Chống sản xuất, buôn bán hàng giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 27 - 35)

1.2. Cơ sở lý luận về chống sản xuất, buôn bán hàng giả

1.2.2. Chống sản xuất, buôn bán hàng giả

1.2.2.1. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc về chống sản xuất, buôn bán hàng giả

Nhận thức rõ những tác hại của hàng giả cũng nhƣ tình trạng báo động của nạn hàng giả đối với kinh tế xã hội và cộng đồng, Đảng và nhà nƣớc ta coi việc đấu tranh chống hàng giả là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và chủ trƣơng đấu tranh rất kiên quyết, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích của xã hội, lợi ích của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ lợi ích của các nhà doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật.

Ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, TW Đảng đã nhận xét, đánh giá và chỉ rõ các hiện tƣợng tiêu cực này. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VI trƣớc Đại hội đại biểu lần thứ VII (tháng 6/1991) đã chỉ ra công tác QLTT có nhiều sơ hở, nạn buôn lậu, làm hàng giả trầm trọng và kéo dài; trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trƣờng, bên cạnh những mặt tích cực đã xuất hiện nhiều hiện tƣợng tiêu cực mới mà chúng ta chƣa lƣờng hết, chậm phát hiện và chƣa xử lý tốt. Đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế.... Những quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng nhƣ nêu trên đƣợc khẳng định lại trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng khoá VII tại đại hội lần thứ VIII phát huy tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trƣờng và tăng cƣờng QLTT, hƣớng dẫn các thành phần kinh tế trong thƣơng nghiệp phát triển

đúng hƣớng, đúng chính sách, pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, chống trốn, lậu thuế, lƣu thông hàng giả.

Từ những quan điểm nhận định nêu trên, Đảng ta đã có chủ chƣơng kiên quyết chống buôn lậu và các hiện tƣợng tiêu cực khác trong lƣu thông.... Các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về sản xuất và buôn bán hàng giả trong cơ chế kinh tế thị trƣờng đã đƣợc nhà nƣớc ta từng bƣớc thể chế hoá thành các văn bản pháp luật và tổ chức các lực lƣợng triển khai thực hiện trong những năm qua. Ngày 27/10/1999 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, nội dung của Chỉ thị nêu rõ "các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành…. phải coi việc chống sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Phải có biện pháp đồng bộ, kiên quyết để đấu tranh ngăn chặn, từng bƣớc đẩy lùi hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả. Mọi hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả đƣợc phát hiện đều phải xử lý nghiêm theo pháp luật…" (1999, trang 1).

Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến chống sản xuất, buôn bán hàng giả:

- Bộ luật Dân sự năm 2005: Từ Điều 736 đến Điều 749 quy định về quyền tác giả và quyền có liên quan sở hữu công nghiệp; từ Điều 750 đến Điều 756 quy định về quyền sử hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

- Bộ Luật Hình Sự số 15/1999/QH10 đƣợc sửa đổi bổ sung tại Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009: Điều 170a. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 157. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Điều 158. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây chồng, vật nuôi; Điều 164. Tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả;…

- Luật thƣơng mại năm 2005: Điều 14. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của ngƣời tiêu dùng; Điều 108. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thƣơng mại.

- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005: Quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Theo đó, việc xử lý các hành vi xâm phẩm quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm cả giả mạo nhãn hàng hóa) đƣợc thực hiện bởi các cơ quan Toà án, Thanh tra, QLTT, Hải quan, Công an, UBND các cấp

- Luật cạnh tranh năm 2004: Điều 40. Chỉ dẫn gây nhầm lẫm; Điều 41. Xâm phạm bí mật kinh doanh.

- Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng 2011.

- Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.

- Hệ thống các Thông tƣ, Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn thi hành và các văn bản pháp quy khác cụ thể hoá và hƣớng dẫn chi tiết cách áp dụng, hƣớng dẫn thi hành... đối với từng điều khoản, quy định liên quan. Đây thực sự là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trong việc tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, đồng thời, thể hiện rõ quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong đấu tranh chống hàng giả

1.2.2.2. Nội dung chống sản xuất, buôn bán hàng giả của Quản lý thị trƣờng

Chống sản xuất, buôn bán hàng là một hoạt động quản lý nhà nƣớc về kinh tế - hoạt động quản lý sản xuất, buôn bán hàng hóa trên thị trƣờng.

