CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Đánh giá tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề
3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế
3.4.3.1 Nguyên nhân thuộc Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
Thứ nhất, Về phía lãnh đạo nhà trường, qua các giai đoạn phát triển các thế hệ lãnh đạo và CB, GV nhà trường luôn ý thức được vai trò của nguồn nhân lực
trong sự nghiệp phát triển nhà trường, chất lượng đào tạo là vốn duy nhất giúp cho nhà trường tồn tại, nó được chính CB, NV tạo ra, những việc làm hiệu quả luôn được kế thừa.
Nhận thức được nhu cầu phát triển đào tạo cả nước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, nhà trường phải nâng cấp thành trường cao đẳng và tương lai là đại học, lãnh đào nhà trường đã có sự chuẩn bị liên tục các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tích cực xây dựng đội ngũ; phát huy truyền thống nhà trường trong dạy và học; phát huy tính thần làm chủ tập thể, lợi thế về mặt thời gian và lịch sử phát triển của nhà trường. Nhờ vậy, đã tạo được những bước đi vững chắc để nâng cấp nhà trường lên cao đẳng và phát triển quy mô đào tạo như ngày này.
Tuy nhiên, những tồn tại liên quan nêu ra trong phần thực trạng cũng có những nguyên nhân của nó. Số CB lãnh đạo trang bị tư duy khoa học về quản trị nhân sự còn hạn chế; Các giải pháp tạo động lực mang tính nhiệm vụ và phục tùng hành chính nhiều hơn là một giải pháp khoa học toàn diện dựa trên những lý luận về khoa học quản trị nhân sự phong phú. Tư duy và cách làm rập khuôn, kế thừa những đổi mới chậm chưa xuất phát từ những căn cứ khoa học, đúc kêt thực tiễn tại nhà trường.
Chưa có khảo sát khoa học, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng, mức độ hài lòng đối với các giải pháp tạo và nâng cao động lực làm việc hiện đại để có những đề xuất phù hợp. Chưa quan sát đầy đủ về tiềm năng nhân lực, chưa quan tâm, chưa quan tâm, hiểu thấu đáo về những nhu cầu đã thay đổi và tâm huyết từ đội ngũ giảng viên gắn với hoàn cảnh hiện tại. Chưa gắn kết được kết quả lao động của cá nhân với những lợi ích tinh thần, thăng tiến để thỏa mãn nhu cầu của đội ngũ GV, nên chưa tạo ra động lực cống hiến của đông đảo đội ngũ GV. Còn nhiều GV ngại phê bình, thái độ tiếp thu những đóng góp đổi mới cải tiến cách làm của một số người lãnh đạo đã làm hạn chế nhiều nỗ lực đóng góp của nhiều cá nhân trong thời gian gần đây.
Thứ hai: Do tình hình tài chính của nhà trường còn khó khăn. Mục tiêu về lợi nhuận là vấn đề mà Hội đồng nhà trường luôn đặt lên hàng đầu nên để đạt được mục
tiêu này thì việc kiểm soát chi phí là việc làm không thể tránh khỏi. Trong những năm trở lại đây hoạt động tuyển sinh có xu hướng giảm nên ảnh hưởng đến nguồn thu của nhà trường.
Tuy nhiên, những hạn chế trong nghiên cứu, nắm bắt tình hình khách quan, chậm đổi mới cách làm, thiếu những giải pháp đồng bộ về nâng cao động lực đã không tận dụng hết những tiềm năng, nội lực từ phía đội ngũ GV đã làm chậm đi phần nào quá trình phát triển của nhà trường.
3.4.3.2 Nguyên nhân thuộc môi trường của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã tạo điều kiện cho GD&ĐT phát triển, sự đa dạng hóa ngành nghề đáp ứng đào tạo theo nhu cầu xã hội đã tạo ra cho các trường thế chủ động để mở rộng quy mô cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Bộ GD&ĐT đã có những nỗ lực quan tâm, cải cách, đổi mới nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi giảng viên như liên tục cải cách chế độ tiền lương theo mức độ lạm phát; Ban hành nhiều quy định, định hướng tạo thuận lợi cho giảng viên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các quy định về cải cách chế độ định mức giờ giảng cho giảng viên, phụ cấp, thi đua khen thưởng... đã cung cấp những cơ sở cho nhà trường trong công tác cụ thể hóa các quyền lợi cho giảng viên tạo ra động lực thúc đẩy họ làm việc.
Là một trường thuộc Bộ Lao đông Thương binh & Xã hội nên những hỗ trợ về tài chính, quản lý đã tạo nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển và tính chủ động trong công tác kế hoạch.
Tuy nhiên việc cấp kinh phí từ ngân sách kéo dài, sinh ra những tư tưởng chủ quan về sự tồn tại tất yếu nên các nhiệm vụ chiến lược của nhà trường phụ thuộc quá nhiều vào các chỉ tiêu cơ quan chủ quản giao. Vai trò của nguồn nhân lực có lúc bị xem nhẹ. Tư duy về sự tồn tại và phát triển của nhà trường chưa gắn với khai thác động lực từ bên ngoài và hoàn cảnh phát triển bên ngoài mà phụ thuộc vào quản trị hành chính, nhiều nội quy, quy định kiểm soát giảng viên lên lớp ban hành chưa gắn với việc tạo ra và nâng cao động lực làm việc.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP
THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020