Cơ cấu hành vi vi phạm và kết quả xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 61 - 69)

Giả mạo nguồn gốc xuất xứ Giả mạo nhãn hiệu Vi phạm kiểu dáng công nghiệp Giả mạo chỉ dẫn địa lý Giả chất lƣợng công dụng Giả mạo nhãn hàng hóa Năm 2010 Vụ 0 90 3 0 5 22

Phạt HC (1.000đ) 0 608.393 1.700 0 4.000 13.760 Năm 2011 Vụ 0 31 0 0 0 49 Phạt HC (1.000đ) 0 96.350 0 0 0 47.950 Năm 2012 Vụ 0 39 0 1 3 42 Phạt HC (1.000đ) 0 367.950 0 4.000 7.400 54.500 Năm 2013 Vụ 0 28 0 1 3 30 Phạt HC (1.000đ) 0 135.050 0 4.000 4.700 26.600 Năm 2014 Vụ 0 22 0 0 0 32 Phạt HC (1.000đ) 0 159.450 0 0 0 21.550 (Nguồn: Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ)

Từ Bảng 3.7 cho thấy trong tổng số vụ xử lý về hàng giả, số vụ việc hàng giả về chất lƣợng, công dụng bị xử lý rất ít, năm 2011, 2014 không phát sinh vụ việc nào. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do trƣớc đây các quy định của pháp luật trong việc xác định hàng giả về chất lƣợng chƣa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong áp dụng, xử lý. Bên cạnh đó, quy trình xử lý hàng giả về chất lƣợng rất phức tạp liên quan đến tạm giữ hàng hóa dài ngày, lấy mẫu, trƣng cầu giám định…; hệ thống cơ quan giám định hạn chế về số lƣợng và yếu về trình độ dẫn tới kết quả giám định không thống nhất, dế xảy ra tranh chấp, khiếu kiện; trƣờng hợp tạm giữ hàng hóa sau khi giám định không có vi phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại… Từ đó dẫn tới tƣ tƣởng e ngại, né tránh trong kiểm tra của các Đội QLTT.

3.2.3. Công tác đánh giá, dự báo tình hình

Công tác đánh giá dự báo tình hình là cơ sở để Chi cục tham mƣu cho cấp trên hoạch định chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo, phân bổ nguồn lực cũng nhƣ chỉ đạo điều hành công tác trực tiếp, phân bổ chỉ tiêu các nguồn lực phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm… Việc đánh giá, dự báo tình hình đƣợc thực hiện thông qua việc kết hợp các kênh thông tin:

- Từ hoạt động điều tra, trinh sát, nắm địa bàn, thu nhập thông tin. - Từ kết quả hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm.

- Từ chỉ đạo của cấp trên nhƣ BCĐ 389 Quốc gia, Bộ Công Thƣơng, Cục QLTT, UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thƣơng….

- Từ tham khảo thông tin dự báo của các cơ quan có liên quan nhƣ Hải quan, Công an, Khoa học - Công nghệ, Chi cục QLTT các tỉnh…

- Từ đánh giá xu thế tiêu dùng, yếu tố mùa vụ trong sản xuất, kinh doanh; đánh giá nguồn cung; biến động giá của yếu tố đầu vào; tác động từ các chính sách của nhà nƣớc…

- Từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng, phản ánh của ngƣời tiêu dùng. Ví dụ: Việc tăng giá của nguyên liệu đầu vào có thể dẫn tới vi phạm trong sản xuất hàng giả chất lƣợng, hàng kém chất lƣợng; tâm lý, thị hiếu tiêu dùng đối với một số loại hàng hóa có thể dẫn tới việc sản xuất, buôn bán hàng giả nhãn hàng hóa, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa…

Trong những năm qua công tác đánh giá, dự báo tình hình là cơ sở để Chi cục xây dựng và phân bổ chỉ tiêu kiểm tra, xử lý hàng giả từng năm cho các Đội QLTT cũng nhƣ xây dựng các chuyên đề kiểm tra đột xuất về mũ bảo hiểm giả, phân bón giả, tôn giả…. cũng nhƣ tham mƣu cho UBND tỉnh, BCĐ 389 tỉnh, Sở Công Thƣơng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

3.2.4. Công tác tham mƣu và chỉ đạo, điều hành chống sản xuất, buôn bán hàng giả hàng giả

Thứ nhất, thông qua thực tế công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả Chi

cục đã tham mƣu, kiến nghị, đề xuất với các cơ quan TW và địa phƣơng:

- Ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hàng giả, xử lý vi phạm hành chính trong sản xuất, buôn bán hàng giả; hƣớng dẫn về truy tố đối với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả.

- Ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về chế độ chính sách nhƣ chế độ chi trả tiền mua tin báo, tiền làm ngoài giờ, chi phí giám định, chế độ trích thƣởng… đối với các vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hàng giả.

- Tổ chức, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với một số vụ việc trọng điểm liên quan đến nhiều địa phƣơng, nhiều ngành về sản xuất, buôn bán hàng giả.

Thứ hai, với vai trò là Thƣờng trực BCĐ 389, Chi cục đã tham mƣu cho

BCĐ, UBND tỉnh triển khai thực hiện các quy định của TW về công tác QLTT trên địa bàn tỉnh nói chung, chống sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng. Nghiên cứu các quy định hiện hành của nhà nƣớc về công tác chống hàng giả, bám sát thực tế yêu cầu của địa phƣơng, kịp thời đề xuất với BCĐ 389 và UBND tỉnh triển khai thực hiện các quy định của nhà nƣớc; thƣờng xuyên nghiên cứu, đề nghị bổ sung hoàn chỉnh các quy định hiện hành của TW, của tỉnh về công tác chống hàng giả phù hợp với thực tế; thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục QLTT chủ trì, tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, chống hàng giả.

Thứ ba, hàng năm, hàng tháng và bám sát theo diễn biến hình hình thị

trƣờng, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, kết quả công tác dự báo tình hình và từ các nguồn thông tin khác, Chi cục đều ban hành các văn bản mang tính chỉ đạo định hƣớng hoặc chỉ đạo cụ thể để các Đội QLTT triển khai. Khi phát sinh các vụ việc phức tạp, lãnh đạo Chi cục, Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ đều có tham mƣu, chỉ đạo để định hƣớng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm theo từng vụ việc cho các Đội QLTT.

3.2.5. Công tác tuyên truyền chống sản xuất, buôn bán hàng giả

Theo Thông tƣ 13/1014/TT-BCT ngày 14/5/2014 quy định về hoạt động công vụ của công chức QLTT thì "thông tin, tuyên truyền" là một trong 15 hoạt động công vụ của công chức QLTT. Với quy định này, nhiệm vụ của QLTT không chỉ đơn thuần bó hẹp trong kiểm tra, xử lý vi phạm mà còn có công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thƣơng mại cho các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến thƣơng mại. Xét về bản chất, việc kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đã bao hàm ý nghĩa tuyên truyền, răn đe vi phạm; trong quá trình kiểm tra, để đấu

tranh làm rõ vi phạm, công chức QLTT cũng phải dẫn chiếu, giải thích các quy định của pháp luật có liên quan để ngƣời vi phạm nhận thức đƣợc hành vi vi phạm của mình, ký vào các hồ sơ vụ việc và chấp hành Quyết định định xử phạt hành chính.

Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền với hoạt động của QLTT tỉnh Hải Dƣơng nói chung, công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thƣơng mại cho các tổ chức, cá nhân đã đƣợc Chi cục triển khai một cách bài bản, có kế hoạch, nội dung chủ đích cụ thể theo từng chuyên đề, chủ điểm. Trong công tác tuyên truyền, Chi cục xây dựng nội dung tuyên truyền cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tƣợng để nâng cao hiệu quả tuyên truyền:

- Đối với ngƣời kinh doanh: Tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về kinh doanh thƣơng mại, hàng giả.

- Đối với ngƣời tiêu dùng: Tuyên truyền, cung cấp thông tin hƣớng dẫn giúp ngƣời tiêu dùng có thể phân biệt hàng thật, hàng giả; chủ động tố giác khi phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng giả. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đã từng bƣớc nâng cao dân trí, làm cho ngƣời dân hiểu đƣợc tác hại của hàng giả, hiểu đƣợc thế nào là hàng giả - hàng thật, hiểu đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của mình, từ đó tự giác không tham gia sản xuất hoặc buôn bán hàng giả, không mua và sử dụng hàng giả, tích cực tham gia cùng các lực lƣợng có chức năng của nhà nƣớc phòng và chống tệ sản xuất và buôn bán hàng giả.