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện: Lực lƣợng Quản lý thị trƣờng, công chức

Quản lý thị trƣờng.

Thứ hai, về đối tƣợng: Là hàng giả và các hoạt động sản xuất, buôn bán

Thứ ba, về mục tiêu: Kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới triệt tiêu hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng giả.

Thứ tư, về nội dung: Đối với Chi cục QLTT cấp tỉnh, trong phạm vi nghiên

cứu của đề tài, chống sản xuất, buôn bán hàng giả bao gồm:

- Nắm bắt, đánh giá, dự báo tình hình thị trƣờng liên quan đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn.

- Tham mƣu, kiến nghị, đề xuất với các cấp, các cơ quan có liên quan ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản, chính sách, chƣơng trình, kế hoạch có liên quan đến hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng giả và hoạt động của lực lƣợng QLTT. Chỉ đạo định hƣớng hoặc chỉ đạo cụ thể, phối hợp, hƣớng dẫn để các Đội QLTT triển khai hoạt động chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

- Tổ chức lực lƣợng, bố trí nhân lực, đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn, trang bị kiến thức cho cán bộ công chức trong đơn vị.

- Tổ chức tuyên truyền chống sản xuất, buôn bán hàng giả

- Bố trí, trang cấp, trang bị cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các Phòng, Đội QLTT và cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tổ chức phối hợp chống sản xuất, buôn bán hàng giả: Phối hợp với các doanh nghiệp có hàng hóa bị làm giả; phối hợp với ngƣời các Hiệp hội nghề, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và ngƣời tiêu dùng; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan.

- Tổ chức công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, buôn bán hàng giả: Trinh sát, điều tra cơ bản và nắm địa bàn; phân bổ chỉ tiêu kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, buôn bán hàng giả; tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm; hậu kiểm.

Thứ năm, về biện pháp thực hiện: Thông qua các biện pháp hành chính, kinh

tế và tuyên truyền, giáo dục. Tùy theo đặc thù, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và cấp hành chính mà có thể thực hiện một hoặc kết hợp nhiều biện pháp để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.

Chống sản xuất, buôn bán hàng giả đƣợc thực hiện bằng quyền lực nhà nƣớc, thông qua bộ máy nhà nƣớc, là một hoạt động mang tính cƣỡng chế và phục vụ lợi

ích của nhà nƣớc. "Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để đạt tới mục đích đúng ý chí của ngƣời quản lý và phù hợp với quy luật khách quan". "Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý do nhà nƣớc làm chủ thể, định hƣớng điều hành, chi phối v.v… để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định" (Phan Huy Đƣờng, 2012, trang 27). Trong đó, "Quản lý nhà nƣớc về kinh tế là sự tác động có tổ chức, có mục đích của nhà nƣớc lên các hoạt động kinh tế để sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các nguồn lực, các cơ hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài của nền kinh tế - xã hội" (Phan Huy Đƣờng, 2012, trang 63).

1.2.2.3. Vai trò của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng trong chống sản xuất, buôn bán hàng giả

Theo quy định hiện hành của pháp luật, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trực tiếp chống sản xuất, buôn bán hàng giả bao gồm: Lực lƣợng Cảnh sát kinh tế (ngành Công an); lực lƣợng Hải quan (ngành Tài chính); Thanh tra chuyên ngành Công Thƣơng, Khoa học - Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Y tế; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển cũng có chức năng, thẩm quyền chống hàng giả.

Các lực lƣợng có thể chủ động tổ chức công tác đấu tranh chống hàng giả hoặc phối hợp liên ngành tổ chức thực hiện tùy theo tính chất, đặc thù vụ việc. Công tác phối hợp đƣợc thực hiện theo Kế hoạch, chƣơng trình (thông qua các đợt cao điểm đấu tranh chống hàng giả hoặc tổ chức kiểm tra chống hàng giả theo chuyên đề, chủ điểm…) hoặc mang tính đột xuất, theo yêu cầu thực tế phát sinh của vụ việc.

