1 .Tổng quan nghiên cứu
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho giảng viên tại các trường Đào
tạo nghề.
1.4.1 Yếu tố thuộc trường cao đẳng nghề a. Tình hình tài chính của trường a. Tình hình tài chính của trường
Nâng cao động lực làm việc cho giảng viên bằng tiền lương, thưởng, phúc lợi tức là dùng tiền lương, tiền thưởng, tiền phúc lợi để nâng cao tính tích cực làm việc cho giảng viên. Đây là những yếu tố con người cần phải có và dùng nó để thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu của mình. Chính vì vậy tiền lương, tiền thưởng, tiền phúc lợi được sử dụng như một đòn bẩy để kích thích tính tích cực của giảng viên.
Sử dụng tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi để nâng cao động lực thúc đẩy giảng viên làm việc được nhà trường thực hiện bằng cách sau:
- Làm tốt công tác trả lương cho giảng viên
- Thực hiện tốt chế độ thưởng, các khoản phụ cấp, phúc lợi xã hội.
Tuy nhiên, việc sử dụng tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi cần phải được nhà trường thực hiện rõ ràng, minh bạch nếu không sẽ gây bất bình giữa giảng viên và quản lý hoặc giữa những giảng viên với nhau sẽ tạo ra những tác động không mong muốn
b. Về phía lãnh đạo nhà trường
- Nhận thấy vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển nhà trường, chất lượng đào tạo là vốn duy nhất giúp cho nhà trường tồn tại và phát triển. - Nâng cao các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tích cực xây dựng đội ngũ giảng viên mạnh về năng lực, giỏi về chuyên môn.
- Nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng, mức độ hài lòng đối với công tác nâng cao động lực làm việc để có những giải pháp phù hợp phát triển đội ngũ giảng viên. 1.4.2 Yếu tố thuộc môi trường của trường cao đẳng nghề
a. Vị thế và vai trò của ngành nghề trong xã hội
Những người lao động làm việc trong những ngành nghề lĩnh vực mà xã hội quan tâm và đánh giá cao thì họ sẽ cảm thấy tự quan hào, yêu công việc, nỗ lực phấn đấu trong công việc. Ngược lại, đối với những công việc thuộc những lĩnh vực mà xã hội ít quan tâm và không đánh giá cao thì người lao động có thể không
hài lòng với công việc, dễ xuất hiện tâm lý ti với công việc đảm nhận, làm giảm động lực làm việc. Do đó để tạo động lực cho giảng viên hăng say làm việc, người quản lý phải có những biện pháp nhằm tạo ra sự hứng thủ trong công việc, tác động tới tâm lý của giảng viên để họ thực sự coi trọng và tự hào đối với công việc mình đang làm, đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao vị thế và gìn giữ hình ảnh của “nghề giáo”.
a. Các quy định của chính phủ
Các qui định pháp luật, đặc biệt là luật giáo dục là cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Luật pháp càng nghiêm minh và có hiệu lực càng cao thì người giảng viên sẽ càng yên tâm làm việc vì quyền lợi của họ được pháo luật bảo vệ, từ đó tạo ra động lực cho họ làm việc. Để làm được điều này, chính phủ và các cơ quan liên quan phải không ngừng nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày một hiệu quả hơn
b. Hệ thống phúc lợi xã hội
Hệ thống phúc lợi xã hội có vai trò đảm bảo và hỗ trợ một phần cuộc sống của giảng viên nếu không may bị tai nạn, mắc những bệnh liên quan đến nghề, thai sản... khi hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của giảng viên ngày càng được đảm bảo. Khi giảng viên được đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ thì họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn phần nào đối với cuộc sống từ đó họ sẽ chú tâm hơn với công việc, làm việc có động lực và đạt hiệu quả cao hơn.