Nội dung quản lý du lịch di sản thiên nhiên thếgiới theo hƣớng bền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long theo hướng bền vững (Trang 33 - 37)

Di sản văn hóa nói chung và di sản thiên nhiên thế giới nói riêng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, mà cụ thể là ngành du lịch của nƣớc ta. Sức hút của các di sản thiên nhiên đã tạo tiền đề cho việc mở rộng các điểm du lịch và các hoạt động khác xung quanh các di sản thiên nhiên này. Du lịch phát triển tại các di sản thiên nhiên không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn ngƣời dân ở các địa phƣơng có di sản, mà còn làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại một số địa phƣơng, góp phần phát triển các ngành nghề dịch vụ du lịch, nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, hoạt động văn hóa truyền thống (văn hóa phi vật thể) đƣợc phục hồi, phát triển phục vụ trở lại cho du lịch. Sự phát triển du lịch tại các điểm di sản văn hóa và thiên nhiên ở nƣớc ta không chỉ tạo điều kiện để các hoạt động dịch vụ du lịch nhƣ: Nhà hàng, khách sạn, quán trọ, ca nhạc, vũ trƣờng, nhiếp ảnh, hƣớng dẫn du lịch… phát triển. Di sản thiên nhiên còn góp phần thúc đẩy các ngành giao thông, hàng không hoạt động mạnh mẽ hơn. Điều đó nói lên tầm quan trọng của di sản thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế là rất lớn. Do đó, vấn đề bảo tồn, bảo vệ và phát huy những giá trị thiên nhiên cho hiện tại và đảm bảo cho tƣơng lại đó đang là vấn đề cấp thiết đƣợc đặt ra mà vai trò quản lý nhà nƣớc theo hƣớng bền vững là yếu tố then chốt. Vì vậy, luật di sản văn hóa đã quy định cụ thể về nội dung quản lý về di sản văn hóa (quản lý nhà nƣớc về di sản thiên nhiên nói riêng) bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;

- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;

- Tổ chức , quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học , kết hợp với đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

- Tổ chức, chỉ đạo khen thƣởng trong công tac bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

- Hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.

Trên cơ sở đó, việc quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới theo hƣớng bền vững bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch di sản thiên nhiên thế giới trên cơ sở phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

Chính sách, chiến lƣợc quản lý là định hƣớng xuyên suốt trong quá trình quản lý nhà nƣớc dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, đối với quản lý nhà nƣớc đối với các di sản thiên nhiên cũng vậy. Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới là ý chí của cơ quan nhà nƣớc trên cơ sở các quy định của pháp luật, đồng thời cũng dựa trên đặc trƣng yếu tố của từng địa phƣơng nơi có di sản thiên nhiên để chính sách đó phù hợp với từng vùng, miền nhằm phát huy mọi lợi thế để thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, góp phần bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên cho hoạt động du lịch hiện tại và đảm bảo cho các thế hệ mai sau tiếp tục đƣợc hƣởng lợi.

Thứ hai, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới

Quản lý Nhà nƣớc dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật để đề ra những chính sách, chiến lƣợc quản lý du lịch cụ thể. Do đó, nâng cao nội dung quản

lý nhà nƣớc để đƣa vào thực tiễn có hiệu quả thì Nhà nƣớc phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới. Song song với việc đó, cơ quan ban hành văn bản cũng phải rà soát các văn bản quy phạm đã bị lỗi thời, không phù hợp với tình hình hiện tại để đƣa ra các văn bản mới điều chỉnh hoặc thay thế văn bản cũ đó. Sự phát triển mạnh của hoạt động du lịch, kéo theo đó là số lƣợng khách du lịch ngày càng đông có thể ảnh hƣởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến giá trị của các di sản thiên nhiên. Do vậy, để có thể giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị của di sản thiên nhiên đòi hỏi Nhà nƣớc phải có hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến du lịch di sản thiên nhiên, để đƣa ra những chính sách, quy hoạch, kế hoạch… và dùng các công cụ này để quản lý du lịch đối với di sản thiên nhiên một cách hiệu quả và bền vững. Để các chính sách pháp luật đó đƣợc đƣa vào cuộc sống thì đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung quản lý đã đề ra. Các cấp chính quyền địa phƣơng nơi có di sản thiên nhiên thế giới phải có các biện pháp thực hiện một cách cụ thể nhƣ: tuyên truyền phố biến các chính sách pháp luật của nhà nƣớc về di sản thiên nhiên thế giới cho ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ du khách thăm quan, giúp họ hiểu đƣợc vai trò quan trọng của di sản thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng, coi đó không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ phải thực hiện, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với di sản.

