Kinh nghiệm của một số trường Cao đẳng Nghề về tạo động lực cho giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa (Trang 31 - 35)

1 .Tổng quan nghiên cứu

1.6 Kinh nghiệm của một số trường Cao đẳng Nghề về tạo động lực cho giảng

cao đẳng nghề.

1.6 Kinh nghiệm của một số trường Cao đẳng Nghề về tạo động lực cho giảng viên viên

1.6.1 Kinh nghiệm của một số trường

1.6.1.1 Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội

Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội đã sử dụng yếu tố đào tạo; yếu tố vật chất để tạo ra và nâng cao động lực GV bẳng cách:

- Từ trước đến nay tiền lương luôn là một trong những yếu tố hàng đầu về tạo động lực cho người lao động. Do đó việc tạo động lực cho giảng viên thông qua công cụ tiền lương được lãnh đạo nhà trường rất quan tâm. Các hình thức trả lương cho giảng viên của nhà trường hiện nay tùy vào trình độ chuyên môn, học hàm, học vị, thâm niên giảng dạy, chất lượng công việc giảng dạy mà nhà trường đang áp dụng cách tính lương khác nhau đối với từng giảng viên.

- Hàng năm nhà trường thực hiện chế độ thưởng định kỳ nhiều lần. Hình thức thưởng này áp dụng cho tất cả cán bộ công nhân viên trong trường, mục đích của hình thức này là nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà nhà trường giao.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giáo viên tại các trường Cao đẳng nghề. 1.Yếu tố thuộc về trường cao đẳng nghề 2. Yếu tố thuộc môi trường của trường Cao đẳng nghề

Tạo động lực làm việc cho giáo viên tại các trường Cao đẳng nghề 1. Công cụ kinh tế 2. Công cụ tổ chức hành chính 3. Công cụ tâm lý giáo dục Động lực làm việc cho giáo viên tại các trường Cao đẳng nghề

1. Kết quả giảng dạy (Chất lượng giảng dạy) 2. Kết quả nghiên cứu

(Số công trình nghiên cứu, chất lượng công trình nghiên cứu)

3.Thái độ và tinh thần giảng dạy, nghiên cứu

- Về phúc lợi: Nhà trường luôn thực hiện tốt mọi quy định của pháp luật trong việc thực hiện các chế độ phúc lợi bắt buộc, mở rộng các hình thức phúc lợi tự nguyện bảo đảm sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, sự quan tâm phát triển toàn diện con người. Các chương trình phúc lợi thiết thực đó trực tiếp mang lại lợi ích cho cán bộ, giảng viên tác động đến động cơ làm việc tự giác, sáng tạo của tất cả mọi thành viên.

- Tích cực cử nhiều giảng viên đi học cao học, tuyển dụng bổ sung thêm giảng viên để đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, bậc học, ngành học, tổ chức biên soạn lại giáo trình những môn học không còn phù hợp với thực tế sản xuất, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra.

Bên cạnh đó giảng viên nhà trường còn tích cực tham gia các hoạt động lao động sản xuất; giảng viên đã tham gia thiết kế, thi công hàng trăm công trình, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh tạo ra nhiều thù lao cho GV.

Trên cơ sở đội ngũ giáo viên vững mạnh, nhà trường đã không ngừng mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo, hiện nay 4 hệ đào tạo, 20 ngành nghề đào tạo với hơn 3500 sinh viên và hơn 200 cán bộ, giáo viên không chỉ phát triển về số lượng mà chất lượng đào tạo của nhà trường cũng không ngừng được nâng cao, uy tín của nhà trường ngày càng được khẳng định.

1.6.1.2 Trường Cao đẳng y tế - Ninh Bình

Nhà trường đã thực hiện tốt giải pháp vật chất, trả lương đúng, kịp thời cho giảng viên. Các mức thưởng định kỳ hàng năm, theo thâm niên và thành tích luôn được nhà trường áp dụng theo quy định của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên hăng say công tác.

- Công tác đào tạo, thay đổi môi trường làm việc, bổ sung các vị trí công tác để nâng cao động lực làm việc cho CB, GV. Với tầm nhìn xa và hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như từng bước đi cụ thể, nhà trường đặc biệt coi trọng nguồn nhân lực CB, GV có hàm lượng chất xám cao, có trình độ chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp tốt là yếu tố tiên quyết phát triển sự nghiệp đào tạo của nhà

trường. Trường có nhiều chế độ ưu đãi, thu hút hiền tài. Đội ngũ giáo viên được khuyến khích tạo mọi điều kiện để đi học nâng cao trình độ.

Mặt khác, nhà trường còn chọn lọc ký hợp đồng với nhiều Bác sỹ, Dược sỹ có trình độ cao trong ngành y tế Ninh Bình và một số Bác sỹ, Dược sỹ có kinh nghiệm chuyên môn giỏi, có khả năng sư phạm đã nghỉ hưu, còn sức khỏe về trường làm giáo viên giảng dạy.

1.6.2 Bài học cho Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.

Đúc rút được kinh nghiệm từ các trường cao đẳng trong cả nước, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đã có những hướng đi đúng trong công tác nâng cao động lực cho người lao động làm việc như sau

Về công cụ kinh tế:

Nhà trường đã có chính sách trả lương khá rõ ràng, minh bạch, hình thức trả lương hợp lý đúng kỳ hạn như vậy các giảng viên sẽ không cảm thấy bất mãn về lương. Nhà trường cũng cần tăng các khoản chi trả hỗ trợ, phúc lợi, tiền thưởng để kích thích giảng viên gắn bó với nhà trường, làm việc tăng thu nhập cá nhân.

Về công cụ tổ chức hành chính:

Nhà trường cần đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy học và nghiên cứu của giảng viên. Thay đổi định mức quy chuẩn của các công việc khác ngoài giờ giảng dạy như tăng số tuần nghiên cứu, sinh hoạt học thuật, có thêm số tuần đầu tư thay đổi phương pháp giảng dạy, chế tạo thiết bị giảng dạy, thực hành, nghiên cứu biên soạn tài liệu.

Về công cụ tâm lý giáo dục

Nhà trường cần có chính sách đào tạo và hỗ trợ thăng tiến như hỗ trợ về mặt thời gian, chi phí đào tạo và giảm bớt khối lượng công việc cho giảng viên khi tham gia các khóa học. Nên có hệ thống đánh giá thành tích công việc một cách cụ thể để người giảng viên cảm thấy bản thân họ ngày càng hoàn thiện hơn trong công việc.

Sử dụng tốt các yếu tố kích thích lao động bằng tinh thần như phát huy văn hóa trường học; Đề cao vai trò, vị trí của nhà giáo, các gương sáng điển hình trong công tác; Tăng cường sự quan tâm động viên của lãnh đạo, sự hỗ trợ của các tổ

chức, đoàn thể trong nhà trường, để khai thác mọi điều kiện, tiềm năng trong GV vì lợi ích lâu dài của cá nhân và nhà trường

Trên đây là một số bài học trong việc sử dụng các công cụ duy trì và thúc đẩy động lực làm việc được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của những trường cao đẳng có đội ngũ giảng viên mạnh về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên việc áp dụng các bài học này vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa cần xem xét kỹ điều kiện cụ thể của nhà trường như vậy hiệu quả của các công cụ mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)