So sánh số vụ phối hợp và tổng số vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 69 - 93)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng vụ kiểm

tra, xử lý 114 80 85 62 54

Vụ việc phối hợp với cơ quan

công an

02 03 05 05 08

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ)

Qua bảng tổng hợp cho thấy số vụ có xu hƣớng tăng qua các năm thể hiện công tác phối hợp đã phát huy đƣợc hiệu quả tốt, các vụ việc việc lớn, vụ việc phức tạp hoặc có dấu hiệu tội phạm có xu hƣớng gia tăng.

3.3. Đánh giá chung

3.3.1. Những thuận lợi và kết quả đã đạt đƣợc

Những thuận lợi: Trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng luôn nhận đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan TW cũng nhƣ địa phƣơng, đặc biệt là công tác đấu tranh, chống buôn, hàng giả và gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh; thông qua BCĐ 389,

mối quan hệ việc phối hợp giữa lực lƣợng QLTT với các cấp, các ngành trong công tác chống hàng giả không ngừng đƣợc tăng cƣờng tạo ra nhiều thuận lợi cho công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm về lĩnh vực hàng giả.

Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện, một số doanh nghiệp, tổ chức, Hiệp hội nghề và nhân dân đã tham gia, phối hợp nhiệt tình góp phần làm tốt công tác chống hàng giả tại Chi cục. Kết quả trong đấu tranh chống hàng giả đã góp phần xây dựng và củng cố hình ảnh, vị thế của Chi cục trong mối quan hệ với các cơ quan cũng nhƣ ngƣời dân. Các thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý cũng nhƣ các khuyến cáo, hƣớng dẫn phân biệt hàng thật - hàng giả đã đƣợc ngƣời dân hết sức quan tâm và trở thành nguồn động lực to lớn động viên tinh thần cho mỗi công chức, ngƣời lao động trong Chi cục.

Kết quả đã đạt được: Lãnh đạo Chi cục cũng nhƣ toàn thể công chức, ngƣời lao động trong Chi cục đã nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan quan trọng của công tác đấu tranh chống hàng giả trong nhiệm vụ chính trị của Chi cục, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, xuyên suốt các hoạt động của Chi cục. Từ đó, cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu kế hoạch, phƣơng thức lãnh đạo điều hành, chỉ đạo, thống nhất từ nhận thức đến hành động, tạo động lực cho các đơn vị trực thuộc cũng nhƣ mỗi công chức, ngƣời lao động trong Chi cục phấn đấu thực hiện từ đó góp phần tích cực vào việc ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, trên từng lĩnh vực hoạt động đã tạo đƣợc sự chuyển biến cả về chất và lƣợng.

Thứ nhất, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm đã thu đƣợc

nhiều kết quả khả quan, đáng ghi nhận. Nhiều vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả bị phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo pháp luật, thu giữ một khối lƣợng lớn hàng hoá vi phạm để tiêu huỷ, ngăn chặn kịp thời những sản phẩm kém chất lƣợng đó tới tay ngƣời tiêu dùng.

Nhìn chung, tại thành phố Hải Dƣơng, thị xã Chí Linh và các trung tâm thƣơng mại, hàng giả đã giảm rõ rệt. Ở khu vực nông thôn hàng giả, hàng kém chất lƣợng vẫn tồn tại nhƣng cũng đã đƣợc kiểm soát, ngăn chặn. Những kết quả bƣớc

đầu trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng đã góp phần duy trì trật tự, kỷ cƣơng trong hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh. Công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh sản xuất và phát triển trong một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.

