CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề
3.3.1 Thực trạng các công cụ kinh tế
3.3.1.1 Thực trạng thu nhập và tiền lương
Nguồn trả lương hàng tháng của nhà trường là từ NSNN & nguồn thu từ sự nghiệp. Riêng nguồn thu từ sự nghiệp chiếm trung bình 30% trong tổng thu hàng năm. Cho thấy, chỉ tiêu của nhà trường không hoàn toàn dựa vào NSNN mà có phần từ nỗ lực tạo ra của CB, GV nhà trường
Mức chi trả lương cơ bản hàng tháng của nhà trường chiếm tỷ lệ trung bình là 33,7% trong tổ chức chi có tỷ lệ lớn nhất. Việc kích thích động lực làm việc bằng yếu tố tiền lương cơ bản hàng tháng được thực hiện qua những việc làm:
Nhà trường đảm bảo trả lương đúng, bằng việc xác định đúng mức lương ngạch bậc theo Luật Công chức cho tác đối tượng GV kể từ lúc kết thúc tập sự và thực hiện thanh toán lương đúng đủ. Đến thời hạn Phòng tổ chức Hành chính đề xuất tăng lương theo đúng các quy định của Nhà nước. Khi có thay đổi đối tượng,
thực hiện điều chỉnh kịp thời cho GV và công khai qua mạng nội bộ. Trong thời gian qua việc trả lương cho giảng viên của nhà trường được áp dụng như sau:
a) Thực trạng thu nhập trung bình năm của giảng viên Bảng 3.4. Thu nhập hiện tại của giáo viên Nhà trường. Thời điểm
trả
Tháng 3 tháng Năm
Đầu tháng Hi*1150*(1+0.25)
Đầu quí sau Hi*1150*50%Ht *3
Cuối năm (Hi*1150*50%Htt*12)+Lhđ+G
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính
Trong đó: + Hi: là tổng các hệ số lương + Lương cơ bản: 1150 ngàn đồng + Htt: hệ số thu nhập tăng thêm + Lhđ: tiền dạy hợp đồng
+ Gpl: tiền phúc lợi, mức thấp nhất 500.000 đồng
Với cách tính lương như trên tiền lương bình quân của giảng viên trong nhà trường có mức thu nhập bình quân như sau
Bảng 3.5: Bảng thu nhập bình quân của GV năm 2013
Tổng số Tỷ lệ % Phần trăm hợp lệ Trên 5 triệu 16 10,6 10,6
Từ 3 triệu – 5 triệu 88 57,8 57,8 Dưới 3 triệu 48 31,6 31,6
Tổng số 152 100 100
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học
Theo kết quả nghiên cứu thì mức thu nhập bình quân của giảng viên hiện nay là tương đối thấp. Đa số mức thu nhập từ 3 - 5 triệu/ tháng chiếm tỷ trọng 57,8%. Số người có mức thu nhập trên 5 triệu chỉ có 16 người trong tổng số 152 giảng viên chiếm tỷ trọng 10,6%. Với mức thu nhập này nhìn chung là tương đối thấp so với mức lương trên thị trường lao động ở Thanh Hóa hiện nay. Bởi vì tiền lương bình
bình quân 4 -5 triệu đồng/ tháng. Với mức thu nhập bình quân nêu trên thì giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa gặp rất nhiều khó khăn trong việc trang trải cuộc sống hàng ngày.
- Tiền lương bình quân: là một thước đo nhằm đánh giá sự quan tâm của nhà trường tới thu nhập của người lao động và đồng thời cũng đánh giá được việc phân bổ tiền lương ở các bộ phận như thế nào được thể hiện như sau:
Bảng 3.6. Bảng lương bình quân của CBGV qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 – 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 – 2014 Cán bộ phòng ban 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.500.000 Giảng viên 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính
Nhìn vào bảng trên ta thấy tiền lương bình quân của cán bộ giảng viên trong nhà trường có xu hướng tăng đều qua các năm nhưng mức tăng này tương đối đồng đều nhau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi hàng năm Nhà nước thực hiện việc tăng lương cơ bản nên tiền lương bình quân cũng tăng là vấn đề hiển nhiên, hay nói cách khác trong thời gian vừa qua nhà trường chưa có những chính sách tiền lương mới cho người lao động. Ngoài ra nhìn vào bảng ta thấy tiền lương bình quân của cán bộ phòng ban cao hơn giảng viên. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản làm cho số lượng giảng viên ra đi ngày một gia tăng. Đa số cán bộ giảng viên ngoài việc làm ở trường thì họ còn đi dạy kèm, đi làm thỉnh giảng ở các trường khác để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống hàng ngày. Một số người không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống buộc lòng họ chuyển đi nơi khác có thu nhập cao hơn.Vì vậy để giữ chân giảng viên thì trong thời gian tới nhà trường phải tạo điều kiện cho giảng viên kiếm thêm thu nhập cũng như có những giải pháp về lương thiết thực hơn.
