Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả quản lý du lịch di sản thiên nhiên thếgiớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long theo hướng bền vững (Trang 100 - 104)

Vịnh Hạ Long theo hƣớng bền vững thời gian tới.

Để thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đề ra trong công tác quản lý bảo tồn, khai thác phát triển du lịch Vịnh Hạ Long theo hƣớng bền vững, Ban quản lý Vịnh Hạ Long cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp quản nhƣ sau:

4.3.1. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long lịch di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đƣợc phê duyệt, để triển khai, tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả trong thực tiễn cần phải tiến hành theo các bƣớc sau:

Trƣớc hết, về mặt phƣơng pháp, cần khẩn trƣơng tiến hành rà soát để bổ sung, hoàn thiện hệ thống các qui hoạch quản lý, phát triển du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long để định hƣớng cho hoạt động du lịch hiệu quả. Việc định hƣớng quy hoạch phát triển du lịch Di sản, đi đôi với công tác bảo tồn, phát huy những giá

trị của di sản cần đƣợc coi là một công cụ can thiệp chủ yếu của các cơ quan quản lý du lịch trên địa bàn hiện nay. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh cần tăng cƣờng mức độ chi tiết, cụ thể cho những kế hoạch trong giai đoạn trƣớc mắt (2015 - 2020) và tăng tính định hƣớng cho giai đoạn sau (2020-2030).

Đồng thời, để Quy hoạch đƣợc triển khai theo đúng tiến độ và hiệu quả, cần tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý. Do đó, việc phân định rõ chức năng của các sở, ban, ngành và lập lịch biểu kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm là vô cùng cần thiết. Sau kiểm tra, đánh giá cần có sự đôn đốc và điều chỉnh phù hợp với những biến động thực tế. Ngoài ra, cần thƣờng xuyên rà soát các điều kiện của quy hoạch để có sự điều tiết theo 2 hƣớng: giữ nguyên các mục tiêu quy hoạch và các mô hình đã đƣợc triển khai, tạo các điều kiện phù hợp với các yêu cầu quy hoạch nếu các điều kiện này có sự thay đổi. Trong trƣờng hợp không tạo đƣợc các điều kiện theo yêu cầu quy hoạch (do quy hoạch không sát thực tế) thì cần can thiệp, điều chỉnh. Ngoài ra, trong triển khai thực hiện kế hoạch cũng cần hết sức chú ‎ý đến vấn đề tổ chức, phối hợp, chỉ đạo hoạt động để đảm bảo các kế hoạch đi vào thực tế.

Hơn nữa, các chính sách ban hành để quản lý du lịch Di sản Vịnh Hạ Long cần đƣợc ban hành đồng bộ nhƣ chính sách khuyến khích đầu tƣ, chính sách hỗ trợ vốn, các chính sách hỗ trợ khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đúng các mục tiêu quy hoạch, kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, thƣờng xuyên tiến hành điều tra các nhà quản lý, các chuyên gia, ngƣời dân và du khách để tham mƣu với chính quyền nhằm xây dựng chính sách, các quy định quản lý du lịch Di sản một cách rõ ràng, theo một lộ trình phát triển để có thể vừa khai thác tiềm năng du lịch một cách hiệu quả, vừa bảo tồn và phát huy đƣợc giá trị Vịnh Hạ Long.

4.3.2. Đẩy mạnh tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật và các chính sách quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới

Tuyên truyên quảng bá, giáo dục cộng đồng về các chính sách quản lý du lịch DSTNTG và trách nhiệm bảo tồn, phát huy những giá trị địa mạo, địa chất Vịnh Hạ Long là công việc cần thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển ngành du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch cả nƣớc nói chung. Bởi vậy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền,

phổ biến, giáo dục, pháp luật, chính sách quản lý nhà nƣớc đối với DSTNTG VHL là một trong những mục tiêu trọng tâm đƣợc Ban quản lý di sản Vịnh Hạ Long xác định. Việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với DSTNTG VHL cần phải tiến hành thƣờng xuyên với những nội dung và hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tƣợng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia bảo tồn giá trị di sản Vịnh Hạ Long, chẳng hạn nhƣ để đảm bảo việc giữ gìn môi trƣờng của Vịnh Hạ Long, Ban Quản lý phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin về các hoạt động liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long trên các website (www.halongbay.com.vn; www.quangninh.gov.vn) và các phƣơng tiện thông tin đại chúng Trung ƣơng và địa phƣơng; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho dân cƣ làng chài về Di sản và những tác động gây ảnh hƣởng xấu đến Di sản. Đồng thời duy trì chƣơng trình giáo dục về nâng cao nhận thức bảo vệ Di sản trong trƣờng học phổ thông, đặc biệt tại các làng chài trên Vịnh; tổ chức các chuyến đi thực tế trên Vịnh Hạ Long để giáo dục Di sản cho các đối tƣợng là học sinh, thanh thiếu niên và phụ nữ; tổ chức xuất bản, tái bản các ấn phẩm tuyên truyền với nội dung phong phú nhằm tuyên truyền, quảng bá giá trị Di sản Vịnh Hạ Long và thu hút cộng đồng tham gia bảo tồn di sản. Đồng thời, để tăng hiệu quả tuyên truyền có thể kêu gọi đầu tƣ, tham gia của các tổ chức quốc tế nhằm phổ biến về các quy định về quản lý Di sản cho cộng đồng.