Thứ hai, bƣớc đầu đã tạo ra sự chuyển biến khá sâu sắc, cơ bản cả trong

nhận thức và hành động của toàn xã hội trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Xã hội đã có nhận thức đúng đắn hơn về thực trạng, nguy cơ của sản xuất, buôn bán hàng giả và tác động tiêu cực đến ngƣời tiêu dùng, kinh tế và trật tự xã hội.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, vận động đƣợc quan tâm, công tác kiểm tra

đƣợc tăng cƣờng, đáng chú ý là :

- Công tác tuyên truyền, giáo dục: Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn xã hội tham gia công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc triển khai thƣờng xuyên, rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, thiết thực nhƣ: Tổ chức các hội nghị, hội thảo; tổ chức các đợt tuyên truyền hƣớng dẫn về chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về hàng giả cho các cơ sở và hộ kinh doanh trên từng địa bàn, từ thành phố, thị xã đến các thôn, xóm, khu dân cƣ; tổ chức gian hàng trƣng bày Hàng thật - Hàng giả để tuyên truyền công tác chống hàng giả và giúp cho ngƣời tiêu dùng có cơ hội nhận biết các dấu hiệu phân biệt hàng thật - hàng giả. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hàng giả đƣợc quan tâm triển khai góp phần tích cực vào việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ sự hiểu biết của ngƣời tiêu dùng về hàng giả và các tác hại đối với toàn xã hội.

- Nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong sản xuất hàng đảm bảo chất lƣợng: Doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong chống hàng giả. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một mặt không tham gia vào việc sản xuất, buôn bán hàng giả mà còn chủ động phòng và chống làm giả các sản phẩm

của mình một cách tích cực. Bài học rõ ràng nhất là nhiều vụ việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giả của các doanh nghiệp trong tỉnh nhƣ hƣơng thắp mang nhãn hiệu Thu Hiền, đá mài của Công ty Cổ phần Đá mài Hải Dƣơng đã bị phát hiện, xử lý.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra và xử lý vi phạm: Công tác điều tra, trinh sát, nắm bắt thông tin đƣợc quan tâm triển khai làm cơ sở để đạt hiệu quả cao trong kiểm tra, xử lý. Các vụ việc đều đƣợc xử lý thấu tình đạt lý, không để xảy ra khiếu kiện hay gây tâm lý ức chế cho đối tƣợng vi phạm. Qua kiểm tra có rút kinh nghiệm, đánh giá để nhân rộng điển hình ra toàn Chi cục nên đảm bảo tính triệt để trong xử lý vi phạm trên toàn địa bàn.

Thứ tư, công tác phối hợp đƣợc quan tâm triển khai cả về bề rộng và chiều

sâu, làm cơ sở để phát hiện và xử lý nhiều mặt hàng vi phạm mới, nhiều thủ đoạn vi phạm mới.

Thứ năm, công tác dự báo tình hình, tham mƣu ban hành văn bản, chính

sách đƣợc quan tâm, nâng cao chất lƣợng với tiêu chí chính xác, kịp thời, hiệu quả góp phần quan trọng phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phạm sớm.

3.3.2. Những khó khăn, bất cập và nguyên nhân

Khó khăn, bất cập và nguyên nhân khách quan: Nƣớc ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nƣớc. Hệ thống pháp luật các quy định pháp luật đang trong quá trình xây dựng chƣa hoàn chỉnh, đồng bộ và còn chồng chéo, chƣa thống nhất; khung pháp lý chƣa vững chắc để áp dụng kiểm tra, xử lý vi phạm và xử lý hàng hóa tang vật. Phân cấp quản lý còn chồng chéo, không rõ ràng không thống nhất về hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt hàng giả, hàng kém chất lƣợng do một số nguyên nhân sau:

- Các quy định của pháp luật nói chung và các quy định pháp luật trong lĩnh vực chống hàng giả nói riêng vẫn còn thiếu tính ổn định, hay điều chỉnh, thay đổi nhiều và có những điểm bất hợp lý. Ví dụ: Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động

thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng mới đƣợc xây dựng từ cuối năm 2013 nhƣng hiện nay đang trong quy trình sửa đổi trong đó có sửa đổi nội dung về hàng giả.