Thứ ba, tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học , kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản thiên nhiên thế giới

Con ngƣời là nhân tố quyết định, trên thực tế đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ ở một số cơ quan quản lý du lịch di sản thiên nhiên còn thiếu về số lƣợng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Sự thiếu đồng bộ trong tổ chức và đội ngũ cán bộ ảnh hƣởng rất rõ đến công tác phát triển du lịch cũng nhƣ bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên cũng nhƣ tài nguyên du lịch. Vì vậy quản lý du lịch về di sản văn hóa nói chung, di sản thiên nhiên thế giới nói riêng tập trung phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa hoc, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là vấn đề then chốt, và cần đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. Trình độ của đội ngũ cán bộ về quản lý di sản thiên nhiên

thế giới đƣợc nâng cao thì khả năng quản lý để đảm bảo ngày càng thu hút khách du lịch cũng nhƣ bảo vệ, phát huy giá trị thiên nhiên của di sản hiệu quả hơn. Theo đó phải chú trọng tổ chức nhiều khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, hội thảo khoa học với sự tham gia của các chuyên gia thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau ở trong và ngoài nƣớc đã góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý du lịch di sản. Đồng thời quan tâm cử một số cán bộ quản lý ra nƣớc ngoài học tập, tham gia các cuộc hội thảo liên quan trực tiếp đến những vấn đề thiết yếu của quản lý du lịch tại các di sản thiên nhiên, để nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý di sản không chỉ tăng thêm kinh nghiệm, kiến thức, mà còn có dịp tiếp cận trực tiếp với cách thức nghiên cứu, quản lý hiện đại, khoa học và cách làm việc của chuyên gia nƣớc ngoài.

Thứ tư, hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới

Nhà nƣớc có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nƣớc, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trong việc bảo vệ môi trƣờng và phát huy giá trị di sản trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế; góp phần bảo vệ môi trƣờng, phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới tại di sản thiên nhiên vì nó là tài sản không chỉ của một địa phƣơng, một quốc gia mà là của cả nhân loại.

Nội dung hợp tác quốc tế về di sản thiên nhiên thế giới bao gồm: i) Xây dựng và thực hiện chƣơng trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới; ii) Tham gia các tổ chức và điều ƣớc quốc tế về bảo vệ môi trƣờng và phát huy giá trị di sản thiên nhiên; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; Trao đổi các cuộc triển lãm giới thiệu về di sản thiên nhiên thế giới; Đào tạo, bồi dƣỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới.

Thứ năm, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về di sản thiên nhiên thế giới.

có di sản sẽ làm phát sinh tác động tiêu cực ảnh hƣởng đến di sản nhƣ: Hoạt động du lịch khai thác quá mức di sản thiên nhiên, kinh doanh hoạt động du lịch trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục địa phƣơng, hành động gây ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm nguồn nƣớc,… Do đó đòi hỏi cần phải có sự kiểm tra, thanh tra thƣờng xuyên, việc chấp hành pháp luật, các nội quy, quy định đã đƣợc đề ra tại các khu di sản thiên nhiên để phòng ngừa và ngăn chặn ngay các hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm đối với di sản. Giải quyết kịp thời mọi khiếu nại, tố cáo liên quan đến các chính sách, quy định và hoạt động liên quan đến di sản thiên nhiên tại địa phƣơng.

Nhƣ vậy, xét trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn thì quản lý nhà nƣớc đối với di sản thiên nhiên là yếu tố quan trọng, vạch ra chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch để giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản. Dù ở góc độ nào, thì Nhà nƣớc vẫn giữ đƣợc vai trò chủ đạo trên công tác quản lý Nhà nƣớc dựa trên công cụ là các quy phạm pháp luật để dùng quyền lực nhà nƣớc phối hợp với nhân dân cùng thực hiện các chủ trƣơng đã đề ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với di sản, không chỉ nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di sản mà còn nhằm tôn vinh vẻ đẹp của di sản thiên nhiên, quảng bá vẻ đẹp đó cho bạn bè trên khắp thế giới. Đó cũng là động lực thúc đẩy nền kinh tế nƣớc ta nói chung và ngành du lịch nói riêng phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long theo hướng bền vững (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)