Trong giai đoạn 2011 - 2014, công tác quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã thu đƣợc những kết quả nhất định thể hiện ở sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động. Cụ thể:
- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý du lịch Di sản thế giới Vịnh Hạ Long được quan tâm chú trọng. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh chủ trƣơng và quyết tâm đổi mới mô hình tăng trƣởng kinh tế từ “nóng” sang “xanh”, từ chƣa bền vững sang bền vững, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong sản xuất, sử dụng hợp lý tài nguyên không tái tạo... Du lịch Di sản là con đƣờng phát triển bền vững cho Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trƣơng tiến hành rà soát để lồng ghép, khớp nối các loại quy hoạch chuyên ngành thành quy hoạch hợp nhất, đa ngành, trong đó tập trung giải pháp phát triển bền vững trên cơ sở phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long một cách bền vững. Về quản lý phát triển, đã xây dựng và ban hành quy chế quản lý phát triển đô thị du lịch, bao gồm quy định quản lý đầu tƣ phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, quản lý bảo tồn di sản, sinh thái - môi trƣờng…Chính vì vậy, sau khi phê duyệt, các quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý về du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã đƣợc các cấp, các ngành của tỉnh Quảng Ninh quán triệt tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, công khai, minh bạch tạo đƣợc sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng nhƣ sự hài lòng của du khách đến thăm quan du lịch tại Vịnh.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã phát huy hiệu quả nhất định, nhận thức của các cấp, các ngành, mọi tầng lớp nhân dân, đảm bảo tính nguyên vẹn của Vịnh Hạ Long được nâng lên, đặc biệt là trong công tác trật tự an toàn giao thông đƣờng thủy, quản lý lƣu trú, phòng chống cháy, nổ, văn hóa kinh doanh, ý thức bảo vệ môi trƣờng... Thông qua việc tuyên truyền, giới thiệu, nhận thức trách nhiệm của cộng đồng tham gia bảo vệ, phát huy giá trị di sản đƣợc nâng cao. Với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ tích cực của các cơ quan Trung ƣơng, các tổ chức quốc tế, sự phối hợp của các ngành, địa phƣơng trong tỉnh và sự tham gia của cộng đồng dân cƣ, du khách nên việc chấp hành pháp luật đối về cơ bản đã đi vào nề nếp.
- Tình hình an ninh trật tự trên vùng Vịnh Hạ Long cơ bản đảm bảo. Công tác quản lý khách lƣu trú qua đêm trên Vịnh đƣợc thực hiện đảm bảo đầy đủ, khai báo tại Công an các phƣờng, có bến đón trả khách và làm thủ tục qua mạng Internet nên đã giảm thiểu thời gian khai báo và thuận tiện làm thủ tục lƣu trú cho du khách. Công tác quản lý nhà nƣớc đƣợc thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn, đã giảm đƣợc tình trạng chèo kéo, bán hàng rong trên Vịnh.
- Việc khai thác, kinh doanh du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long ngày càng theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường. Vịnh Hạ Long đã đƣợc khoanh vùng bảo vệ ngay sau khi đƣợc công nhận là Di sản, đặc biệt là các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, địa chất, địa mạo trong khu vực Di sản đƣợc bảo vệ và ngày càng bảo tồn và phát huy có hiệu quả; đã kết hợp giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng nhƣ đẩy mạnh hoạt động du lịch, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ,
Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm an toàn, thuận tiện cho khách và tầu du lịch tại các điểm tham quan đƣợc đầu tƣ. Chất lƣợng phục vụ trên tàu ngày càng đƣợc nâng lên, đáp ứng nhu cầu của du khách, tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng do chất thải của các tàu du lịch đã đƣợc khắc phục, hạn chế. Công tác bảo vệ môi trƣờng khu vực trong và ven vùng Vịnh đƣợc chú trọng, việc thu gom và xử lý rác thải vùng ven bờ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hạn chế đƣợc rác trôi nổi ven bờ.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý du lịch Di sản ngày càng được nâng cao qua việc kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Vịnh Hạ Long. Về cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.
- Công tác hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của Vịnh Hạ Long được tăng cường, góp phần quảng bá hình ảnh Di sản thiên nhiên thế giới tới bạn bè quốc tế cũng nhƣ sự chung tay góp sức giữ gìn những giá trị thiên nhiên vô giá Vịnh Hạ Long cho Việt Nam nói chung và cả nhân loại nói riêng.
- Công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn, an ninh, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và các điều kiện phục vụ du lịch và lưu trú trên Vịnh Hạ Long thường xuyên được tổ chức và chấn chỉnh. Đến nay, việc thực hiện các quy định về kinh doanh du lịch trên Vịnh đã đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh, số vụ vi phạm đã giảm qua các năm.
Có thể nói, chính nhờ công tác quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long thời gian qua mà các chỉ tiêu kinh doanh du lịch đều đạt và vƣợt kế hoạch đề ra. Cơ sở hạ tầng du lịch đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, ngày càng đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch thăm quan Vịnh Hạ Long. Việc khai thác những giá trị thiên nhiên của Vịnh Hạ Long cũng nhƣ các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan của Di sản đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long ngày càng khẳng định đƣợc thƣơng hiệu, là điểm đến hấp dẫn du khách trong nƣớc và quốc tế.