độ thỏa mãn ở từng thành phần của công
việc
Các tiêu chí đánh giá công việc Likert 5 mức độ
Các tiêu chí đánh giá về cơ hội đào tạo và thăng tiến
Các tiêu chí đánh giá về thu nhập Các tiêu chí đánh giá về lãnh đạo Các tiêu chí đánh giá về đồng nghiệp Thông tin về động lực làm việc của giảng viên Đánh giá
chung về mức độ thõa mãn công việc
Kết quả giảng dạy Likert 5 mức độ
Kết quả nghiên cứu Thái độ tinh thần làm việc
Thông tin các nhân Thông tin phân loại cán bộ công nhân viên
Giới tính Định danh
Độ tuổi Tỷ lệ
Thu nhập bình quân Tỷ lệ Lĩnh vực chuyên môn Định danh Trình độ học vẫn Cấp bậc Thời gian công tác Tỷ lệ Vị trí công tác Định danh B3: Xử lý số liệu: Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học. Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo
sát như giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm, nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm của mẫu khảo sát theo những tiêu chí đã được xây dựng trong phiếu điều tra. Số liệu sau khi thu thập được tiến hành xử lý trên chương trình SPSS 16 (Statistical Package for Social Studies). Các kết quả nghiên cứu sau khi được xử lý sẽ được trình bày trong luận văn dưới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị…