Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long theo hướng bền vững (Trang 40 - 43)

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về quản lý du lịch thiên nhiên thế

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình

Vùng đất cố đô Ninh Bình gắn với tên tuổi và sự nghiệp của sáu vị vua thuộc ba triều đại Đinh, tiền Lê, Lý và cũng là quê hƣơng của nhiều danh nhân đất Việt. Cùng với những cảnh quan, danh thắng độc đáo, nơi đây lƣu giữ nhiều di tích và các lễ hội văn hóa, tín ngƣỡng đặc sắc, lâu đời. Đó là nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đồng thời là cơ sở để tỉnh lựa chọn phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ngay từ năm 2009, Tỉnh ủy Ninh Bình đã có Nghị quyết riêng về phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và UBND tỉnh cũng ban hành kế hoạch thực hiện chủ trƣơng, định hƣớng phát triển du lịch theo nghị quyết trên địa bàn tỉnh.

Trong lĩnh vực du lịch, Ninh Bình là tỉnh phát triển muộn hơn so với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc bởi vốn là tỉnh thuần nông. Tuy nhiên, sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể trong tỉnh khá nhanh, tạo nên các chuyển biến, giúp xây dựng và phát triển “ngành công nghiệp không khói”. Từ chỗ năm 2007 mới chỉ có khoảng gần một triệu lƣợt du khách đến tham quan, nghỉ dƣỡng tại các khu du lịch, đến năm 2013, tỉnh đã đón 4,39 triệu lƣợt khách (tăng 99% so với năm 2009), trong đó có 521 nghìn lƣợt khách quốc tế, doanh thu năm 2013 đạt 897,4 tỷ đồng, tăng trƣởng bình quân 37,63% so với năm 2009. Năm 2014, doanh thu từ du lịch ƣớc đạt 942 tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm 2013 và tổng lƣợng khách lƣu trú tăng 21,5%.

Trong điều kiện vốn ngân sách còn khó khăn, tỉnh đang thực hiện từng bƣớc xã hội hóa trong phát triển du lịch, tập trung nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các tuyến giao thông và khu nghỉ dƣỡng. Đến nay, cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh cơ bản đƣợc đầu tƣ. Từ năm 2009 đến năm 2014, tỉnh thu hút 33 dự án đầu tƣ vào cơ sở vật chất du lịch với số vốn đăng ký gần 13 nghìn tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 284 cơ sở lƣu trú, trong đó có 38 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 3

sao, ba khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao với 4.384 phòng nghỉ, trong đó có 851 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 3-5 sao.

Đáng chú ý là công tác bảo vệ môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch đƣợc coi trọng. UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản, quy định về bảo vệ, khai thác có hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch. Vệ sinh môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch ngày càng tốt hơn, rác thải cơ bản đƣợc thu gom và xử lý đúng nơi quy định. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn đƣợc xây dựng ở các khu, điểm du lịch nhƣ: Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lƣ, khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc- Bích Động, khu tâm linh núi chùa Bái Đính, Nhà thờ đá Phát Diệm, Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng... Đến nay, đã có 28 nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du khách trong nƣớc và quốc tế. Tỉnh Ninh Bình đƣợc Tổng cục Du lịch đánh giá là một trong những địa phƣơng có hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các khu, điểm du lịch tốt nhất trong cả nƣớc.

Bên cạnh đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở lƣu trú, nhà hàng đƣợc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thƣờng xuyên phối hợp với các sở: Y tế, Công thƣơng, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra cơ sở kinh doanh lƣu trú, nhà hàng ăn uống và xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại các khu du lịch trọng điểm nhƣ: Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lƣ, núi chùa Bái Đính, Công an tỉnh thành lập các trạm Công an trực tiếp chỉ đạo, điều hành lực lƣợng, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn giao thông. UBND các huyện Hoa Lƣ và Gia Viễn xây dựng quy chế phối hợp giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh môi trƣờng và kiện toàn bộ máy quản lý điều hành cho phù hợp với hoạt động của khu du lịch. Sở Giao thông vận tải đã cho lắp đặt 55 biển báo, biển chỉ dẫn giao thông bằng tiếng Anh và tiếng Việt ở các nút giao thông chính để chỉ dẫn khách đến các khu, điểm du lịch; phối hợp với địa phƣơng, doanh nghiệp tập trung kiểm tra phƣơng tiện thủy chở du khách. Toàn tỉnh hiện có hơn 3.600 đò chèo tay phục vụ khách, 11 thuyền máy sức chở 12 đến 20 khách, Sở đã tích cực tập huấn, đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn cho hơn 2.000 ngƣời lái đò. Bên cạnh đó, Trƣờng đại học Hoa Lƣ phối hợp Trƣờng cao đẳng

Du lịch Hà Nội tuyển sinh ba khóa trung cấp du lịch chuyên ngành: hƣớng dẫn viên du lịch, buồng, bàn, ba và lễ tân, với 526 sinh viên theo học. Hiện nay, có 307 sinh viên đã tốt nghiệp và phần lớn đƣợc nhận vào làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

Năm 2014, thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 4-9-2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục Du lịch, Ban Quản lý Dự án EU, các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức 24 lớp đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức du lịch cho 2.753 học viên là cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch và ngƣời dân địa phƣơng tham gia hoạt động du lịch. Do đó, ý thức và thái độ phục vụ của ngƣời làm du lịch (ngƣời chở đò, bán hàng, chụp ảnh, thuyết minh viên...) đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ngành du lịch tỉnh cũng đã tuyển chọn, đào tạo, cấp chứng nhận thuyết minh viên cho 81 ngƣời làm thuyết minh viên tại các khu, điểm tham quan và thƣờng xuyên tổ chức các hội thi nghề nhƣ: thi đầu bếp, thi lễ tân, thi hƣớng dẫn viên du lịch... qua đó góp phần nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ đầu bếp, lễ tân và đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ninh Bình tự hào có quần thể danh thắng Tràng An đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, có Tam Cốc - Bích Động cùng di tích lịch sử đền thờ vua Đinh, vua Lê, đài tƣởng niệm vua Lý Thái Tổ. Để các danh thắng mãi là niềm tự hào của vùng quê văn hiến cố đô xƣa, các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng các đoàn thể cần ra sức bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên không khai thác, chặt phá cây bừa bãi hay xả rác thải không đúng nơi quy định, thực hiện văn minh, lịch sự ở các điểm du lịch; phát triển nghề thủ công truyền thống để sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu du khách trong nƣớc và quốc tế. Vai trò cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong quản lý di sản cũng đƣợc đề cao và tăng cƣờng nhƣ chỉ đạo của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh Ninh Bình: xây dựng kế hoạch quản lý, đồng thời tăng cƣờng tuyên truyền về tiềm năng du lịch của

tỉnh; quan tâm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chất lƣợng các dịch vụ du lịch, thực hiện các giải pháp tăng nguồn thu từ du lịch.

Từ thực tế phát triển những năm qua, có thể thấy du lịch Ninh Bình đã và đang phát triển du lịch bền vững với việc các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân cùng chung tay, góp sức xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa và bảo vệ môi trƣờng tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long theo hướng bền vững (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)