b) Thực trạng tiền lương
Lương hàng tháng của cán bộ, giáo viên Trường thường được chi trả vào tuần đầu tiên của tháng, bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp theo lương. Thu nhập từ lương được tính theo quy định của Nhà nước, như sau:
Lương = (HSL+PCCV +PCVK) * Mức LCB * (1+PC ưu đãi ngành)
Trong đó: + HSL: hệ số lương; + PCCV: hệ số phụ cấp chức vụ; + PCVK: hệ số phụ cấp vượt khung;
+ Mức LCB: mức lương cơ bản 1.150.000 đồng); + PC ưu đãi ngành: hệ số phụ cấp ưu đãi ngành.
Hệ số lương và phụ cấp vượt khung được theo quy định của Nhà nước. Phụ cấp chức vụ: dùng để trợ cấp thêm cho cán bộ quản lý cấp cao nhằm khuyến khích họ có trách nhiệm hơn với chức năng quyền hạn quản lý của mình.. Sau đây là bảng phụ cấp của Nhà trường:
Bảng 3.7. Hệ số phụ cấp chức vụ
Chức vụ Hệ số phụ cấp
Hiệu trưởng 0.90
Hiệu phó 0.70
Trưởng khoa, trưởng phòng 0.45 Trưởng phòng Tài vụ 0.55
Thủ quỹ 0.1
Phó khoa, phó phòng 0.35 Bí thư đoàn trường 0.45 Phó bí thư đoàn trường 0.35 Tổ trưởng tổ bộ môn 0.25
(Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường CĐ Nghề công nghiệp Thanh Hóa)
Nếu kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì chỉ hưởng hệ số phụ cấp của mức chức vụ cao hơn.
- Phụ cấp ưu đãi ngành: theo quy định của Nhà nước:
+ Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trung học cơ sở, chiếm khoảng gần 9% cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn Trường.
+ Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong Trường, chiếm khoảng gần 3% cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn Trường.
+ Số cán bộ, nhân viên không được hưởng ưu đãi ngành chiếm khoảng 25% cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn Trường.
Trước năm 2011 thì mức ưu đãi ngành chỉ áp dụng cho các giáo viên thuộc biên chế nhà nước, những giáo viên hợp đồng không được hưởng mức lương này. Từ năm 2011 trở đi, Nhà trường mới chi trả thêm mức phụ cấp ưu đãi ngành kể cả với các giáo viên hợp đồng.
c. Thực trạng thu nhập tăng thêm
Thu nhập tăng thêm là khoảng thu nhập từ lợi nhuận sau thuế (dựa trên cơ sở chênh lệch thu chi của tổ chức Khoa học & Công nghệ sau khi đã nộp thuế và nghĩa vụ ngân sách, trích quỹ theo quy định và được phân phối theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị)
Trong tổng số 237 cán bộ, giáo viên và nhân viên Nhà trường thì các mức thu nhập tăng thêm được tính hàng tháng cụ thể như sau:
Bảng 3.8 Mức thu nhập tăng thêm của giảng viên Nhà trường năm 2013 Mức thu nhập tăng thêm Số lượng giáo viên Tỷ lệ % Dưới 1,2 triệu đồng 75 31,6 Từ 1,2 đến 2 triệu đồng 62 26,2 Từ 2 đến 3 triệu đồng 31 13,1 Từ 3 đến 4 triệu đồng 24 10,1 Từ 4 đến 5 triệu đồng 29 12,2 Từ 5 đến 7 triệu đồng 12 5,1 Trên 7 triệu đồng 4 1,7
(Nguồn: Bảng thanh toán lương từ Phòng Kế hoạch – Tài chính)
(Hệ số lương cơ bản + Phụ cấp chức vụ + Phụ cấp thâm niên vượt khung) * Mức lương tối thiểu * Hệ số thu nhập tăng thêm.
