Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kết hợp với đào tạo,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long theo hướng bền vững (Trang 76)

3.3. Thƣ̣c trạng quản lý du lịch di sản thiên nhiên thếgiới vịnh Hạ Long theo

3.3.3. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kết hợp với đào tạo,

- Về công tác nghiên cứu khoa học: Vịnh Hạ Long - Di sản Thiên nhiên thế giới nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là vùng biển đảo thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ chứa đựng tiềm năng to lớn về giá trị thẩm mỹ, địa chất - địa mạo, đa dạng sinh học và văn hóa lịch sử. Trong gần 20 năm từ khi đƣợc công nhận Di sản thế giới đến nay, vịnh Hạ Long đã đón gần 25 triệu lƣợt khách du lịch, nó đã trở thành một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh và khu vực. Tuy nhiên, chính sự gia tăng các hoạt động kinh tế xã hội cũng nhƣ hoạt động du lịch diễn ra trên vịnh đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc bảo tồn các giá trị của Di sản. Vì vậy bên cạnh những chiến lƣợc phát huy giá trị Di sản thì không thể không lƣu tâm đến công tác bảo tồn các giá trị này. Một trong những giải pháp quan trọng trong công tác quản lý bảo tồn phát huy giá trị Di sản chính là đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về vịnh Hạ Long.Thực tế, trƣớc khi vịnh Hạ Long đƣợc công nhận là Di sản thế giới, sự hiểu biết và nghiên cứu về Di sản còn hạn chế, do vậy, ngay sau khi đƣợc thành lập, Ban quản lý vịnh Hạ Long đã rất quan tâm đến việc tổ chức nghiên cứu làm rõ các giá trị di sản làm cơ sở phục vụ công tác quản lý. Trong nhiều năm qua, Ban quản lý vịnh Hạ Long đã tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chủ động phối hợp, liên kết với các cơ quan bảo tồn thiên nhiên thế giới, các Viện nghiên cứu đầu ngành, Trƣờng đại học, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc nhằm triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, từng bƣớc làm rõ và bổ sung đầy đủ những giá trị Di sản nhƣ: Đa dạng sinh học; Văn hoá - Lịch sử; Địa chất - địa mạo… Đến nay,

Ban đã phối hợp nghiên cứu thực hiện nhiều đề tài, chuyên đề nghiên cứu khoa học về vịnh Hạ Long, nhƣ: “Nghiên cứu về giá trị địa chất địa mạo, lập hồ sơ đề nghị công nhận DSTNTG vịnh Hạ Long lần thứ 2 về giá trị địa chất - địa mạo”; “Khảo sát, điều tra đánh giá thực vật tự nhiên ở vịnh Hạ Long”; “Nghiên cứu các giá trị đa dạng sinh học vịnh Hạ Long phục vụ cho việc quản lý, phát huy giá trị đa dạng sinh học của Di sản”… Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng trong chỉ đạo điều hành và thực hiện các chƣơng trình bảo tồn và phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học, bảo tồn của Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, bảo vệ Di sản luôn đƣợc Ban quan tâm, chú trọng. Một số ứng dụng khoa học công nghệ đã đƣợc Ban triển khai thực hiện nhƣ: Công nghệ định vị toàn cầu (GPS); hệ thống wimax, camera giám sát; hệ thống thông tin địa lý (GIS), thử nghiệm thiết bị lọc tách dầu thải tại các tàu du lịch nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong khu vực Di sản. Sản phẩm của các đề tài, dự án đƣợc triển khai đã góp phần quan trọng vào công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long.

Qua hoạt động nghiên cứu khoa học, năng lực đội ngũ cán bộ của đơn vị từng bƣớc đƣợc nâng lên, đáp ứng đƣợc yêu cầu về nhiệm vụ quản lý Di sản. Nhằm nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của ban trong thời gian qua cũng tự thực hiện nhiều đề tài, chuyên đề nghiên cứu nhƣ: bảo tồn và nhân giống loài đặc hữu Cọ Hạ Long, khảo sát đánh giá hiện trạng các di tích khảo cổ trên vịnh Hạ Long, nhân giống cây Bông mộc, nghiên cứu loài Khỉ vàng... Cho đến nay, hiệu quả của các đề tài này vẫn đƣợc đánh giá cao trong việc bảo tồn các giá trị của Di sản vịnh Hạ Long đồng thời góp phần tuyên truyền cộng đồng cùng chung tay bảo vệ Di sản.