- Công tác hƣớng dẫn thi hành cũng chƣa đƣợc cụ thể, rõ ràng nhiều quy định mới ra đƣợc ban hành rất lâu nhƣng chƣa có văn bản hƣớng dẫn điều này làm cho các cơ quan thực thi gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc vận dụng. Việc thiếu hƣớng dẫn cụ thể dẫn tới khó khăn trong việc xử lý hình sự các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả. Ví dụ: Chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về khái niệm "quy mô thƣơng mại" đƣợc quy định Điều 171 Bộ Luật hình sự quy định đối với tội danh "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" nên số vụ việc truy cứu hình sự với tội danh này hết sức khó khăn dù có nhiều vụ việc trị giá hàng hóa vi phạm lên tới hàng trăm triệu đồng.

Điều này lý giải nguyên nhân trong giai đoạn 2010 - 2014 Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng không có vụ việc hàng giả chuyển truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù có nhiều vụ việc có trị giá hàng hóa vi phạm lên tới hàng trăm triệu đồng hoặc hàng giả mạo nhãn hiệu là thực phẩm - gạo.

- Một số hành vi vi phạm chƣa chƣa đƣợc điều chỉnh kịp thời, chế tài xử lý còn nhẹ chƣa đủ sức răn đe, chủ yếu bằng phƣơng pháp hành chính. Ví dụ: Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định "Hàng hóa có hàm lƣợng định lƣợng chất chính hoặc trong các chất dinh dƣỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa" (2013, trang 4) là hàng hóa giả mạo trong khi nhiều hàng hóa không xác định đƣợc chất chính hoặc đối tƣợng vi phạm giảm thành phần chất chính có giá cao, tăng lƣợng chất chính giá rẻ để đảm bảo tổng lƣợng chất chính vẫn trên 70% (trong khi thực tế hàng hóa kém chất lƣơng) làm cho cơ quan chức năng không thể xử lý về hàng giả.

- Quy trình giám định nhiều thủ tục, tốn kém về kinh phí và mất nhiều thời gian. Ví dụ: Hiện nay chƣa có nhiều tổ chức giám định hàng giả về nhãn hiệu hàng

hóa mà chỉ có Viện khoa học Sở hữu trí tuệ thuộc bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị có thẩm quyền nhƣng thủ tục khá phức tạp, thời gian thực hiện giám định dài, tiềm ẩn khả năng xảy ra tranh chấp liên quan đến kết quả giám định.

- Cơ chế chính sách cho công tác chống hàng giả có nhƣng chƣa đáp ứng nhu cầu tuyên truyền, đào tạo, cung cấp trang thiết bị, tiêu hủy hàng hóa v.v... của từng lực lƣợng thực thi.

- Quy định về phân luồng trong khai báo hải quan, thông quan làm gia tăng tình trạng nhập khẩu hàng giả qua đƣờng chính ngạch. Ví dụ: Vụ việc Chi cục QLTT tỉnh kiểm tra phát hiện hàng hóa thuộc luồng xanh (không kiểm tra, thông quan theo khai báo) theo hồ sơ ghi "hàng hóa không hiệu" (không ghi nhãn hiệu) nhƣng thực tế kiểm tra hàng hóa có ghi nhãn hiệu và là nhãn hiệu giả mạo.

Bên cạnh đó, với đặc thù về vị trí địa lý của khu vực phía bắc nói chung, Hải Dƣơng nói riêng nên tỉnh dễ trở thành điểm trung chuyển hàng giả vào nội địa. Bên cạnh đó, với dân số đông, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cao trong khi thu nhập trung bình dân cƣ thấp nên dễ trở thành một thị trƣờng mầu mỡ cho hàng giả lƣu hành. Với cơ cấu kinh tế là một tỉnh nông nghiệp, ngƣời dân còn nghèo, đặc biệt ngƣời dân sống ở các vùng nông thôn, vì vậy hàng giả, hàng kém chất lƣợng với giá thấp luôn hấp dẫn đại đa số ngƣời dân địa phƣơng. Cơ cấu lao động có trình độ thấp trong khi số lƣợng các đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh lớn nên phần lớn những ngƣời tham gia kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, trình độ nhận thức pháp luật thấp. Bên cạnh đó, ngoài yếu tố về nhận thức còn phải kể đến các vi phạm do ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời tham gia kinh doanh chƣa cao, nhiều trƣờng hợp ngƣời sản xuất, kinh doanh ý thức đƣợc hành vi vi phạm của mình nhƣng vẫn thực hiện.