- Đối với các cơ quan chức năng liên quan: Tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cơ quan đơn vị trong đấu tranh và phối hợp đấu tranh chống hàng giả.

Từ năm 2006 đến năm 2012, Chi cục đã phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục hàng tháng "Thị trƣờng với cuộc sống". Cuối năm 2013, Chi cục đã tổ chức ký cam kết với gần 300 cơ sở sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm cho ngƣời đi xe máy không sản xuất, kinh doanh mũ xe máy giả, kém chất lƣợng…. Giữa năm 2014, thực hiện Kế hoạch số 7105/KH-BCT của Bộ Công Thƣơng về tuyên truyền góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn

lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại. Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng cũng đã ban hành Kế hoạch chi tiết để triển khai các hoạt động tuyên truyền trong lực lƣợng QLTT toàn tỉnh. Trọng tâm của Kế hoạch là tuyên truyền, vận động, ký cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thƣơng mại; không sản xuất hàng giả, hàng kém chất lƣợng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đến hết năm 2014 đã ký kết gần 1.000 Bản cam kết. Từ đó, từng bƣớc nâng cao kiến thức pháp luật cho ngƣời kinh doanh, không kinh doanh hàng hoá vi phạm. Đồng thời, cũng thông qua tuyên truyền, ký cam kết đã có tác dụng răn đe, ngăn chặn ngay “ý tƣởng” kinh doanh hàng hoá vi phạm của những đối tƣợng kinh doanh bất chính. Và tại các cơ sở này, khi xảy ra vi phạm, bị phát hiện và xử lý, ngƣời kinh doanh sẽ “tâm phục khẩu phục” chứ không thể bao biện với những lý do nhƣ “không biết, không hiểu…”.

3.2.6. Trang bị cơ sở vật chất, điều kiện làm việc

Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng cho quá trình thực thi nhiệm vụ của công chức nói chung, công chức QLTT nói riêng. Trong nhiều năm qua, Chi cục QLTT Hải Dƣơng luôn quan tâm đến công tác trang bị cơ sở vật chất, công cụ, dụng cụ và cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức. Các Phòng, Đội QLTT đều có máy vi tính đƣợc kết nối mạng internet phục vụ làm việc, tra cứu thông tin, thiết lập văn bản. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn bất cập ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc cũng nhƣ tâm lý cán bộ công chức.

- Về trụ sở làm việc: Hiện có 02/09 Đội QLTT phải đi thuê trụ sở làm việc, điều kiện thiếu thốn, không ổn định. 03 Đội QLTT trong đó có Đội QLTT số 06 cơ động chống hàng giả có quân số từ 12 đến 14 ngƣời nhƣng chỉ đƣợc sử dụng 02 phòng làm việc với tổng diện tích 36m 2.

- Về phƣơng tiện: Toàn Chi cục hiện có 10 xe ô tô, 01 xe thuộc Văn phòng Chi cục, 09 xe đƣợc giao cho 09 Đội QLTT. Gồm:

+ 01 xe sử dụng từ 2008.

+ 05 xe sử dụng từ 2004 đến 2006; + 04 xe sử dụng từ trƣớc năm 2000.

Hầu hết các xe đã xuống cấp, thƣờng xuyên hƣ hỏng do không đƣợc kiểm tra, bảo dƣỡng định kỳ vì kinh phí cấp để sửa chữa, bảo dƣỡng hạn chế. Trong đó có 01 xe UOAT đã không còn khả năng sử dụng đang làm thủ tục bán thanh lý.

- Về chế độ chính sách: QLTT là lực lƣợng đặc thù có điều kiện và môi trƣờng làm việc tƣơng tự nhƣ hải quan, kiểm lâm… nhƣng hiện vẫn chƣa đƣợc áp dụng mức phụ cấp thâm niên mặc dù đã kiến nghị nhiều lần.