- Hệ số thu nhập tăng thêm của cá nhân được tính như sau : Bảng 3.9. Hệ số thu nhập tăng thêm theo chức vụ
Chức vụ Hệ số
Hiệu trưởng 1.9
Hiệu phó_Chủ tài khoản 2 1.7 Các Hiệu phó khác 1.5 Cấp Trưởng các đơn vị thuộc Trường
Trưởng Khoa có trên 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên
1.0
Cấp Phó các đơn vị thuộc Trường
Phó Khoa có trên 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên
0.8
Trưởng bộ môn thuộc Khoa 0.7 Các đối tượng không thuộc các diện trên 0.6
(Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường CĐ nghề CN Thanh Hóa)
Thu nhập tăng thêm được chi trả theo mức xếp loại hàng tháng (tổng hợp theo quý trả 1 lần) theo 03 mức A,B,C: A=100%; B=80%; C=60% và theo hệ số thu nhập tăng thêm của từng đối tượng.
Phần thu nhập tăng thêm: Được ứng 50% vào cuối quí, số còn lại sẽ được thanh toán vào cuối năm, sau khi nhà trường quyết toán xác định chênh lệch thu lớn hơn chi (thanh toán theo mức độ hoàn thành công việc của từng đơn vị, cá nhân thuộc trường).
d. Thực trạng thu nhập từ dạy hợp đồng
Giáo viên của trường đã hoàn thành định mức giờ chuẩn trong năm học, được mời giảng dạy phải ký hợp đồng với nhà trường và được thanh toán theo hợp đồng đã ký, cụ thể như sau
+ Giảng viên, giáo viên được tính: 20.000 đ/tiết nhưng lại được Nhà trường chi trả theo quý và thường sau ngày trả lương của tháng đầu của quý tiếp theo, chính vì vậy mà lương giảng dạy hợp đồng tháng được nhận là:
- Đối với giảng viên có trình độ đại học:
+ Được hưởng ưu đãi ngành: (2.34*1.150.000)*(1+0.25) = 3.363.750 đồng + Không được hưởng ưu đãi ngành: (2.34*1150.000) = 2.691.000 đồng - Đối với giảng viên có trình độ cao đẳng: (2.1*1150.000) = 2.415.000 đồng
Vào thời điểm cuối năm học, khi các nhiệm vụ về giảng dạy và các nhiệm vụ khác về cơ bản đã hoàn thành thì giáo viên thực hiện nhiệm vụ kê khai giờ giảng, tổng kết xem trong năm học vừa rồi mình thực hiện bao nhiêu giờ giảng, đã đủ giờ chuẩn hay chưa, hay có số tiết vượt mức định chuẩn quy định. Việc kê khai giờ giảng căn cứ theo số giờ thực tế mà giáo viên đã giảng dạy, và dựa trên sự thống kê của Khoa, phòng Quản lý đào tạo. Với những căn cứ này thì việc kê khai đáng lẽ phải được tiến hành đơn giản và nhanh chóng, nhưng thực tế lại ngược lại vì ngoài nhiệm vụ giảng dạy còn có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, và nhiệm vụ học tập và bồi dưỡng chuyên môn.
Mặc dù đã được quy định từ trước, nhưng khi thực hiện việc kê khai lại có sự nhập nhằng, khi thì chấp nhận nội dung này được xem là nhiệm vụ này, nhưng khi khác lại không được công nhận; mẫu văn bản để kê khai cũng thay đổi, khi thì kê khai theo giờ trung cấp, sau lại quy đổi sang giờ cao đẳng, vì hiện tại ở Trường ngoài một số giáo viên chuyên dạy trung cấp, hầu hết đều vừa dạy cao đẳng vừa dạy trung cấp; và không có sự hướng dẫn cụ thể nên việc khai mỗi năm hầu như đều được thực hiện lại 3 đến 4 lần mới hoàn tất. Vì vậy không những gây ra sự không hài lòng cho các giáo viên có giờ dạy vượt định mức chuẩn, mà còn gây ra sự chán nãn và không hài lòng rất lớn với những giáo viên dạy đủ giờ chuẩn. K hi việc kê khai đã được thực hiên xong, việc thanh toán các giờ hợp đồng cho các giáo viên dạy vượt giờ chuẩn quy định cũng được thự hiện rất lâu sau đó, ít nhất cũng phải 3 tháng, trong khi Nhà trường năm nào cũng hứa sẽ giải quyết nhanh và đổ lỗi cho các Khoa, phòng Quản lý đào tạo về sự chậm trễ trong khi nhiệm vụ kê
khai đã được thực hiện trước đó khá lâu và việc thanh toán cho các giáo viên mời dạy bên ngoài thì được nhanh chóng, tạo nên sự không hài lòng rất lớn ở giáo viên.