Lực lƣợng QLTT (ngành Công Thƣơng) là lực lƣợng chính, chủ công trong chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trƣờng nội địa; đƣợc tổ chức chuyên nghiệp, bám sát thị trƣờng, tổ chức kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi vi phạm trong nhiều lĩnh vực khác nhau theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

Bảng 1.1. So sánh số vụ xử lý hàng giả của Chi cục QLTT trên tổng số vụ xử lý hàng giả của các cơ quan chức năng trên toàn tỉnh tổng số vụ xử lý hàng giả của các cơ quan chức năng trên toàn tỉnh Nội dung Tổng số vụ kiểm tra, xử lý của Chi

cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng

Tổng số vụ kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng trên địa

bàn tỉnh Hải Dƣơng Tỷ lệ (%) A B C D=B/C(%) Năm 2010 118 147 80% Năm 2011 80 80 100% Năm 2012 85 110 77% Năm 2013 62 87 71% Năm 2014 54 77 70%

(Nguồn: Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh)

Tại cấp tỉnh, theo quy định tại Nghị định 10/CP ngày 23/01/1995 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của QLTT và Nghị định 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/CP thì Chi cục QLTT là cơ quan trực thuộc Sở Công Thƣơng giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc và kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thƣơng mại, công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thƣơng mại; đề xuất với Sở Công Thƣơng và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trƣờng, bảo đảm lƣu thông hàng hoá theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thƣơng mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thƣơng mại cho các tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thƣơng mại trên địa bàn tỉnh. Chống sản xuất, buôn bán hàng giả là một trong số rất nhiều nhiệm vụ khác của Chi cục nhƣ chống hàng cấm, hàng kém chất lƣợng, hàng hóa nhập lậu, vi phạm đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh… và các hành vi gian lận thƣơng mại khác.

1.2.2.4. Các nhân tố ảnh hƣớng đến công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả

Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, tựu chung lại có 4 nhân tố quan

trọng nhất ảnh hƣởng đến kết quả công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, bao gồm:

Thể chế chính sách:

Đây là yếu tố quyết định, ảnh hƣởng mang tính bao trùm tới mọi hoạt động đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất, buôn bán hàng giả và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

Thể chế chính sách bao gồm cả các quy định của pháp luật quy định nội hàm của khái niệm hàng giả; tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng đấu tranh chống hàng giả và phạm vi chức năng nhiệm vụ của các cơ quan này; các biện pháp và chế tài xử lý…. Thể chế chính sách còn bao gồm các quy định có ý nghĩa quan trọng liên quan đến chế độ chi trả các khoản chi phí, trang cấp trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ đấu tranh chống hàng giả; các nội dung liên quan đến quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu; chính sách biên mậu, quản lý chất lƣợng hàng hóa….

Tùy theo tính phù hợp, kịp thời và nội dung mà thể chế chính sách có thể có tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả:

Cơ chế chính sách, văn bản pháp luật, đƣờng lối chủ chƣơng hay chƣơng trình kế hoạch, đề án sẽ chỉ đơn thuần là những văn bản giấy tờ, khẩu hiệu nếu không đƣợc thực hiện nghiêm minh, phát huy hiệu lực, hiệu quả trên thực tế. Hoạt động của các cơ quan quản lý, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả là bƣớc hiện thực hóa và tác động trực tiếp vào hàng giả và sản xuất, buôn bán hàng giả.

Mặc dù cả về lý luận và thực tiễn gần nhƣ không thể lƣợng hóa bằng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đấu tranh chống hàng giả tuy nhiên, tùy theo chức năng, nhiệm vụ hoặc từng phần việc, từng công việc mang tính tác nghiệp cụ thể nếu đƣợc thực hiện đúng, đủ, kịp thời, nghiêm minh và công bằng thì hiệu lực hiệu quả chắc chắn cao hơn. Nếu các cơ quan quản lý, đấu tranh chống

hàng giả lơ là, chủ quan, không quan tâm, coi trọng thì hàng giả chắc chắn sẽ có "đất" phát triển.

Hoạt động của các cơ quan quản lý, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả tùy theo chức năng nhiệm vụ sẽ có những khác biệt trong triển khai thực tế nhƣng tựu chung đều liên quan đến yếu tố con ngƣời, từ công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức lực lƣợng, tham mƣu giúp việc đến tổ chức thực hiện và đặc biệt là ý thức của mỗi cán bộ, công chức thực thi.

Công tác phối hợp:

Trong đấu tranh chống hàng giả, công tác phối hợp quan trọng nhất là phối hợp với các doanh nghiệp có hàng hóa bị làm giả, bị xâm phạm. Hơn ai hết, doanh nghiệp có hàng hóa vi phạm có đầy đủ các thông tin, tiêu chí mang tính kỹ thuật để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 27 - 35)