Phƣơng pháp điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 49)

Khái niệm: Phƣơng pháp điều tra khảo sát là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc nào đó.

Phƣơng pháp điều tra khảo sát đƣợc sử dụng trong luận văn để xác định các câu hỏi nghiên cứu, xác định các tiêu chí đánh giá về phát triển NOXH ở Bắc Ninh, thu thập ý kiến của các chuyên gia về những vấn đề còn tồn tại trong chính sách phát triển NOXH hiện nay đồng thời trao đổi về một số giải pháp hoàn thiện các nội dung chính sách phát triển NOXH.

Phƣơng pháp điều tra khảo sát đƣợc thực hiện qua các bƣớc: Dự kiến các

vấn đề cần nghiên cứu

Thiết kế câu hỏi bán cấu trúc phỏng vấn Thực hiện sâu Phân tích, tổng hợp thông tin từ các nội dung đã phỏng vấn

Hình 2.2. Các bƣớc thực hiện nghiên cứu định tính

Bước 1. Dự kiến các vấn đề cần nghiên cứu (câu hỏi nghiên cứu) Bước 2. Thiết kế câu hỏi phỏng vấn sâu đối tượng điều tra

Căn cứ vào các vấn đề nghiên cứu đã dự kiến, tôi thiết kế lƣới câu hỏi phỏng vấn sâu các đối tƣợng là các chuyên gia, nhà quản lý về phát triển NOXH (Phụ lục 2.1). Nội dung các câu hỏi đƣợc thiết kế nhƣ nhau cho các đối tƣợng phỏng vấn.

Bước 3. Thực hiện phỏng vấn sâu

Trong các buổi hội thảo có liên quan đến phát triển NOXH mà tôi trực tiếp tham dự, tôi thực hiện phỏng vấn sâu một số chuyên gia tham dự hội thảo theo các câu hỏi đã thiết kế.

Bằng phƣơng pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia tôi đã bƣớc đầu xác định đƣợc 4 câu hỏi nghiên cứu của đề tài, các câu hỏi này là:

i) Nhu cầu thuê, mua NOXH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay thế nào? ii) Tình hình triển khai các dự án NOXH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay ra sao? Những kết quả đạt đƣợc là gì? Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân vì sao?

iii) Tỉnh Bắc Ninh đã có những chính sách gì hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng NOXH? Những chính sách gì hỗ trợ ngƣời đƣợc mua NOXH?

iv) Các giải pháp để phát triển NOXH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là gì? Trên cơ sở trao đổi, phỏng vấn với các chuyên gia, tôi cũng đã bƣớc đầu xác định đƣợc các tiêu chí đánh giá phát triển NOXH.

CHƢƠNG 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh có ảnh hƣởng đến phát triển nhà ở xã hội.

Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội, là giao điểm của tuyến hành lang kinh tế Bắc - Nam: Lạng Sơn - Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và vành đai kinh tế Đông - Tây: Hà Nội - Quảng Ninh.

Bắc Ninh là một trong tỉnh 8 thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong tam giác tăng trƣởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các tuyến giao thông chính thuận lợi bao gồm: Quốc lộ 1A nối Lạng Sơn - Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; quốc lộ 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài và cảng nƣớc sâu Cái Lân; quốc lộ 3 mới nối Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc; quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dƣơng - Hƣng Yên; vành đai 3 và vành đai 4 thành

phố Hà Nội nối Bắc Ninh với các khu vực nằm trong vùng thủ đô; tuyến đƣờng sắt liên vận nối TP Hồ Chí Minh - Hà Nội - Lạng Sơn đi Trung Quốc; tuyến đƣờng sắt cao tốc nối Yên Viên - cảng nƣớc sâu Cái Lân. Ngoài ra Bắc Ninh còn đƣợc bao bọc bởi các tuyến sông lớn gồm sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi cho giao thông đƣờng thủy. Các lợi thế trên đã tạo cho Bắc Ninh là một địa bàn mở, nơi giao thoa của các trục và hành lang kinh tế trọng điểm quốc gia, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và giao lƣu kinh tế với các khu vực trong nƣớc và trên thế giới.

Dân số toàn tỉnh đạt 1.024.151 ngƣời trong đó dân số đô thị là 241.723 ngƣời, nông thôn là 782.428 ngƣời; dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60,85%; công nhân chiếm 26,7%; cán bộ công chức - viên chức và lực lƣợng vũ trang chiếm 4,56%, số hộ nghèo chiếm 7, 72%.

Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính với 8 đô thị gồm 1 đô thị loại 3 là thành phố Bắc Ninh, 1 đô thị loại 4 là thị xã Từ Sơn, và 6 đô thị loại 5 bao gồm các thị trấn huyện lỵ bao gồm thị trấn Gia Bình, thị trấn Thứa, thị trấn Phố Mới, thị trấn Hồ, thị trấn Lim và thị trấn Chờ. Đến năm 2020 sẽ hình thành thêm 4 thị trấn mới trên cơ sở nâng cấp các thị tứ hiện tại bao gồm thị trấn Ngụ (Gia Bình), thị trấn Dâu (Thuận Thành), thị trấn Trung Kênh và thị trấn Lâm Thao (Lƣơng Tài). Trong đó các đô thị phát triển mạnh là thành phố Bắc Ninh, thị trấn Lim, thị xã Từ Sơn, các đô thị còn lại phát triển khá.

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, năm 2014 GDP của tỉnh là 9.696,8 tỷ đồng, tăng 17,86% so với năm 2013, vƣợt 0,65% so với kế hoạch, đây là tốc độ tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc tới nay. Trong đó công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng 22,77%; dịch vụ tăng 16,37%.

Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng cơ bản tiếp tục gia tăng từ 63,8% năm 2013 lên 66,2% năm 2014; nông – lâm nghiệp – thủy sản từ 12,4% xuống còn 23,6%.

Về sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất năm 2014 là 32.255,8 tỷ đồng, vƣợt 40,24% so với kế hoạch, riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 18.409,6 tỷ đồng, vƣợt 72,4% kế hoạch, tăng 104,4% so với năm 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 49)