Thiên nhiên ban tặng cho Hạ Long những giá trị vô cùng quý giá, không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về Di sản sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, khai thác và phát huy bền vững các giá trị đặc biệt, nổi bật toàn cầu của Di sản - kỳ quan Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

- Về cơ cấu bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Trên Vịnh Hạ Long có nhiều hoạt động kinh tế nhƣ nuôi trồng thủy sản, giao thông cảng biển, đặc biệt là kinh doanh du lịch,…Do vậy, việc quản lý hoạt động kinh doanh du lịch là vô cùng cần thiết. Cơ quan chủ yếu quản lý hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long là Ban Quản lý Vịnh Hạ Long - cơ quan chủ quản trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, có chức năng giúp tỉnh quản lý nhà nƣớc, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Về chuyên môn, Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. Ngoài ra, còn có các cơ quan chuyên môn và các ban ngành khác nhƣ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng,…Trong quá trình triển khai công việc, các cơ quan chức năng phối hợp để giải quyết các vấn đề có liên quan đến quản lý du lịch. Hiện tại, Ban quản lý Vịnh Hạ Long vừa thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao về quản lý, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long, tổ chức bộ máy của Ban gồm có 14 đơn vị trực thuộc với đội ngũ Cán bộ công nhân viên là 400 ngƣời.

UBND tỉnh Quảng Ninh cũng thành lập một Ban Chỉ đạo về Quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển, lƣu trú khách du lịch trên Vịnh Hạ Long nhằm thực hiện rà soát các quy định hiện hành của tỉnh về hoạt động kinh doanh vận chuyển, lƣu trú khách du lịch trên Vịnh. Sau khi rà soát, Ban Chỉ đạo sẽ đề xuất, bổ sung, sửa đổi các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển, lƣu trú khách du lịch trên Vịnh Hạ Long cho phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan, tình hình thực tế của địa phƣơng, và tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Thủ tƣớng Chính phủ. UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan thƣờng trực) chịu trách nhiệm tổng hợp chung, báo cáo đề xuất UBND tỉnh.

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý:

Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý trong Ban quản lý tƣơng đối tốt, trong số đó có 50% có trình độ cao đẳng và đại học, 27% có trình độ là trung cấp. Hầu hết Cán bộ

công nhân viên của Ban đều có trình độ ngoại ngữ nhƣ tiếng Anh hoặc tiếng Trung. Việc đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên đƣợc ban hết sức quan tâm. Trong thời gian qua, các cán bộ của Ban đã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý du lịch di sản Vịnh Hạ Long thông qua các buổi tập huấn kiến thức cho cán bộ trực tiếp làm công tác cung cấp, hỗ trợ thông tin cho khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long, tìm hiểu về pháp luật về giao thông đƣờng thủy và an ninh trật tự đối với du khách tham quan vịnh Hạ Long; pháp luật về xuất nhập cảnh và các biện pháp hỗ trợ du khách nƣớc ngoài; pháp luật về du lịch và các giải pháp hỗ trợ du khách và công tác lãnh sự đối với du khách nƣớc ngoài…; tham dự các lớp đào tạo, bồi dƣỡng và các Hội nghị, hội thảo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Du lịch, cứu hộ cứu nạn, quản lý, bảo tồn Di sản, môi trƣờng, ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Mỗi năm khoảng 9 lƣơ ̣t cán bô ̣ nhân viên đƣợc đào ta ̣o lý luâ ̣n chính tri ̣ . Hằng năm tổ chƣ́c bồi dƣỡng về chuyên môn , nghiệp vụ về ngoại ngữ và công nghệ thông tin cho khoảng 80 lƣợt cán bô ̣ nhân viên . Ngoài ra, Ban còn tổ chức cho cán bô ̣, nhân viên, ngƣời lao đô ̣ng học tập quán triệt các Nghị quyết , Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các Quy định của cơ quan; tổ chức tham quan học tập, nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm ... trong và ngoài nƣớc để nâng cao năng lực , chuyên môn nghiệp vụ . Nhìn chung nhận thức của cán bô ̣ , nhân viên , ngƣời lao đô ̣ng về các giá trị Vịnh Hạ Long , về cơ chế chính sách liên quan đến quản lý Di sản đã có chuyển biến rõ rệt và đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc.Ban quản lý Vịnh Hạ Long cũng đã chú trọng thực hiện công tác cải cách hành chính trên cả 4 lĩnh vực: Cải cách thể chế; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Cải cách tài chính công. Từ đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ viên chức lao động đƣợc nâng cao, ý thức tổ chức kỷ luật - tinh thần trách nhiệm của Cán bộ viên chức lao động có chuyển biến tích cực. Do đó hạn chế đƣợc tình trạng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy công việc, cũng nhƣ nhận thức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ viên chức lao động dần đi vào nề nếp, ổn định. Đồng thời, bộ máy cơ quan quản lý dần đƣợc điều chỉnh sắp xếp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; cơ quan đã đẩy mạnh

việc áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động để giảm văn bản, giấy tờ hành chính. Kết quả công tác cải cách hành chính đã góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ, trọng tâm là công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSTNTG VHL.