4.3.3. Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc là nhân tố rất quan trọng quyết định kết quả quản lý. Đây cũng là nhân tố trực tiếp tiếp thu chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của tỉnh về việc quản lý du lịch Vịnh Hạ Long mà không làm thay đổi các giá trị tự nhiên. Vì vậy, củng cố tổ chức bộ máy, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý là vô cùng cần thiết:

- Việc kiện toàn đổi mới tổ chức bộ máy của Ban quản lý Vịnh Hạ Long phù hợp với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn theo đó phân định rõ chức năng quản lý nhà nƣớc về DSTNTG VHL và chức năng khai thác, kinh doanh dịch vụ trên Vịnh Hạ Long.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Công tác này phải đúng trọng tâm, đúng đối tƣợng phục vụ công tác quản lý du lịch, đặc biệt là đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin,..thông qua việc tổ chức các buổi tập huấn hàng năm. Đồng thời, có thể tổ chức đƣa cán bộ quản lý ra nƣớc ngoài để học hỏi kinh nghiệm quản lý du lịch di sản của các nƣớc có nền du lịch Di sản phát triển.

- Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế cũng nhƣ các tổ chức đào tạo trong nƣớc nhằm hỗ trợ đào tạo cho cán bộ quản lý du lịch Di sản nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới.

4.3.4. Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế nhằm bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị của DSTNTG VHL. của DSTNTG VHL.

Tăng cƣờng xúc tiến đầu tƣ, hợp tác là tiếp tục tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong quản lý và bảo tồn, phát huy giá trị Di sản. Đồng thời, thực hiện công tác đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tăng cƣờng ảnh hƣởng, vị thế của Vịnh Hạ Long trên thế giới cũng nhƣ giữ gìn cho nhân loại tài sản vô giá này.

+ Cần tiếp tục giữ mối quan hệ mật thiết với các tổ chức quốc tế nhƣ Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, Trung tâm Di sản thế giới, tổ chức IUCN, FFI, JICA Nhật Bản, mạng lƣới các khu bảo tồn biển quốc tế (MPA), Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dƣơng, mạng lƣới các DSTNTG khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng, mạng lƣới các khu dự trữ sinh quyển thế giới (MAB).

+ Đồng thời, cần mở rộng quan hệ hợp tác với các các cá nhân, tổ chức quốc tế mới nhƣ trƣờng Đại học Queensland, Tổ chức New Open World, tổ chức NOAA, Trƣờng Đại học Osaka (Nhật Bản), mạng lƣới công viên địa chất toàn cầu (GGN), mạng lƣới công viên địa chất Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APGN) và một số nƣớc nhƣ: Đan Mạch, Na Uy, Australia, Newzeland, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản. Thông qua các mối quan hệ này Ban QLVHL để hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, đầu tƣ về vật chất, kỹ thuật, chuyên môn để phục vụ công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị Di sản.

Trên cơ sở tăng cƣờng hợp tác quốc tế có thể quảng bá hình ảnh của Di sản thiên nhiên thế giới tới bạn bè quốc tế, mở rộng thị trƣờng du lịch, đồng thời giữ gìn, bảo vệ tài sản chung của nhân loại.

4.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động kinh doanh du lịch DSTNTG VHL

Để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với DSTNTG VHL, Ban quản lý Vịnh Hạ Long cần phối hợp với các Ban, Ngành, địa phƣơng có liên quan thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch trên vịnh, cụ thể:

+ Tiến hành đánh giá, khảo sát lại toàn bộ hiện trạng quản lý, bảo tồn, khai thác Vịnh Hạ Long; rà soát lại các văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo có liên quan, làm cơ sở tham mƣu xây dựng thống nhất hệ thống văn bản chỉ đạo trong quản lý.

+ Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch và thực hiện nghiêm túc các chế tài quy định về thƣởng phạt trong hoạt động kinh doanh du lịch. Kiểm tra thƣờng xuyên các cơ sở, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi trên tàu du lịch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả cũng nhƣ các yếu tố về an toàn cho khách du lịch.

+ Tích cực phối hợp thanh tra liên ngành giữa các ngành văn hóa, du lịch, giao thông, quản lý thị trƣờng, công an,…để kịp thời trấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động dịch vụ du lịch nhƣ vận chuyển khách, lƣu trú qua đêm trên bờ và trên vịnh, các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động hƣớng dẫn du lịch, bán vé tham quan, các quy định về bảo vệ môi trƣờng,….

+ Cùng với việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch, cần nắm vững tình hình của doanh nghiệp, nhất là những phản ánh về vƣớng mắc, khó khăn khi thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý du lịch Vịnh Hạ Long, từ đó, tổng hợp ý kiến để đề xuất kịp thời lên các cơ quan quản lý du lịch có hƣớng giải quyết, hỗ trợ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long theo hướng bền vững (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)