Cơ cấu nguồn nhân lực theo loại hình tuyển dụng, trình độ đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 54 - 58)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 So sánh 2014/2010 So sánh 2014/2013 Tổng số lao đô ̣ng cấu % Tổng số lao đô ̣ng cấu Tổng số lao đô ̣ng cấu Tổng số lao đô ̣ng cấu Tổng số lao đô ̣ng cấu % + / - % + / - Theo loa ̣i hình tuyển du ̣ng

Công chƣ́c 56 49 56 45 56 45 56 45 57 46 102 + 1 102 + 1 NV HĐ 68 35 31 47 37 47 38 47 37 47 38 134 12 100 0 NV ngắn hạn 22 20 22 18 21 17 22 18 20 16 91 -2 91 -2 Tổng 113 125 124 125 124 110 +11 99 -1

Theo trình đô ̣ đào tạo chuyên môn Trên

ĐH 72 64 78 62 80 64 81 65 81 65 112 9 100 0

CĐ, TC 41 36 47 38 44 36 44 35 39 33 95 -2 87 -5

Tổng 113 125 124 125 124

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)

- Về cơ cấu theo loại hình tuyển dụng: Qua Bảng 3.3 cho thấy số lƣợng công chức công tác tại Chi cục qua các năm không có sự biến động lớn. Tuy nhiên số lƣợng công chức ít, số lƣợng nhân viên hợp đồng gấp hơn 2 lần so với công chức. Nguyên nhân chính do chính sách thắt chặt về định biên biên chế của tỉnh giao cho Chi cục QLTT. Để đáp ứng yêu cầu công việc Chi cục buộc phải tuyển dụng thêm một số lƣợng lớn lao động hợp đồng để làm một số công việc trong phạm vi pháp luật cho phép. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời mang tính tình thế do phạm vi các công việc mà pháp luật cho phép trong hoạt động của QLTT là ngày càng hạn chế (không đƣợc trực tiếp tham gia mà chỉ làm các công việc mang tính hỗ trợ, giúp việc, bảo vệ trông coi hàng hóa, trinh sát nắm tình hình…).

- Về cơ cấu theo trình độ: Qua Bảng 3.3. cho thấy lao động có trình độ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hƣớng tăng dần. Điều này là một thuận lợi rất lớn cho hoạt động của Chi cục, nền tảng quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác, hƣớng tới "xây dựng lực lƣợng QLTT theo yêu cầu chính quy, tổ chức chặt chẽ" (Nghị quyết 12/NQ-TW, 1996, Bộ Chính trị Ban Chấp hành TW Đảng).

Tuy nhiên, đặc thù của hoạt động QLTT gắn với việc nghiên cứu và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật nhƣng theo thực tế đến hết 31/12/2014, tổng số công chức đƣợc đào tạo theo chuyên ngành luật chính quy chỉ có 05 ngƣời. Mặc dù chức năng của QLTT khá rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực nhƣ y tế, dƣợc, vật tƣ nông nghiệp, sở hữu công nghiệp, đo lƣờng chất lƣợng…., cần thiết có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan nhƣng thiếu kiến thức về pháp luật dễ dẫn tới việc hiểu và áp dụng các văn bản pháp luật không chính xác, đầy đủ.

Số lƣợng lao động có trình độ đại học, trên đại học có xu hƣớng tăng, số lao động có trình độ dƣới đại học giảm thể hiện tác động tích cực của chính sách khuyến khích học tập nâng cao trình độ cũng nhƣ ý thức học tập nâng cao trình độ

Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, trang bị kiến thức: Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, nhân viên, trong những năm qua Chi cục QLTT đã thƣờng xuyên tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ công chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng để xây dựng đội ngũ công chức giỏi về chuyên môn, vững về bản lĩnh chính trị.

- Phối hợp với Cục QLTT, các doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả tổ chức Hội nghị tập huấn về hàng giả: Năm 2010 phối hợp với Công ty XNK Bình Tây tập huấn về sản phẩm máy tính bỏ túi CASIO; năm 2012 phối hợp Công ty AJINOMOTO Việt Nam, UNILEVER Việt Nam với sản phẩm Mỳ chính AJINOMOTO và các sản phẩm mỹ phẩm của UNILEVER Việt Nam; năm 2013 phối hợp Công ty Luật Việt IP tổ chức tập huấn đối với các sản phẩm dầu nhớt CASTROL, VITRA, áo LASCOTE...; năm 2014 phối hợp với Công ty DIAGEO tập huấn phân biệt rƣợu JOHNNIE WALKER giả. Tuy nhiên, do hạn hẹp về nguồn kinh phí và sự phối hợp của các doanh nghiệp còn hạn chế nên việc tổ chức không đƣợc thƣờng xuyên.

