Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 42 - 43)

Đƣợc thực hiện thông qua việc nghiên cứu một số vụ việc xử lý hàng giả điển hình có trị giá hàng hóa vi phạm lớn hoặc có tính phức tạp trong quá trình điều tra, xác minh hoặc có tính mới về hành vi vi phạm, mặt hàng vi phạm hoặc những vụ việc triển khai không thành công, không thu đƣợc kết quả.

Ví dụ: Nghiên cứu một vụ việc Đội QLTT số 06 Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng phối hợp với Đội chống buôn lậu và hàng giả Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh kiểm tra, xử lý vụ việc doanh nghiệp kinh doanh gạo giả mạo nhãn hiệu trên

địa bàn huyện Nam Sách. Thông qua sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu điển hình có thể đánh giá về một số vấn đề nhƣ:

- Công tác phối hợp liên ngành.

- Công tác phối hợp với doanh nghiệp có hàng hóa bị làm giả trong điều tra, trinh sát nắm địa bàn, xác định vi phạm.

- Công tác phối hợp với cơ quan chức năng (Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ) trong giám định vi phạm, quy trình, thời gian, chi phí giám định…

- Những khó khăn, bất câp trong quy định của pháp luật để truy tố đối tƣợng sản xuất hàng giả nói chung, sản xuất lƣơng thực (gạo) nói riêng. Qua đó lý giả nguyên nhân số vụ việc xử lý hình sự về các tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nói riêng, toàn quốc nói chung chƣa cao; hiệu quả răn đe trong xử lý vi phạm chƣa cao…

Việc nghiên cứu điển hình giúp đánh giá sâu về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng. Từ đó, đánh giá khách quan thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả.

Ƣu điểm của phƣơng pháp là đƣa ra những kết luận mang tính chuyên sâu, đi sâu vào từng tình huống, từng vụ việc và cách giải quyết vấn đề cũng nhƣ những khó khăn, vƣớng mắc phát sinh trong thực tế. Tuy nhiên, do đi sâu

vào từng tình huống, từng vụ việc nên sẽ thiếu đi tính khái quát, tính tổng thể.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong việc phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế trong đấu tranh chống hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng và những tồn tại hạn chế về mặt cơ chế chính sách, quy định pháp luật liên quan đến chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)