Quá trình xử lý vụ việc hàng giả nhiều khi phải thực hiện cơ chế giám định 2 lần trong đó lần 1 là giám định trƣớc kiểm tra để xác định tính xác thực của thông tin về hàng giả hạn chế việc tạm giữ hàng hóa nhƣng không có vi phạm gây ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp và phát sinh trách nhiệm của công chức thực thi; lần 2 là giám định trong quá trình xử lý làm căn cứ xử lý vụ việc. Tuy nhiên, chế độ thanh toán theo quy định chỉ áp dụng cho 1 lần.

Bên cạnh đó, để xử lý vụ việc hàng giả cần rất nhiều thời gian cho nghiên cứu, trinh sát, làm thêm giờ, một số trƣờng hợp phải mua tin nhƣng cơ chế thanh toán hiện nay còn rất nhiều bất cập làm ảnh hƣởng đến kết quả kiểm tra, xử lý của Chi cục.

Qua đây có thể thấy rằng điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc phục vụ công tác của công chức QLTT vẫn còn nhiều khó khăn cần đƣợc bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong thời gian tới.

3.2.7. Công tác phối hợp chống sản xuất, buôn bán hàng giả

Một trong những khâu then chốt đóng vai trò quyết định đến hiệu quả công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả là công tác phối hợp. Do đó, Chi cục luôn quan tâm, đẩy mạnh công tác phối hợp để qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Trong đó, xác định trọng tâm là:

- Phối hợp với các doanh nghiệp có hàng hóa bị làm giả: Trong công tác đấu tranh chống hàng giả thì sự tham gia của doanh nghiệp có hàng hoá bị xâm phạm trong nhiều trƣờng hợp có ý nghĩa quyết định. Doanh nghiệp chính là đơn vị sẽ xác định tính hợp pháp của sản phẩm, cung cấp các tài liệu, chứng cứ, dấu hiệu để cơ quan chức năng phân biệt hàng hoá vi phạm với hàng giả; trong nhiều trƣờng hợp,

với đội ngũ cán bộ thị trƣờng đông đảo và có nghiệp vụ sâu về hàng hoá của mình, doanh nghiệp chính là đơn vị sẽ cung cấp thông tin về đối tƣợng vi phạm cho các cơ quan chức năng. Hầu hết các vụ việc hàng giả nhãn hiệu, nhãng hàng hóa do Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng đã kiểm tra, xử lý trong thời gian qua đều thông qua phối hợp với doanh nghiệp.

Một số sản phẩm trên thị trƣờng hiện nay, đặc biệt là hàng hoá có nhiều dấu hiệu là hàng giả nhƣng cơ quan chức năng không đủ căn cứ để xử lý do không có sự tham gia của doanh nghiệp hoặc ngƣời đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Ví dụ: Sản phẩm quần áo, giày dép, tất giả mạo nhãn hiệu ADIDAS xuất hiện trên thị trƣờng Hải Dƣơng từ trƣớc năm 2014 nhƣng do thiếu đầu mối phối hợp nên đến năm 2014 Chi cục mới tổ chức kiểm tra, xử lý đƣợc mặt hàng này.

Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp có hàng hóa bị làm giả nhƣng không hợp tác với cơ quan chức năng do đánh giá quy mô vụ việc nhỏ, do khoảng cách địa lý xa, do ngại ảnh hƣởng đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp….

- Phối hợp với ngƣời các Hiệp hội nghề, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và ngƣời tiêu dùng: Trong mối quan hệ này, các tổ chức cá nhân liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa vi phạm, dấu hiệu hàng hóa vi phạm. Ví dụ: Năm 2014 Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng đã phối hợp, kiểm tra thông tin của Hiệp hội chống hàng giả Việt Nam VATAP về việc trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có đơn vị kinh doanh tôn giả mạo nhãn hiệu HOASEN. Kết quả kiểm tra xác minh tuy không phát hiện vi phạm về hàng giả nhƣng phát hiện một số vi phạm về đăng ký kinh doanh và ghi nhãn hàng hóa.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan: Quá trình xử lý vụ việc về hàng giả thƣờng qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, rất nhiều vụ việc phải trƣng cầu giám định nhƣ:

+ Trƣng cầu giám định về chất lƣợng: Để thực hiện trƣng cầu giám định liên quan đến quy trình lấy mẫu hàng hóa và quy trình giám định chất lƣợng. Việc lấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 61 - 69)