- Cử công chức, nhân viên tham gia các lớp bồi dƣỡng, Hội thảo về hàng giả nhƣ: Hội thảo chuyên đề "Nhận diện hàng giả và công tác phối hợp đấu tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả" do Sở Công Thƣơng Bắc Giang tổ chức tháng 10/2010; Hội thảo về Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, cách phân biệt hàng thật hàng giả do METI, JETRO tổ chức tháng 11/2013; Hội thảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tháng 11/2013; Hội thảo "Doanh nghiệp đồng hành cùng QLTT trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ" do Cục QLTT phối hợp với dự án MUTRAP thực hiện tháng 4/2014; Khóa đào tạo thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho công chức QLTT do Cục QLTT phối hợp với dự án MUTRAP thực hiện tháng 6/2014…

- Tự tập huấn nội bộ: Thông qua quá trình nghiên cứu, thực tế tác nghiệp và tham gia các khóa tập huấn, hội thảo, Chi cục tự tổ chức các chƣơng trình tập huấn nội bộ do Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ chủ trì tập huấn trực tiếp tại các Đội QLTT.

Cách làm này tuy có ƣu điểm là hạn chế về số ngƣời tham gia, sát yêu cầu thực tế và tăng cƣờng thông tin 2 chiều cao nhƣng thiếu tính bài bản, mất nhiều thời gian và nội dung truyền đạt không chính tắc.

- Ban hành Sổ tay nội bộ phân biệt hàng thật - hàng giả: Từ cuối năm 2014, Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ đã tổng hợp và tham mƣu cho lãnh đạo Chi cục ban hành Sổ tay phân biệt hàng thật - hàng giả trong toàn Chi cục với các thông tin cơ bản, ngắn gọn. Đây là một cách làm mới và có tính hệ thống cao.

Có thể đánh giá công tác đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ về hàng giả tại Chi cục QLTT Hải Dƣơng đã đƣợc triển khai song vẫn còn nhiều hạn chế, việc tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng hiện tại chƣa thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, nhân viên QLTT trƣớc yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.

3.2.2. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm

Trong triển khai nhiệm vụ, Chi cục đã quan tâm làm tốt các công việc từ trinh sát, điều tra cơ bản và nắm địa bàn, đối tƣợng; phân bổ chỉ tiêu và hậu kiểm.

Trinh sát, điều tra cơ bản và nắm địa bàn: Để có thể xử lý một vụ việc vi phạm về hàng giả thì khâu đầu tiên trong quy trình nghiệp vụ của QLTT là thông tin và xác minh thông tin. Sau khi tiếp nhận, thông tin cần đƣợc xác minh làm rõ, để xác minh thông tin về hàng giả thì ngƣời đƣợc giao xác minh phải am hiểu, có kiến thức về hàng thật - hàng giả.

Do đó, trong triển khai đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng đã quan tâm đến công tác trinh sát, điều tra cơ bản, nắm bắt thông tin và quản lý địa bàn. Tổ chức theo dõi, tổng hợp số liệu, lập sổ bộ thống kê, điều tra cơ bản, phân loại, thƣờng xuyên cập nhật thông tin của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và hoạt động thƣơng mại trên địa bàn về tên, địa chỉ, loại hình kinh doanh, mặt hàng, ngành hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu. Tổ chức theo dõi việc chấp hành pháp luật, tình hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và hoạt động thƣơng mại trên địa bàn nhằm phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát và yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.

Đồng thời theo dõi, cập nhật việc chấp hành quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động thƣơng mại, việc kiểm tra và xử lý vi phạm các tổ chức, cá nhân nhằm phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành, dự báo tình hình, tham mƣu và thực hiện quản lý địa bàn.

Phân bổ chỉ tiêu, tổ chức kiểm tra: Kiểm tra để phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời theo pháp luật các vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trƣờng là một trong những biện pháp hành chính quan trọng trong công tác đấu tranh chống hàng giả và là một công cụ của quản lý hành chính nhà nƣớc. "Hình thức quản lý hành chính quan trọng nhất là ra Quyết định hành chính" (tài liệu Bồi dƣỡng về quản lý hành chính nhà nƣớc Học viện Hành chính, 2013, trang 159), quá trình kiểm tra bắt đầu bằng Quyết định kiểm tra hành chính và kết thúc bằng Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có vi phạm).

Đối với lực lƣợng QLTT nói chung, Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng nói riêng, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính là hoạt động cơ bản đóng vai trò quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 54 - 58)