Vai trò của quản lý khai thác di sản thiên nhiên thếgiới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long theo hướng bền vững (Trang 28 - 30)

1.2. Những vấn đề chung về quản lý du lịch di sản thiên nhiên thếgiới

1.2.2. Vai trò của quản lý khai thác di sản thiên nhiên thếgiới

- Thứ nhất, vai trò định hướng của nhà nước đối với di sản thiên nhiên.

Nhà nƣớc có những chính sách chung nhất để bảo vệ và phát huy giá trị di sản nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển

kinh tế - xã hội của đất nƣớc; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Nhà nƣớc thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với các di sản, tạo môi trƣờng pháp lý để phát triển, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản này.

Chức năng hoạch định chính sách trong quản lý nhà nƣớc cũng giúp cho từng địa phƣơng có những phƣơng án chiến lƣợc, kế hoạch phát triển riêng, trong vấn đề bảo tồn và phát huy những di sản tại địa phƣơng mình.

Nhà nƣớc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản. Chủ sở hữu di sản có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

- Thứ hai, tổ chức phối hợp quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên

Nhà nƣớc với vai trò chung hoạch định chiến lƣợc, định hƣớng phát triển bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa. Từ đó, các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm thực hiện những quy hoạch, kế hoạch đó để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc Trung ƣơng với các cơ quan quản lý nhà nƣớc địa phƣơng nơi có di sản thiên nhiên, cùng hƣớng tới mục đích chung là bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực tham gia quản lý các di sản thiên nhiên, đồng thời nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên di sản, bảo vệ môi trƣờng, đồng thời tuyên truyền và nâng cao ý thức bảo vệ di sản của ngƣời dân địa phƣơng nơi có di sản thiên nhiên.

Thông qua hoạt động quản lý nhà nƣớc, các cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nƣớc và nƣớc ngoài các giá trị di sản, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, trong việc bảo vệ và giữ gìn giá trị di sản của cộng đồng.

- Thứ tư, vai trò điều tiết quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên bao gồm: i) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa; ii) Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa; iii) các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ; iv) Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin để thực hiện thống nhất quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa; v) Ủy ban Nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa ở địa phƣơng theo phân cấp của Chính phủ; vi) Hội đồng di sản văn hóa quốc gia là hội đồng tƣ vấn của Thủ tƣớng Chính phủ về di sản văn hóaThủ tƣớng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng di sản văn hóa quốc gia.

- Thứ năm, giám sát của quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên bao gồm: i)

Nhà nƣớc giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh trên địa bàn có liên quan đến di sản thiên nhiên, ảnh hƣởng đến di sản đó, cho phép hoặc nghiêm cấm các hoạt động ảnh hƣởng đến di sản thiên nhiên; ii) vai trò giám sát của quản lý Nhà nƣớc còn thể hiện trên phƣơng diện kiểm tra, giám sát, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý cũng nhƣ năng lực quản lý của từng địa phƣơng đối với di sản thiên nhiên. Điều này đƣợc thể hiện qua hoạt động của Thanh tra Nhà nƣớc về văn hóa - thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa, có nhiệm vụ: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa; thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa; tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hóa; kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di sản văn hóa; phát hiện ra những lệch lạc, nguy cơ chệch hƣớng hoặc vi phạm pháp luật và các quy định của Nhà nƣớc không còn phù hợp, từ đó quyết định điều chỉnh thích hợp để tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc đối với các di sản thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long theo hướng bền vững (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)