Do đặc thù của ngành giáo dục, nhìn chung mức lương của ngành so sới các ngành nghề khác có sự chênh lệch tương đối lớn, mức thu nhập của giáo viên Nhà trường hiện tại chưa đem lại được mức sống chất lượng, đặc biệt là trong tình trạng giá cả càng ngày càng leo thang, nhưng thu nhập không được cải thiện nhiều, chính vì vậy họ phải dành thời gian để thực hiện những công việc khác ngoài trường để tạo thêm thu nhập cho bản thân. Điều này cũng thể hiện mức độ thỏa mãn của cán bộ, giảng viên với các chính sách nhằm cải thiện đời sống của Nhà
trường là rất thấp (theo kết quả điều tra bảng 3.10).Vì vậy, Nhà trường trước mắt
cần tập trung vào các chính sách nhằm nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ, giảng viên Nhà trường để họ yên tâm, thoải mái làm việc hơn. Thu nhập là một yếu tố quan trọng và là yếu tố đầu tiên để giúp thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, cụ thể là nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn.
3.3.1.2 Thực trạng các khoản đãi ngộ bằng tiền khác
Nhà trường thực hiện đầy đủ các chính sách về phúc lợi xã hội theo quy định của Nhà nước, Quỹ phúc lợi hằng năm bằng 90% trên chênh lệch thu chi sau khi trả thu nhập tăng thêm và trích quỹ hoạt động giáo dục.
Ngoài các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thất nghiệp, thì Quỹ phúc lợi được trích lập với các nội dung chi và mức chi như sau:
- Việc hiếu (cấp trên, tứ thân phụ mẫu, vợ, chồng, con): từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/1 trường hợp. Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định. - Việc hỷ: từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/ 1 trường hợp. Những trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định.
- Chi phục vụ lễ, tết: Chi theo thực tế và được Hiệu trưởng duyệt chi.
- Chi hỗ trợ cho Cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên hợp đồng nhân dịp tết cổ truyền: 1.000.000đ/người trở lên.
- Chi phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, tuỳ theo thực tế của trường hiệu trưởng quyết định chi.
- Tiền thưởng cho Cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên hàng năm chi theo qui định hiện hành của Nhà nước
- Thời gian nghỉ Lễ, nghỉ Tết:
+ Người lao động được nghỉ lễ, nghỉ tết hằng năm theo quy định của Nhà nước bao gồm các ngày: Tết dương lịch (01 ngày), Tết Nguyên đán (04 ngày), Giỗ Tổ Hùng Vường 10/3 (01 ngày), Chiến thắng 30/4 (01 ngày), Quốc tế lao động 01/5 (01 ngày), ngày Quốc khánh 02/9 (01 ngày).
+ Đối với cán bộ, giảng viên - giáo viên trực tiếp giảng dạy: thời gian nghỉ Lễ như ở trên, thời gian nghỉ Tết âm lịch được nghỉ theo Kế hoạch giảng dạy mỗi năm học của trường.
- Thời gian nghỉ hè, nghỉ phép hàng năm:
+ Giảng viên - giáo viên trực tiếp giảng dạy: được nghỉ hè theo Kế hoạch giảng dạy mỗi năm học của trường.
+ Cán bộ, viên chức và người lao động khác: được nghỉ phép 12 ngày/ năm cộng thêm số ngày nghỉ phép tăng thêm theo thâm niên công tác (cứ đủ 5 năm làm việc thì được cộng thêm 1 ngày).
+ Đối với nhân viên hợp đồng vụ việc: tuỳ theo tính chất công việc, số ngày nghỉ được thoả thuận cụ thể trong hợp đồng lao động.
Nhà trường khuyến khích người lao động thực hiện đủ chế độ nghỉ phép, nghỉ hè trong năm. Thời gian nghỉ phép, hè năm nào giải quyết dứt điểm năm đó. Trường hợp đặc biệt, nếu thực sự cần thiết phải giải quyết công việc cấp bách của trường thì Hiệu trưởng sẽ có Quyết định điều động làm việc vào thời gian nghỉ phép hoặc nghỉ hè.
- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương: Người lao động làm việc tại
Trường được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng lương trong những trường hợp sau: + Lập gia đình được nghỉ 03 ngày; con lập gia đình được nghỉ 02 ngày;
+ Bố, mẹ (Cả 2 bên chồng, vợ) chết; vợ hoặc chồng chết; con chết được nghỉ 03 ngày.
- Nghỉ việc riêng không hưởng lương: Do hoàn cảnh hoặc cần thiết phải giải quyết
các nhu cầu đột xuất, người lao động có thể nghỉ không hưởng lương ngoài những ngày nghỉ theo quy định. Trong thời gian nghỉ không hưởng lương, người lao động có thể đề xuất với Nhà trường xin được tự túc đóng toàn bộ bảo hiểm xã hội và bảo