Thực trạng công cụ hành chính tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa (Trang 58 - 60)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề

3.3.2 Thực trạng công cụ hành chính tổ chức

3.3.2.1 Thực trạng các công cụ hành chính a) Thực trạng quy chế điều lệ

- Quy chế, điều lệ, quy định của trường đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên như quy định về thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Các biện pháp xử lý hành chính: Quy định trừ vào lương năng suất hàng tháng đối với GV không thực hiện đồng phục; không đeo thẻ công chức; lên lớp trễ hơn 5 phút, cho lớp nghĩ sớm trước giờ quy định; không tham gia hoặc trễ hội họp...(trừ vào hệ số Lương năng suất từ 0,1 đến 0,2 điểm, tương đương mất đi khoảng 150.000đ/tháng - 200.000đ/người/tháng).

b) Các biện pháp giám sát/ điểm danh

Giám sát là một trong những chức năng quan trọng của quản lý, nhằm giúp Ban giám hiệu so sánh phát hiện những sai lệch, xác định các tác động điều chỉnh để chấn chỉnh đảm bảo sự giám sát được công bằng, khách quan, minh bạch, Ban giám hiệu đã đưa ra những phương pháp như sau:

- Tổ chức thanh tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất các giờ giảng; tham gia dự giờ thao giảng.

- Kiểm tra việc bồi dưỡng chuyên môn thông qua dự giờ đồng nghiệp, sinh hoạt chuyên môn, viết sang kiến kinh nghiệm

- Kiểm tra và duyệt giáo án của giảng viên.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cá nhân, giờ ngày công,quy chế thực hiện giờ lên lớp.

- Đánh giá giảng viên thông qua chuyên đề, thanh tra toàn diện qua các hội thi và xếp loại giảng viên theo tiêu chí thi đua.

- Điểm danh: Để quản lý giờ giấc làm việc của CB-GV Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị qua dấu vân tay. Tất cả cán bộ, giảng viên khi đến đều phải quét dấu vân tay qua máy để chấm công. Sau mỗi tháng , Phòng Tổ chức – Hành chính sẽ tổng hợp trên máy để tính ngày công quy ra lương.

3.3.2.2 Thực trạng công cụ tổ chức

Mô hình cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng là sự kết hợp các quan hệ điều khiển – phục tùng giữa các cấp và quan hệ tham mưu – hướng dẫn ở mỗi cấp. Mô hình này tạo một khung hành chính vững chắc và sử dụng tính ưu việt của việc hướng dẫn công tác thông qua các chuyên gia để điều hành công việc một cách hiệu quả.

- Thông báo mọi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, của ngành; thực hiện đầy đủ mọi quyền lợi cho giảng viên về tinh thần và vật chất theo đúng quy định (tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt chi bộ, họp hội đồng, công đoàn, qua website của nhà trường,…)

- Quy chế hoạt động: Nhà trường ban hành bộ quy chế hoạt động trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và trách nhiệm phối hợp giữa các tổ, bộ môn, giữa những giảng viên với nhau trong nhà trường và quy định về các chính sách, chế độ đãi ngộ giảng viên; khen thưởng kỷ luật... Đây là cơ sở để thực hiện quản lý giảng viên và chi trả các chế độ cho giảng viên.

- Đánh giá công bằng trong thi đua và bình xét thi đua, đánh giá thực chất của giảng viên trong công tác giảng dạy. Công khai dân chủ việc đánh giá cán bộ viên chức hàng năm.

- Công khai các dự trù trang thiết bị cơ sở vật chất, hợp đồng lao động trong nhà trường và công khai các khoản thu chu, thực hiện thu chi đúng quy định.

- Nâng cao ý thức phục tùng kỷ luật, nề nếp làm việc của đội ngũ giảng viên; chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế của nhà trường.

Dựa trên các chính sách này Ban giám hiệu đã điều hành nhà trường một cách có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu chung đồng thời cũng đảm bảo các quyền và lợi ích của giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)