Điều kiện tự nhiên tỉnh Hải Dƣơng gồm cả khu vực đồng bằng và vùng núi, nhiều xã nông nghiệp ở khu vực vùng sâu, vùng xa, nên phân bố các cơ sơ kinh doanh không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các khu vực thành phố, thị trấn, thị tứ. Nhiều trƣờng hợp trụ sở của của đơn vị chủ quản cách xa địa phƣơng quản lý tới 80 - 90 cây số, phải qua đò, phà nên công tác quản lý, nắm địa bàn không thực sự sâu sát, hiệu quả chƣa cao, trong khi các khu vực này trình độ dân trí thấp, hành vi vi

phạm xảy ra nhiều. Ngoài trở ngại vì việc đi lại tổ chức kiểm tra, tuyên truyền, công tác đấu tranh với đƣơng sự để thi hành quyết định xử phạt trong trƣờng hợp bị xử lý cũng gặp nhiều khó khăn.

Hầu hết các doanh nghiệp chƣa có ý thức chủ động trong việc phát hiện và ngăn chặn hiệu quả các sản phẩm của mình, chƣa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra kiểm soát. Thậm chí còn có nhiều doanh nghiệp do lo ngại ngƣời dân biết sản phẩm của mình bị làm giả, không dám khuyến cáo ngƣời tiêu dùng về phân biệt hàng thật hàng giả.

Bên cạnh đó, nhận thức, ý thức của một số cơ quan nhà nƣớc, lực lƣợng chức năng về công tác chống hàng giả chƣa cao; chƣa thực sự quan tâm tới công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Trong khi đó, ngƣời tiêu dùng thiếu thông tin nên không phân biệt đƣợc hàng thật hàng giả tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng sản xuất hàng giả và tung ra thị trƣờng; tâm lý thích dùng hàng giả vì giá rẻ.

Khó khăn, bất cập và nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, về công tác tổ chức xây dựng lực lƣợng: Nguồn nhân lực quá

thiếu và yếu so trong khi họat động thƣơng mại trên thị trƣờng hiện nay phát triển nhanh và diễn biến phức tạp. Định biên công chức cho Chi cục QLTT nhiều năm không thay đổi (hiện nay là Chi cục QLTT chỉ có trên 50 biên chế, Đội chuyên trách hàng giả của Chi cục có 4 công chức) trong khi phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị khác, nhiệm vụ đƣợc giao ngày càng nhiều, diễn biến thị trƣờng nói chung, hàng giả nói riêng ngày càng phức tạp.

Mặt bằng trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức thực thi trong lĩnh vực đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả còn hạn chế, bất cập; công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chƣa đƣợc chuyên sâu, bài bản vẫn còn khá manh mún, hạn chế về thời gian và chất lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực thế, chƣa có chiến lƣợc lâu dài. Cùng với đó là ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong chống hàng giả của một bộ phận công chức chƣa cao dẫn tới chuyên môn không đáp ứng yêu cầu công việc, chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều; thiếu sự

tìm tòi, nghiên cứu mà vẫn đi theo lối mòn từ trƣớc nên kết quả hoạt động chƣa đƣợc cao, số lƣợng và chủ loại hàng giả mới bị phát hiện và xử lý còn hạn chế.

Mô hình tổ chức của Chi cục hiện đang mất cân đối giữa bộ phận gián tiếp và trực tiếp. Số lƣợng các Đội QLTT cơ động quá nhiều dẫn tới chồng chéo trong kiểm tra, xử lý trong khi quân số của cả Đội cơ động và địa bàn đều quá mỏng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 69 - 93)