Theo đánh giá của lãnh đạo ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh, so với những năm trƣớc đây, công tác đào tạo nguồn nhân lực quản lý du lịch thực sự đã đƣợc nâng cao một bƣớc cả về số lƣợng và chất lƣợng. Việc phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch đang đƣợc triển khai đồng bộ. Từ việc xây dựng quy hoạch dài hạn, tổng thể đến xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, thực hiện các biện pháp có tính chất cấp bách, thƣờng xuyên và đã có đƣợc những kết quả nhất định góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý du lịch tỉnh Quảng Ninh nói chung và tại Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long nói riêng. Nhìn chung, nguồn nhân lực quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có sự chuyển biến rõ rệt, đổi mới, nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trƣờng.

3.3.4. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long không chỉ là tài sản của riêng tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam mà là tài sản vô giá của cả nhân loại. Do đó, việc xác định công tác hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ phát huy những giá trị của Di sản là vô cùng quan trọng và cần thiết. Với những nội dung cụ thể về hợp tác quốc tế đối với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực triển khai công tác này trong những năm qua.

Từ khi Vịnh Hạ Long chính thức gia nhập vào mạng lƣới các Di sản thiên nhiên thế giới, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long luôn quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, quan hệ hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn và phát huy các giá trị của Vịnh Hạ Long... Ban Quản lý Vịnh Hạ Long thƣờng xuyên duy trì tốt mối quan hệ, giao lƣu quốc tế, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức quốc tế nhƣ: Ủy ban Di sản thế giới, Trung tâm Di sản thế giới, mạng lƣới các Di sản thiên nhiên thế giới khu vực châu Á-Thái

Bình Dƣơng, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), Diễn đàn Du lịch Đông Á (EATOF ), Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, tổ chức NewOpenWorld, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)…Từ các mối quan hệ trên, nhiều hoạt động giao lƣu với các nƣớc trong và ngoài khu vực về kinh tế, văn hóa, đặc biệt là lĩnh vực du lịch đã đƣợc triển khai, nhiều chƣơng trình dự án đƣợc tài trợ thực hiện, từng bƣớc đƣa công tác quản lý Di sản hội nhập với các hoạt động quốc tế về bảo tồn Di sản-Kỳ quan thế giới, nâng cao vị thế, uy tín và góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long và Quảng Ninh, Việt Nam ra thế giới. Cụ thể:

Tỉnh Quảng Ninh và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế IUCN phối hợp về công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long nhằm đề xuất các biện pháp tăng cƣờng công tác phối hợp quản lý khu vực Hạ Long nhƣ: đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch nhằm đảm bảo an toàn cho du khách; kiểm soát tiêu chuẩn về môi trƣờng của các tàu du lịch hoạt động trên Vịnh; tăng cƣờng các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch Hạ Long; áp dụng mô hình cấp chứng chỉ hoạt động du lịch với các tiêu chuẩn quốc tế nhƣng phải phù hợp với thực tế phát triển du lịch tại Việt Nam... Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã hỗ trợ 970.000 USD với kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tốt và thu hút nguồn lực đầu tƣ, đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long.

Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cũng đã chủ động phối hợp, liên kết với các tổ chức quốc tế để triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, thu hút, kêu gọi đƣợc một số dự án phục vụ quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long, điển hình là Dự án Trung tâm văn hoá nổi Cửa Vạn thuộc Dự án Bảo tàng sinh thái Hạ Long do Chính phủ Na Uy tài trợ. Đây là mô hình bảo tàng mới lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu và thực hiện ở Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ, gìn giữ các giá trị Vịnh Hạ Long; Dự án nâng cao năng lực Ban Quản lý Vịnh Hạ Long do Trung tâm Di sản thế giới UNESCO và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN tài trợ; Dự án nâng cao nhận thức môi trƣờng Vịnh Hạ Long do Quỹ sáng kiến Dawin và Tập đoàn Dầu khí Santos (Úc) tài trợ v.v.. Đặc biệt là Dự án hỗ trợ xây dựng tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của

ngƣời dân địa phƣơng Hạ Long do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tài trợ. Đây là một trong những dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác bảo vệ môi trƣờng Vịnh Hạ Long.

Từ năm 2010 đến nay, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã giúp đỡ, cử các chuyên gia Nhật Bản giúp Ban thực hiện dự án xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng trên Vịnh Hạ Long nhằm tăng cƣờng nhận thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng Vịnh Hạ Long. Trong thời gian tới 2 dự án quan trọng là “Thiết lập hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải trên Vịnh Hạ Long đƣa về bờ xử lý sử dụng nhiên liệu sinh học” và “Xây dựng mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long theo hướng bền vững (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)